Hôm nay,  

Medicaid và bài toán chính trị của Trump

16/05/202500:00:00(Xem: 646)
medicaid
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã công bố trọng tâm tiết kiệm chi phí của "dự luật lớn, đẹp" của Tổng thống Trump vào cuối ngày Chủ Nhật, gồm ít nhất 880 tỷ đô la cắt giảm chủ yếu đối với Medicaid để giúp trang trải chi phí 4,5 nghìn tỷ đô la tiền giảm thuế. Ảnh: JimVallee từ istockphoto.com
 
Một trong những bài toán ngân sách lớn nhất năm nay là làm sao chính quyền Trump có thể tài trợ cho những đợt cắt giảm thuế khổng lồ cho người giàu, tăng chi tiêu quốc phòng, mà không làm gia tăng mức thâm thủng. Câu trả lời, theo các dân biểu Cộng hòa, nằm ở Medicaid — chương trình bảo hiểm y tế dành cho người nghèo và người khuyết tật.

Medicaid, nhờ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá phải chăng (ACA), nay đã bao gồm 71 triệu người dân Mỹ – một con số đáng kể so với 15 năm trước. Thế nhưng, sự gia tăng ấy cũng kéo theo một chi phí khổng lồ: từ 402 tỷ mỹ kim năm 2010, chương trình nay tiêu tốn tới 880 tỷ vào năm 2023. Trong bối cảnh đó, phe Cộng hòa tại Quốc hội đưa ra một kế hoạch như “một viên thuốc đắng”: buộc người lãnh Medicaid từ 19 đến 64 tuổi phải đi làm, học nghề hay làm công ích tối thiểu 80 giờ mỗi tháng, trừ những ai có người phụ thuộc hay có bệnh. Mục tiêu là giảm chi tiêu y tế và thúc đẩy người dân gia nhập thị trường lao động.

Ngoài việc buộc đi làm, đối với những ai có thu nhập trên mức nghèo liên bang (khoảng 15.650 mỹ kim/năm cho một người), kế hoạch mới buộc họ phải trả co-pay lên tới 35 mỹ kim mỗi lần đi bác sĩ — một mức phí vốn từ trước tới nay rất hiếm gặp trong hệ thống Medicaid vì đối tượng thường có thu nhập thấp.

Thoạt nhìn, đây là một biện pháp hợp lý. Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường, người ta vẫn tin rằng “lao động là danh dự”, và đa số công luận cũng tỏ ra đồng thuận với lập luận ấy. Nhưng kinh nghiệm quá khứ đã chứng minh rằng áp dụng một chính sách tưởng như đơn giản như vậy lại dẫn tới hậu quả không thể xem nhẹ.

Thực tế cho thấy đa số người hiện đang nhận Medicaid vốn đã đi làm hoặc có lý do chính đáng cần đến bảo hiểm này. Arkansas - tiểu bang đầu tiên thử nghiệm điều kiện đi làm dưới thời ông Trump trước đây – là một thí dụ điển hình. Hậu quả xảy đến nhanh chóng: hơn 18.000 người bị cắt bảo hiểm — phần lớn vì sai sót giấy tờ - Vô số người mất bảo hiểm chỉ vì không khai báo đúng hạn, không hiểu rõ quy định, hoặc không thể truy cập hệ thống điện tử để báo cáo giờ làm việc đều đặn với thủ tục rườm rà. Tòa án liên bang sau đó đã buộc tiểu bang phải ngưng áp dụng điều này, nhưng hậu quả vẫn còn đó: nợ y tế tăng cao, người nghèo ngần ngại mua thuốc, và tuyệt nhiên không có sự cải thiện nào trong tỷ lệ người có việc làm.


Theo ước tính sơ khởi của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), kế hoạch vừa đưa ra cuối tuần qua của chính quyền Trump có thể tiết kiệm khoảng 715 tỷ Mỹ kim trong vòng mười năm. Tuy nhiên, hệ quả là đến năm 2034, sẽ có khoảng 8,6 triệu người Mỹ mất bảo hiểm. Một sự đánh đổi không nhỏ, cả về chính trị lẫn nhân đạo.

Một số điều khoản khác cũng khiến dư luận chú ý, chẳng hạn như ngăn chặn Medicaid tài trợ cho cơ sở y tế nào có liên quan đến dịch vụ phá thai, không chi trả cho việc “chuyển đổi giới tính” ở trẻ vị thành niên, và cấm những người sở hữu nhà ở mức nhất định được xin Medicaid để vào viện dưỡng lão.
Các dân biểu cộng hòa bảo thủ cổ vũ biện pháp này, xem đó như một bước tiến lý tưởng nhằm hạn chế cái mà họ gọi là “văn hóa hưởng quyền lợi mà không trách nhiệm.” Về mặt chính trị, điều kiện đi làm có thể mở đường cho các tiểu bang bảo thủ — vốn trước đây khước từ mở rộng Medicaid — nay chấp nhận gia nhập hệ thống, nhờ có thêm một “lý cớ hợp lý” để chuyển hướng.

Phía Dân chủ gọi đây là “cuộc tấn công trực diện vào giới yếu thế”. Dân biểu Frank Pallone (New Jersey) phát biểu: “Nếu đạo luật này được thông qua, hàng triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm, bệnh viện sẽ đóng cửa, người già không tiếp cận được chăm sóc sức khỏe cần thiết, và chi phí y tế sẽ tăng vọt.”
Về tổng thể, dự luật này là sự cân bằng mong manh giữa hai thái cực: một bên là yêu cầu cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách giảm thuế, bên kia là cam kết bảo vệ người nghèo và người yếu thế. Như lời chuyên gia Julian Polaris nhận xét: “Quốc hội không dùng dao chém vào nhóm được nhận phúc lợi từ chương trình bảo hiểm Obamacare, nhưng rõ ràng đã dựng nên hàng rào thủ tục và tài chánh khiến họ khó tiếp cận bảo hiểm và dịch vụ y tế hơn bao giờ hết.”

Trong lúc cuộc tranh luận còn tiếp diễn tại Quốc hội, một điều rõ ràng: Medicaid, vốn được xem như lưới an sinh cuối cùng cho hàng chục triệu người Mỹ, đang trở thành mặt trận ý thức hệ, nơi các chọn lựa ngân sách không thể tách rời các định hướng đạo lý căn bản.
 
Sau cùng thì, chính quyền được dân bầu lên để làm việc cho ai, vì ai, và chính sách công, liệu chỉ là vấn đề con số của các nhà tỷ phú, hay còn là một biểu hiện của tinh thần quốc gia: “Nước Mỹ Vĩ Đại” hay không còn tùy thuộc vào cách chính quyền Trump đối xử thế nào với người dân thấp cổ bé miệng cần được giúp đỡ.

Việt Báo tổng hợp
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
Theo lời kể của hai viên chức Israel từng trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận với phía Hoa Kỳ, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 4 tháng 2, Netanyahu đến Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên kể từ khi Trump trở lại nắm quyền. Trong Phòng Nội Các, Netanyahu không vòng vo mà nhắc lại rằng Iran từng âm mưu ám sát Trump. Sau đó, ông trình chiếu một bộ slide công phu và chi tiết, phân tích rõ từng điểm, cho thấy Iran đang âm thầm từng bước vượt qua ngưỡng nguyên tử: trữ lượng uranium làm giàu ngày càng tăng, máy ly tâm ngày càng hiện đại. “Donald, ông coi coi,” Netanyahu nói, rồi ngưng một nhịp, nhìn thẳng vào mắt Trump: “Chúng ta phải can thiệp. Họ đang tăng tốc. Đâu thể cứ vậy mà trơ mắt ra nhìn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử trong nhiệm kỳ của ông.”
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
Elon Musk mắng Sergio Gor (Trưởng Ban Nhân sự Nhà Trắng, cố vấn cao cấp của Trump) là độc như con rắn - Nga: không bác bỏ tin Elon Musk xin Nga cho quyền tị nạn chính trị. - Bộ trưởng Kinh tế Nga: kinh tế Nga đang trên bờ vực suy thoái
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2025, Israel đã phát động một cuộc tấn công quy mô nhắm vào các mục tiêu tại Iran, bao gồm các cơ sở hạt nhân và quân sự, hai ngày trước khi Iran và Mỹ dự định tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân ở Oman. Israel đã tấn công Iran với lý do là muốn ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran. Sau đó, Iran quyết định hủy bỏ việc đàm phán. Sau cuộc tấn công của Israel, hiện tình Iran đang rất căng thẳng vì phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, nhất là các cơ sở hạt nhân tại Natanz bị thiệt hại nặng nề
Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần".
Rick Macias, một thanh niên ngồi xe lăn, khoác áo mưa, đang trả lời phỏng vấn trong hành lang Quốc hội. Anh đến từ Kansas City và đã cùng tổ chức vận động cho người khuyết tật ADAPT tới thủ đô để phản đối việc cắt giảm Medicaid. Medicaid – chương trình bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp và người khuyết tật – từ lâu vốn đã được công chúng ưa chuộng. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ gần đây còn tăng mạnh hơn, khiến các nhà khảo sát ngạc nhiên.
Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill” đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ngưng cấp ngân sách tài trợ cho The Trevor Project, một tổ chức vô vụ lợi chuyên điều hành đường dây nóng (hotline) giúp phòng chống tự tử dành riêng cho giới trẻ LGBT, vì cho rằng dịch vụ này cổ súy “những suy nghĩ cực đoan về phái tính.” Tổ chức điều hành chương trình đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, gọi đây là một quyết định “tàn độc.”
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cấp chiếu khán cho sinh viên ngoại quốc trong thời gian tới, tuy nhiên lần mở cửa này đi kèm với một bước kiểm tra nghiêm nhặt chưa từng có: thẩm tra toàn diện các hoạt động giao tiếp trên các mạng xã hội, của đương đơn.
Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt khẳng định sự bình đẳng cho các vị ni tu theo truyền thống Phật giáo Theravada (Trưởng Lão Bộ), Tòa án Tối cao Sri Lanka hôm thứ Hai đã ra phán lệnh rằng Ni sư Welimada Dhammadinna phải được cấp Thẻ căn cước quốc gia công nhận tư cách là một nữ tu sĩ đã thọ giới đầy đủ
Được sự cho phép của nghệ sĩ Lê Uyên, chúng tôi rất tiếc phải thông báo đến quý khán/thính giả và quý bằng hữu về việc Lê Uyên vừa trải qua tai nạn xe do một người tài xế say rượu gây ra vào khoảng 9 giờ 45 phút tối thứ Ba, ngày 17 tháng 6 năm 2025 tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện tại, Lê Uyên đang được điều trị tại bệnh viện và không ở trong tình trạng nguy kịch
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.