* Phó TT Kỳ vào ngày 14 tháng 2 từ bỏ chức vụ là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm vì bị cáo buộc phục vụ cho lợi ích cá nhân.... và vì thất vọng cách thể hiện kém cỏi của Thủ tướng Lộc
* Tướng Nguyễn Đức Thắng tuyên bố từ chức vào ngày 9 tháng 2 trong lực lượng đặc nhiệm
* Thiệu và Kỳ, cùng những người phụ tá của họ, vì nhiều lý do, không bao giờ có thể thực sự làm việc cùng nhau khi cần thiết
* ĐT
* Để hỗ trợ Thiệu, cần có các hành động chính trị phối hợp dưới sự chỉ đạo của ĐS Bunker
* ĐS Bunker: Tránh ... tạo cơ hội cho Chính phủ Việt
( Câu hỏi: 6 SQ Thân Tín Của PTT Ng Cao Kỳ Tử Nạn Tại Chợ Lớn Vì Máy Bay Mỹ Bắn Lầm? <ngày 2.6.1968> Bài 4)
* Diễn biến chính trị tại miền Nam Việt Nam (từ 12.2 đến 27.2.năm 1968)
Ngày 11.2.1968 - (Tóm lược trích đoạn bản văn CIA phổ biến ngày 27 tháng 4 năm 2019) - Diễn biến chính trị ở miền Nam Việt Nam: Tranh cãi nội bộ gây ra đình trệ dường như đang cản trở hoạt động của lực lượng đặc nhiệm được thành lập để giải quyết các vấn đề dân sự (Đoạn 1-3):
1. Lực lượng đặc nhiệm được thành lập để đối phó với những vấn đề lớn phát sinh sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng dường như đang lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng vì những cuộc cãi vã nội bộ gây ra đình trệ [bị xóa 1 dòng]. Trong cơn thất vọng, Tướng Nguyễn Đức Thắng, với chức vụ Phó cho PTT Kỳ trong Lực lượng Đặc nhiệm đã tuyên bố từ chức vào ngày 9 tháng 2. Ông ta đã không xuất hiện trong các cuộc họp tiếp theo.
2. [xóa 4-5 chữ] nhiều thành viên nội các trong lực lượng đặc nhiệm, đáng chú ý nhất là các bộ trưởng y tế và người tị nạn, đã không thể hoặc không muốn làm việc cùng nhau và khăng khăng tuân theo các thủ tục cấp bộ bình thường. Kết quả là các phẩm vật cần thiết không được cung cấp kịp thời cho người dân.
3. Phó TT Kỳ, [ xóa 1 dòng] được thúc giục sử dụng ảnh hưởng của mình để sửa đổi hiến pháp để ông ta có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng. Một số dân biểu tại Hạ viện, một số thượng nghị sĩ, cố vấn riêng của Kỳ, và Tướng Thắng, được cho là đã tiếp cận với Kỳ bàn về đề nghị này. Kỳ dường như đã bỏ ngoài tai các đề nghị này, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. [ xóa 1 dòng] rằng ông ta đang cố gắng hết sức nhằm cải thiện hình ảnh của Thủ tướng Lộc và đưa ông ta vào các kế hoạch và hoạt động của Lực lượng Đặc nhiệm - to improve Prime Minister Loc's image and to include him in the task force's plans and activities..[1]
* Tình hình chính trị Miền
Ngày 12.2.1968 - (Văn khố BNG) - Chúng tôi không lạc quan về các vấn đề chính trị trong tương lai. Những chia rẽ trong xã hội này đã bắt nguồn sâu xa, và chắc chắn sẽ lại nảy sinh khi đốm lửa đoàn kết mới lóe sáng nay bắt đầu tàn lụi - and will inevitably arise again as the first flush of unity begins to fade. Các đòi hỏi được đưa ra nhằm yêu cầu loại bỏ các quan chức, cả ở cấp cao và địa phương, những người tỏ ra không xứng đáng với nhiệm vụ trong cuộc khủng hoảng, và điều này chắc chắn sẽ khơi dậy cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái - and this will be certain to restore the endemic factional infighting. Phía quân đội, một số người Công giáo và những người ủng hộ một hệ thống chỉ huy khắt khe hơn thì cho rằng chính phủ không đủ cứng rắn, trong khi những người khác lo ngại về sự hy sinh của quá trình dân chủ một khi quân đội nắm giữ quyền lực. Cuộc khủng hoảng đã thổi bùng lên ngọn lửa đoàn kết, nhưng để duy trì nó sẽ đòi hỏi một hoạt động cứu trợ và phục hồi thành công, cũng như sự thăng hoa của các lợi ích chính trị cá nhân và đảng phái mà xã hội này chưa từng thể hiện trước đây. [2]
* Phó TT Kỳ có ý định từ bỏ quyền hạn đặc biệt của mình vì chán nản với hoạt động của chính phủ trong cuộc khủng hoảng hiện nay
Ngày 15.2.1968 - (CIA công bố ngày 27.4.2019) - Phó TT Kỳ vào ngày 14 tháng 2 đã cay đắng và nản lòng trước hoạt động của chính phủ Việt Nam trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Do đó ông ta quyết định trả lại cho tổng thống Thiệu "quyền hạn đặc biệt" đã trao cho ông ta với tư cách là người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm. Kỳ oán trách những cáo buộc từ phía những người ủng hộ Thiệu rằng ông ta (NCK) đang cố gắng sử dụng sức mạnh trong Lực lượng Đặc nhiệm của mình cho lợi ích cá nhân. Ông ta cũng thất vọng vì sự thể hiện kém cỏi của Thủ tướng Lộc và xu hướng của các bộ trưởng trong nội các luôn đòi hỏi quyền lợi [xóa 1 chữ ]
1. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ [xóa 2 dòng] đã cay đắng và nản lòng trước hoạt động của chính phủ Việt Nam trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Đã dứt khoát rằng trong vòng vài ngày tới ông ta sẽ trả lại cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tất cả những “quyền hạn đặc biệt” mà ông Thiệu đã phong cho ông ta [xóa 1 chữ] bình luận: Kỳ đang ám chỉ vị trí chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm do Thiệu thành lập để đối phó với hậu quả của cuộc tấn công ngày tết bởi Việt cộng.
2. Kỳ cho biết chính phủ đã bị tê liệt hoàn toàn ngay sau các cuộc tấn công của VC. Kỳ nói rằng trong khi ông ta đã cố gắng làm Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm và trong phạm vi quyền hạn được hiến pháp trao cho ông ta để hành động nhanh chóng nhằm đưa tình hình trở lại bình thường, nhưng hầu như mọi hoạt động của ông đều vấp phải sự phản đối từ những người ủng hộ ông Thiệu, những người này cho rằng ông ta (Kỳ) đang cố gắng thành lập chính phủ thứ hai - Almost every move he had made had come under fire from Thieu's supporters who claimed that he was attempting to set himself up as a second government..
-[xóa 2 dòng] ông ta [xóa 3-4 chữ] ngay cả "đoàn thanh niên trừ gian " của ông ta, mà ông ta hy vọng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, hiện nay cũng không làm được gì ngoài việc nhận tiền lương.
3- [xóa 2-3 chữ ] bây giờ ai cũng thấy rõ rằng Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc là một “thất bại thảm hại”. Ông ta nói thêm với vẻ cay đắng rằng vì ông ta, Kỳ, là người đề xuất chính cho Lộc vào vị trí này, ông ta cảm thấy rằng Lộc đã làm ông ta thất vọng nặng nề. Kỳ cũng phàn nàn rằng hầu hết các bộ trưởng trong nội các, bất chấp những vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt, dường như họ chỉ quan tâm nhiều đến quyền lợi cá nhân hơn là làm công tác cứu trợ cho những người phải bị di tản vì chiến sự.
4- [xóa 1 chữ] bình luận:[xóa 2-3 chữ] Kỳ bây giờ nhận ra vai trò [xóa 2-3 chữ] các tổ chức tư nhân có thể vận dụng trong tình huống hiện tại, [xóa 1-2 chữ] vì sự lo lắng nên Kỳ cảm thấy buộc phải phàn nàn nhiều như vậy với một người nào đó bên ngoài chính phủ - to complain at such length to someone outside the government.
5- [xóa 1 chu] bình luận: [xóa gần 1 dòng] Kỳ nói với một số cộng sự thân cận vào ngày 13 tháng 2 rằng ông ta định bàn với Thiệu, chắc là ngày 18 tháng 2, về việc bãi bỏ ủy ban. [Xoa 2-3 chu] Các nguồn tin ghi nhận ông Kỳ bực tức với những lời chỉ trích từ những người ủng hộ Thiệu , cùng với khó khăn trong việc kêu gọi các bộ trưởng trong nội các làm điều gì đó, [xóa gần 2 dòng]
6. Phổ biến bản văn đến; BNG, ĐS Bunker, cố vấn chính trị, r. Zorthian) USMCV (General west moreland, General abrams, Ambassador komer, Tham mưu trưởng, J-2) Lực lượng không quân số 7 (chỉ dành cho tướng momyer) [3]
* Điện văn của ĐS Bunker gửi BNG về việc tăng quyền hạn cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN - COMUSMACV
Ngày 19.2.1968 - (Theo thư viện BNG) 1. Tôi (Bunker) đã cân nhắc cẩn thận về việc thiết lập hệ thống chỉ huy mới được phát triển ở đây để tăng thẩm quyền cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ (COMUSMACV) đối với Quân Lực VNCH (RVNAF) và các lực lượng của nước thứ ba. Mặc dù tôi đồng ý rằng biện pháp này nhằm tiến hành chiến tranh của chúng ta tạo sự hiệu quả hơn, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tránh áp dụng các phương pháp mà bản thân chúng có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết.
2. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong nhiều thông điệp trong vài tháng qua, mức độ nhạy cảm của người dân Việt Nam về các hành vi xâm phạm đối với chủ quyền của họ và các cáo buộc đã gia tăng sự thống trị của Hoa Kỳ đối với các hoạt động của chính phủ họ - imagined encroachments on their sovereignty and allegations of US domination of their governmental activities have increased slightly. Họ thường đưa ra những bình luận có tính chất chỉ trích và thậm chí gay gắt về sự hiện diện đông đảo của chúng tôi (người Mỹ) ở đây even vitriolic comment on our massive presence here và tác động quá lớn của nó đối với đời sống chính trị và xã hội Việt Nam. Bất kể chúng ta có thể tìm cách che giấu sự sắp xếp mệnh lệnh như thế nào đi chăng nữa - No matter how we might seek to disguise such a command arrangement, thì người Việt Nam sẽ vẫn nhận ra, và điều này sẽ chỉ làm tăng thêm sự phản đối một cách giận dữ.
3. Ngoài yếu tố chính trị nội bộ này, sự thay đổi trong cách sắp xếp sự chỉ huy như vậy sẽ dễ bị Hà Nội và MTDTGPMNVN lợi dụng tuyên truyền, về những nỗ lực của chúng tôi ở đây. Việc Hà Nội liên tục nhắc lại cụm từ “bù nhìn” và “bè lũ Thiệu-Kỳ-Mỹ” sẽ có thêm yếu tố để tuyên truyền. Hai trong số các mục tiêu cơ bản và cấp bách của chúng tôi ở đây là thực hiện các quy định theo hiến pháp và nâng cao lòng tin và năng lực của các nhà lãnh đạo thuộc tân Chính phủ Việt Nam. Theo tôi, một sự thay đổi như vậy sẽ có xu hướng làm suy yếu cả hai mục tiêu này. Nếu có sự bảo trợ quốc tế nào đó, chẳng hạn giống như Liên Hợp Quốc dành cho cơ cấu chỉ huy chiến tranh của Triều Tiên, thì điều này có thể khiến đề xuất trở nên dễ hiểu hơn, nhưng tôi không tin rằng bề ngoài của việc chỉ huy tổng thể tại Việt Nam cho nhóm bảy quốc gia sẽ là phù hợp với mục đích này. Hơn nữa, bản thân người Hàn Quốc cũng muốn có những vị trí cấp cao trong cơ cấu chỉ huy và điều này sẽ chỉ làm phức tạp thêm các mối quan hệ hiện tại.
4. Một điểm bổ sung liên quan đến việc chỉ định Tổng thống Thiệu làm tổng chỉ huy lực lượng là một động thái nhằm vào nỗ lực của chúng tôi hầu nhấn mạnh vai trò Tổng thống dân sự của ông ta theo Hiến pháp. Tôi nhận ra rằng ông ấy cũng là Tổng Tư lệnh Quân Lực Việt Nam, và ấn tượng của công chúng sẽ được củng cố rằng ông ấy trước hết là một vị tướng. Mặt khác, thật khó để tưởng tượng việc sắp đặt một người có tầm vóc kém hơn vào vị trí này.
5. Khi xem xét thêm khía cạnh chính trị về các sửa đổi cơ bản về dẫn đạo chỉ huy sẽ tạo cơ hội cho Chính phủ Việt Nam điều họ mong muốn là có một hiệp định quân sự chính thức giữa hai chính phủ của chúng ta - GVN desires for a more formal status of forces agreement between our two governments. Điều này tạo thêm phức tạp mà tất cả chúng ta đều muốn tránh - which we all want to avoid..
Ghi chú: Thời TT Eisenhower (Cộng Hòa, 1957) và TT Kennedy (Dân Chủ, 1961) cả hai đều đã từ chối ký kết thỏa hiệp hỗ tương quân sự với chính phủ Ngô Đình Diệm, sự việc đã loan tải tại các bài viết trước. Qua sự kiện này cho thấy dù chủ nhân tòa Bạch Ốc là Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng đều không muốn ký kết thỏa hiệp quân sự nhằm bảo vệ VNCH. Và vào năm 1972 , TT Nixon trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai ..." Vấn đề tại Việt Nam không còn có thể chia cắt chúng ta. Tôi rất tôn trọng quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này, vì nếu tiếp tục chiến tranh, nước có lợi duy nhất là Liên Xô. Họ muốn Hoa Kỳ bị xa lầy tại đây - the only gainer in having the war continue is the Soviet Union. They want the U.S. tied down. < Mỹ bức tử VNCH theo yêu cầu của Tàu để Mỹ-Tàu hợp tác chống Liên Xô (1972) - Việt Báo ngày 3/3/2021 >
6. Nói tóm lại, tôi không thể thấy lợi ích chính trị nào từ sự sửa đổi như vậy trong cách sắp xếp sự chỉ đạo - I can see no political advantages from such a revision in command arrangements, và những bất lợi rất đáng kể. Theo quan điểm của các chuyên gia về quân sự bày tỏ rằng việc này không nên xem xét vào thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần - it not be considered at the present time, or in the foreseeable future..
7. Tướng Westmoreland đã nhìn thấy thông điệp này và đồng tình với nội dung. [4]
* Tình hình chính trị Việt Nam cuối tháng 2 năm 1968
Ngày 26.2.1968 - (CIA phổ biến ngày 27.4.2019) - Phó Tổng thống Kỳ và Tướng Nguyễn Đức Thắng lần lượt từ chức Chủ tịch và Tham mưu trưởng lực lượng phục hồi quốc gia vào ngày 20 tháng 2. Một số lượng lớn các cá nhân có tên tuổi với quan điểm chính trị khác nhau đã gặp nhau vào ngày 18 tháng 2 để thành lập mặt trận chống Cộng sản. Mặc dù có một số dấu hiệu đáng khích lệ xuất hiện từ cuộc họp, nhưng hy vọng về sự gắn kết của mặt trận mới này là khá mờ mịt. Chính phủ đã bắt giữ một số nhà đối lập nổi tiếng mà chính phủ cho là mục tiêu có thể bị Việt Cộng bắt cóc hoặc ám sát, trong số này có hai nhà lãnh đạo nghiệp đoàn lao động bị giam giữ đang gây xôn xao dư luận.
- PTT Kỳ từ bỏ chức vụ trong Lực lượng đặc nhiệm
1. Phó Tổng thống Kỳ và Tướng Nguyễn Đức Thắng lần lượt từ chức Chủ tịch và Tham mưu trưởng lực lượng phục hồi quốc gia vào ngày 20 tháng 2. Nhiệm vụ của họ đã được Thủ tướng Lộc và Bộ trưởng phủ Thủ Tướng Đoàn Bá Cang đảm nhận.
2. Kỳ công bố quyết định của mình về Lực lượng Đặc nhiệm khẳng định rằng các mục tiêu cơ bản của nhóm, được nêu trong điều lệ tạm thời, đã được hoàn thành. Việc ông ta tiếp tục làm Chủ tịch sẽ chỉ làm tăng thêm tin đồn rằng ông ta đang cố gắng giành lấy quyền lực. Trong khi đây có vẻ là những lý do chính đáng khiến Kỳ từ chức, nhưng cũng có những yếu tố khác dẫn đến quyết định của ông ta. Ông ta từng hy vọng Thiệu sẽ giao cho ông ta một nhiệm vụ lâu hơn bằng cách thúc giục ông ta tiếp tục làm chủ tịch...
3. Thắng trước đó đã từ chức vì thất vọng về các thủ tục quan liêu của Lực lượng Đặc nhiệm và sự cãi vã liên tục của một số thành viên - and the constant bickering of some members. Ông ta từ chức vào ngày 20, sau đó là thông báo về việc bổ nhiệm ông ta làm Tư lệnh Quân đoàn IV, kế nhiệm Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Thủ tướng Lộc được dự kiến là sẽ không hoạt động hiệu quả với tư cách là chủ tịch mới của lực lượng đặc nhiệm. Tuy nhiên, Đoàn Bá Cang được những người Mỹ tham gia trong nhóm đánh giá là một người năng nổ và có thể bù đắp phần nào sự vắng mặt của Kỳ và Thắng.
- Mặt trận chống cộng
4. Nỗ lực thành lập một mặt trận chống chính phủ trên diện rộng được tiến hành vào ngày 18 tháng 2, gồm một số lượng lớn các nhân sĩ có quan điểm khác biệt tổ chức cái được gọi là "Đại hội Nhân dân Cứu quốc." Trong số những người có mặt gồm có các chính trị gia kỳ cựu Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Hà Thúc Ký, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Oánh; Tổng LĐ Lao động Trần Quốc Bửu; các cựu tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Phạm Văn Đổng, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Nghiêm; chư tôn đức HT.Thích Tâm Giác; một số đại biểu Quốc hội; và một số tín ngưỡng Hòa Hảo, Cao Đài.
5. Đại hội đã bầu ra một ủy ban thường vụ gồm 25 thành viên để bắt đầu thành lập một mặt trận chống Cộng, tất cả những người có mặt đều đồng tâm ủng hộ chính phủ, nhưng chắc chắn sẽ không phải là một công cụ của chính phủ. Một ban cố vấn gồm 12 người cũng được chọn để giúp đỡ cho ban thường vụ.
6. Đáng chú ý về sự vắng mặt trong đại hội, không có bất kỳ thành viên nào là người của Tổng thống Thiệu. Họ dường như đang cố gắng tổ chức mặt trận chống Cộng sản của riêng họ. Động lực tổ chức đại hội rõ ràng là do một phụ tá của Phó Tổng thống Kỳ thúc đẩy. Có ấn tượng rằng đây là nhóm của Kỳ, nhưng rõ ràng là đại hội và mặt trận dự kiến không phải chỉ gồm những người ủng hộ Kỳ.
7. Mặc dù có thể có sự khuyến khích nhưng trên thực tế với thành phần nhân sự đa dạng như vậy cho thấy triển vọng về sự gắn kết của mặt trận là một điều gì đó kém khả thi. Đã có những lời chỉ trích về mặt trận, ngay cả từ phía một số người tham gia. Một số người cho rằng mặt trận mượn danh nghĩa của họ, không được sự ủng hộ tích cực của họ, trong khi đó, một số người khác tham gia mặt trận đã rút lui. Nhiều người khác, cả những người tham gia và không tham gia, coi mặt trận chỉ là một phương tiện thăng tiến của những người có tham vọng chính trị. Phó Tổng thống Kỳ, [bị xóa 1 dòng] không thấy cơ hội thành công vì ông ta tin rằng nhiều người theo đuổi mặt trận vì lợi ích riêng
- Các nhân vật bị chính phủ giam giữ
8. Bất kể lợi ích nào mà đại hội có thể đạt được đều có thể bị phủ nhận bởi việc chính phủ giam giữ một số nhân sĩ trong tuần. Công an đã tạm giữ các thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Hộ Giác, Thích Liễu Minh; các cựu ứng viên tổng thống Trương Đình Dzu, Vũ Hồng Khanh; người chống đối Âu Trường Thanh; cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời Diệm, Hồ Thông Minh; và các lãnh đạo lao động Trần Hữu Quyền, Tổng thư ký Liên đoàn Lao động Việt Nam (CVT), và Võ Văn Tài, thư ký Hội đồng CVT Sài Gòn. Chính phủ tuyên bố rằng những cá nhân này có thể là mục tiêu bắt cóc của Việt Cộng, để thành lập chính phủ liên hiệp, hoặc có thể bị Cộng sản ám sát họ rồi đổ lỗi cho chính phủ.
9. Chính phủ chắc chắn có lý. Nhiều người trong số này có thể dễ bị Cộng sản tuyên truyền về một chính phủ liên hiệp hoặc, với tư cách là những người theo chủ nghĩa đối lập, họ có thể dễ trở thành mục tiêu ám sát của Việt Cộng, sau đó lấy cớ bôi nhọ chính phủ. Nhưng những người này theo chủ nghĩa đối lập đã làm dấy lên những cáo buộc rằng chính phủ ra tay truy bắt nhằm trả thù chính trị. Việc giam giữ hai nhà lãnh đạo lao động đã gây ra chấn động lớn vì lý do nêu ra về việc bắt giữ không thuyết phục.
10. Tin cho hay, Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên Đoàn (CVT), đã nhận được sự đảm bảo gián tiếp từ Phó TT Kỳ rằng, Quyền và Tài sẽ được thả, nhưng chưa đưa ra ngày giờ nào. Ông dự định sẽ nêu vấn đề với Tổng thống Thiệu trong một cuộc họp vào ngày 26 tháng 2, nhắc nhở TT Thiệu rằng Tổng Liên Đoàn ủng hộ lập trường của chính phủ, mặc dù đôi khi có sự khác biệt quan điểm. Ông Bửu cũng sẽ nhắc tổng thống rằng ngay sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân, ông ta, Quyền và Tài đã ra các tuyên bố lên án Việt Cộng và ủng hộ chính phủ.
11. Việc bắt giữ nhà lãnh đạo Thích Trí Quang gây ít náo động hơn, nhưng một số nguồn tin cho rằng hành động này cũng sẽ gây tổn hại cho chính phủ. [xóa 2 dòng] rằng uy tín của Trí Quang đối với tín đồ Phật giáo đã giảm sút nhanh chóng trong những tuần gần đây và có lẽ sẽ tiếp tục giảm sút nếu ông ta không bị bắt. Tuy nhiên, giờ đây, hình ảnh của ông ta vì bị bắt giam, có thể ngày càng gia tăng. Dân biểu Lý Quý Chung cũng bày tỏ quan điểm tương tự, cho rằng việc Trí Quang từ chối tố cáo các cuộc tấn công của Việt Cộng đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của ông ta, nhưng qua vụ bắt giữ này chính phủ đã phong thánh cho ông ta.
- Khối Xã Hội Hạ viện kêu gọi cải cách Chính phủ
12. Một nhóm dân biểu Hạ viện, Khối Xã hội, bao gồm chủ yếu là các đại biểu đối lập, đã trình Tổng thống Thiệu tuyên cáo yêu cầu làm trong sạch bộ máy chính quyền để cuộc đấu tranh chống Cộng sản của nhân dân và những sự hy sinh của họ "sẽ không vô ích". Tuyên cáo bắt đầu bằng việc lên án các cuộc tấn công Tết của Cộng sản và yêu cầu tổ chức lại bộ máy hành chính để loại bỏ thành phần tham nhũng. Kêu gọi đánh giá lại ngay lập tức các chính sách và chương trình của chính phủ, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh quốc gia, phát triển nông thôn và thông tin.
13. Tuyên cáo cũng chỉ ra sự cần thiết của sự thống nhất trong cơ quan hành pháp và sự trợ giúp lớn hơn của các đồng minh để dập tắt những tin đồn thất thiệt rằng "chiến tranh đã kéo dài vì một số lý do ẩn khuất hay lý do khác." Dân biểu Lý Quý Chung, một trong những lãnh đạo của Khối Xã hội thuộc Hạ Viện, nói với một viên chức sứ quán rằng khi trình bày các yêu cầu với Tổng thống Thiệu, ông ta có vẻ chấp nhận những lời... chỉ trích.
14. Tính cách hợp lý của tuyên cáo và cách thức trình bày đã tác động đến vụ việc. Là những dân biểu đối lập với tư cách là những nhà phê bình có trách nhiệm họ đã tuyên bố trước đó tại Hạ viện về sự ủng hộ chính phủ đối với cuộc khủng hoảng. Họ rõ ràng vẫn giữ quan điểm này nhưng nhận ra sự cần thiết trước mắt đối với một số cải cách nhất định. [5]
* Giúp Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng trở thành một tổng thống mạnh mẽ
Ngày 27.2.1968 - (Văn khố BNG - Ambassador's Special Assistant (Lansdale) to the Ambassador to Vietnam (Bunker)
- ĐT Lansdale: Nếu chúng ta đạt được mục tiêu là có một chính phủ hợp hiến và có lực lượng vũ trang vững mạnh, được toàn dân ủng hộ ở miền Nam Việt Nam, chúng ta cần đưa ra một số quyết định chính trị cứng rắn ngay từ bây giờ và thực hiện chúng với tính cách đồng bộ, kỹ năng và kỷ luật của riêng chúng ta. Cụ thể, tôi tin rằng chúng ta phải làm những điều sau:
(1) Dựa theo hiến pháp, giúp Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng trở thành một tổng thống mạnh mẽ - Help Nguyen van Thieu rapidly become a strong President, under the Constitution. Hành động này có hai khía cạnh liên quan mật thiết với nhau: giúp ông ta phát triển năng lực của bản thân với tư cách là nhà lãnh đạo được cả nước bầu chọn; và giúp ông ta có đầy đủ quyền hạn được giao cho Tổng thống theo Hiến pháp. Hiện tại, ông ta có quá ít quyền đối với các thành phần chủ chốt của cơ quan hành pháp - At present, he has far too little authority over the key elements of the executive branch, bao gồm nội các, tỉnh trưởng, cảnh sát và lực lượng vũ trang. Việc Thiệu nhanh chóng xuất hiện với tư cách là một Tổng thống mạnh mẽ với đầy đủ quyền hành là bước đầu tiên, và cực kỳ cần thiết, hướng tới việc tạo ra một Chính phủ Việt Nam hoạt động hiệu quả, thực sự có thể hoàn thành công việc, mà không phải như tình trạng hiện nay. Dưới quyền một Tổng thống mạnh mẽ, các việc chỉ huy vững chắc có thể được thiết lập trong cả cơ quan dân sự và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, chờ cho đến khi đạt được điều này, Chính phủ Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc tìm cách thực hiện các chương trình quan trọng, vì không tồn tại một cơ chế chính phủ để thực hiện hiệu quả. Chúng ta không còn có thể chịu đựng được một chính quyền trung ương có hai đầu - We can no longer tolerate a two-headed. Thiệu - Kỳ, và những người phụ tá của họ, vì nhiều lý do, không bao giờ có thể thực sự làm việc cùng nhau khi cần thiết - Thieu and Ky, and their entourages, for many reasons, can never really work together to the extent required, và chúng ta không nên tự huyễn hoặc rằng họ có thể làm được - and we should not delude ourselves that they can.
(2) Để hỗ trợ Thiệu, như đã thảo luận ở trên, cần có các hành động chính trị phối hợp hơn nữa của Hoa Kỳ. Ngay lập tức, một nhóm nhỏ công tác chính trị nên được thành lập dưới sự chỉ đạo của cá nhân ông (ĐS Bunker), bao gồm Arch Calhoun, Lewis Lapham, đại diện của Tướng Westmoreland (chẳng hạn như Đại tá John Hayes), Tướng Forsythe và tôi (Lansdale) .
(3) Trong khi giúp Thiệu củng cố quyền lực tổng thống theo Hiến pháp, các hành động quan trọng khác cần được thực hiện để tạo cơ sở chính trị bổ sung và củng cố việc thiết lập cơ sở hành pháp / hành chính vững chắc. [6]
Còn tiếp
Đào Văn
NGUỒN:
[1]- Thư viện CIA 27.4.2019: Political Developments In South Vietnam.pdf
[2]- Văn Khố BNG 12.2.1968 #72:The Tet Offensive--A Plus Or A Minus?
[3]- Thư viện CIA 27.4.2019: Vice president Ky's intention to relinquish his special powers because of discouragement with.pdf
[4]- Thư viện BNG: Telegram Fron the Embassy in VN to the Dept. of State
[5]- Thư viện CIA 27.4.2019: THE SITUATION IN SOUTH VIETNAM
[6]- Văn khố BNG #88: Memorandum From the Ambassador's Special Assistant (Lansdale) to the Ambassador to Vietnam (Bunker)