Hôm nay,  

Dự Luật Thuế ‘Lớn Lao, Đẹp Đẽ’ Của Trump: Ai Lợi? Ai Thiệt?

30/05/202500:00:00(Xem: 474)

luat dep de
Luật thuế mới của Trump hứa hẹn sẽ tăng thu nhập cho người dân, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy nó sẽ chỉ giúp người giàu càng giàu thêm. Trong khi đó, người thu nhập thấp có thể mất quyền lợi từ Medicaid và SNAP. Người dân cần tỉnh táo để hiểu ai thực sự được lợi từ chính sách này. (Nguồn: pixabay.com)

Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ.
 
Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.
 
Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
 
Martha Gimbel, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Trung Tâm Nghiên Cứu Ngân Sách Yale, cho biết: “Dự luật này chủ yếu có lợi cho những người giàu thôi. Người nghèo dù được giảm thuế một chút, nhưng nếu họ không còn bảo hiểm, không còn được hưởng chương trình SNAP, và lại phải gánh thêm vật giá đắt đỏ vì thuế quan, thì chẳng còn gì để gọi là có lợi cả.
 
Dự luật thuế bao gồm những gì?
 
Được Trump ca ngợi là “một dự luật lớn lao, đẹp đẽ,” kế hoạch thuế của đảng Cộng Hòa sẽ biến các khoản giảm thuế năm 2017 dưới nhiệm kỳ đầu của ông thành chính sách lâu dài. Theo kế hoạch này, mức giảm thuế cho các gia đình có con nhỏ sẽ được tăng lên 2,500 MK mỗi năm cho đến năm 2028, và giữ ở mức 2,000 Mỹ Kim trong các năm sau đó. Ngoài ra, một số thay đổi mới cũng sẽ được áp dụng, bao gồm việc miễn thuế cho tiền làm thêm giờ và tiền boa (tips).
 
Tuy nhiên, để bù đắp cho phần ngân sách bị hụt do giảm thuế, chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu cho Chương Trình Trợ Cấp Dinh Dưỡng Phụ Trội SNAP (tên gọi mới của Tem phiếu thực phẩm) và Medicaid (đang cung cấp bảo hiểm y tế cho hơn 71 triệu người có thu nhập thấp).
 
Theo giới chuyên gia, nếu được thông qua, dự luật này có thể khiến nợ quốc gia của Mỹ, vốn đang ở mức 36.2 ngàn tỷ MK, tăng thêm từ 3,000 đến 5,000 tỷ MK trong thập niên tới. Moody’s, hãng xếp hạng tín dụng nổi tiếng, đã hạ điểm tín nhiệm của Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu (16 tháng 5), với lý do chính là nợ công tăng quá nhanh.
 
Hiện tại, tiến trình thông qua dự luật vẫn chưa đạt đến giai đoạn cuối. Sau khi vượt qua giai đoạn xem xét tại Hạ Viện, nó sẽ tiếp tục được chuyển đến các ủy ban chuyên trách và phải trải qua một cuộc biểu quyết tại Thượng Viện. Mỗi bước đi đều có thể kéo theo sự điều chỉnh về nội dung các điều khoản, còn tùy vào tình hình lúc đó thế nào.
 
Người dân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
 
Theo một phân tích mới từ Penn Wharton Budget Model (nghiên cứu phi đảng phái của Đại Học Pennsylvania), không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau từ dự luật thuế mới – mọi thứ phụ thuộc vào mức thu nhập của từng người.
 
Những người thuộc nhóm 0.1% thu nhập cao nhất sẽ được tăng trung bình gần 390,000 MK sau thuế vào năm 2026. Những người có thu nhập từ 17,000 MK đến 51,000 MK sẽ mất khoảng 700 MK. Còn những người có thu nhập dưới 17,000 MK sẽ thiệt thòi hơn 1,000 MK.
 
Lý do là vì dự luật còn kèm theo việc cắt bớt ngân sách cho Medicaid và SNAP – những chương trình hỗ trợ quan trọng dành cho người có thu nhập thấp.
 
Một phân tích khác từ Trung Tâm Yale Budget Lab hồi tháng 3 cũng cho ra kết quả tương tự. Cụ thể, nhóm có thu nhập thấp nhất sẽ bị giảm khoảng 5% thu nhập sau khi tính thuế và trợ cấp; trong khi đó, tầng lớp có thu nhập cao nhất sẽ tăng thêm gần 3%.
 
Budget Lab đang điều chỉnh, cập nhật lại các phân tích, nhưng theo Gimbel, kết quả sẽ không có thay đổi gì lớn.
 
Bà cũng lưu ý rằng giá cả leo thang do thuế má sẽ đè nặng lên vai dân nghèo, vì họ phải chi phần lớn thu nhập vào những thứ thiết yếu hằng ngày, mà đó lại chính là những thứ sẽ tăng giá đầu tiên. Trong các tường trình trước đây, trung tâm cũng đã chỉ ra rằng các gia đình nghèo nhất sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất, đặc biệt trong thời gian trước mắt.
 
Gimbel nói thẳng: “Thành thật mà nói, các gia đình nghèo và bình dân sẽ bị đẩy vào cảnh đã nghèo còn mắc cái eo.”
 
Giảm thuế có giúp phát triển kinh tế?
 
Trước những tranh luận trái chiều, Tòa Bạch Ốc lôi một nghiên cứu từ Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế (Council of Economic Advisers, CEA), được công bố trong tháng 5, khẳng định rằng cắt giảm thuế sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, lương thưởng cho người dân.
 
Theo CEA, “mọi người dân Hoa Kỳ đều sẽ hưởng lợi,” cụ thể là một gia đình bình thường có hai con có thể tăng thêm từ 7,800 MK đến 13,300 MK mỗi năm do lương cao hơn và thuế thấp hơn. Những ai thường xuyên làm thêm giờ có thể được giảm từ 1,400 MK đến 1,750 MK tiền thuế mỗi năm.
 
Alex Pfeiffer, Phó Giám Đốc Truyền Thông Tòa Bạch Ốc, cho hay: “Xin nhấn mạnh rằng: nếu Quốc Hội không thông qua dự luật ‘Lớn Lao và Đẹp Đẽ,’ thì các khoản giảm thuế từ năm 2017 sẽ không còn hiệu lực, và phần lớn người Mỹ sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn. Dự luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có hai con tăng thu nhập sau thuế thêm khoảng 13,000 MK mỗi năm, còn người làm việc ngoài giờ sẽ giữ lại được khoảng 1,750 MK.
 
Pfeiffer cũng mang phúc trình từ Ủy Ban Thuế Vụ Quốc Hội (Joint Committee on Taxation) ngày 13 tháng 5 ra nói, cho rằng những người có thu nhập hàng năm từ 30,000 MK đến 80,000 MK sẽ được giảm khoảng 15% thuế vào năm 2027. Tuy nhiên, cái đáng nói là phúc trình này không tính đến việc cắt giảm chi tiêu cho Medicaid, nên một số người thu nhập thấp vẫn có thể phải đóng thuế cao hơn.
 
Ngược lại, một nghiên cứu chuyên sâu từ Penn Wharton (đã tính đến việc cắt ngân sách cho Medicaid và SNAP) cho thấy nếu dự luật được giữ nguyên như ngày 19 tháng 5, thì mức nợ quốc gia sẽ “phình to” thêm 7.2%. Tiền lương bình quân sẽ giảm nhẹ trong vòng mười năm tới, trong khi GDP của Hoa Kỳ chỉ nhích lên 0.5% so với hiện tại.
 
Các nhà phân tích của Penn Wharton cho rằng lý do chính khiến kinh tế có thể khởi sắc là nhờ các điều chỉnh đối với chương trình Medicaid và SNAP. Nhưng để có được điều đó, dân nghèo sẽ phải làm việc nhiều hơn và gồng gánh nhiều hơn, vì họ không còn nhận được nhiều hỗ trợ như trước. Nhìn chung, 10% nhóm người có thu nhập cao nhất (hiện đang đóng khoảng 70% tổng thuế liên bang) sẽ nhận lại tới 65% lợi ích từ chính sách thuế mới này.
 
Kent Smetters, Giám đốc học thuật của Penn Wharton Budget Model, kết luận: “Ờ thì kinh tế có thể sẽ tăng trưởng, nhưng người nghèo thì lại chẳng được hưởng bao nhiêu. Bởi vì chính họ đang phải nai lưng ra làm việc, thắt lưng buộc bụng, không dám ăn xài để bù đắp phần thiếu hụt.
 
Nguồn: “How much will Trump's tax bill save you? Gains could vary by income.” được đăng trên trang USAToday.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Phần trình diễn chính, ước mơ của Trump bắt đầu. Dưới cái nóng oi bức hơn 80oF, vài trăm người thưa thớt trên hàng ghế khán đài dõi theo cuộc diễn hành nhàm chán, yên tĩnh. Những đoàn lính thuộc các quân chủng khác nhau tuần tự đi qua, chậm rãi, yếu ớt. Bước chân không đồng nhịp. Đôi tay của họ thừa thãi, có cảm giác như họ không biết cất nó vào đâu. Gương mặt của họ không khác với hai vị quân nhân trên chuyến tàu điện ngầm vài giờ trước đó, gương mặt bất chí khí.
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ theo ý nghĩa tương đối, sau khi phá hủy các định chế, những gì còn lại là sự hiện diện của Trump được bao quanh bởi những kẻ bất tài. Nhưng Trump yếu đuối bởi vì đã phá hủy quá nhiều năng lực của nhà nước, Hoa Kỳ không có công cụ thực sự để đối phó với các nơi khác trên thế giới. Trong hai tháng qua, giới đầu tư tài chính đã đưa ra một chiến lược giao dịch mới, dựa trên một quy tắc đơn giản: Trump luôn là kẻ rút lui – Trump Always Chickens Out (TACO). Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế ào ạt về nhập khẩu đối với bạn cũng như thù, hoặc loại bỏ vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, chỉ lùi bước khi đòn roi của thị trường áp đặt kỷ luật không khoan nhượng. Sau đó, Trump quay trở lại thuế quan, chỉ để lùi lại một lần nữa.
Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay sẽ tiếp tục là chiều hướng nguy hiểm của chính quyền này, đe dọa bất kỳ ai đứng lên và bất đồng quan điểm với họ. Khi gần như toàn bộ thành viên Cộng Hòa ủng hộ hành động tấn công một thượng nghị sĩ vì quyền đặt câu hỏi thì điều này cho thấy, “đây không còn là nước Mỹ mà tôi biết,” như lời Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski của Alaska thốt lên.
LOS ANGELES — Sáng nay, một hình ảnh gây bàng hoàng đã lan truyền khắp truyền thông Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ Alex Padilla, đại diện tiểu bang California, bị nhân viên mật vụ đè úp xuống hành lang, còng tay như một kẻ phạm pháp chỉ vì Ông lên tiếng trong một buổi họp báo. Sự việc xảy ra tại trụ sở liên bang ở Los Angeles, khi Bộ trưởng Nội an Kristi Noem đang trình bày về các cuộc bố ráp di dân gần đây. Trước mặt báo chí và giới chức công lực, ông Padilla, sinh trưởng tại chính thành phố này, đã lên tiếng: “Bà cứ khăng khăng thổi phồng mọi chuyện.” Ngay sau đó, hai người đàn ông được nhận diện là mật vụ thuộc Bộ Nội an tiến lại gần, áp sát ông Padilla vào tường và dùng vũ lực đẩy ông ra khỏi hội trường qua cửa sau. Trên đường bị áp giải, ông vẫn cất cao giọng: “Tôi là Thượng nghị sĩ Alex Padilla, tôi có điều muốn hỏi bà bộ trưởng.”
Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức, các chuyên gia y tế thảo luận về hậu quả nguy hiểm của những quyết định mới của Bộ Y Tế liên quan đến khuynh hướng chống vaccine; cũng như cắt giảm ngân sách những chương trình y tế công toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ.
Lịch sử cho thấy: khi một nhà độc tài dựng nên hệ thống đàn áp, thì hệ thống đó không chỉ nhắm vào kẻ “bị xem là đe doạ” — mà có thể quay sang đàn áp bất kỳ ai. Trump và chính quyền ông đang gấp rút xây dựng hệ thống đó, qua năm bước rõ ràng: Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dựa vào các thuật ngữ như “nổi loạn”, “nổi dậy” hay “xâm nhập.” Lấy cớ đó để triển khai lực lượng vũ trang liên bang vào nội địa. Cho phép các lực lượng này thực hiện bắt giữ hàng loạt, không trát, không thủ tục pháp lý. Mở rộng hệ thống trại giam, khu tạm giữ trên toàn quốc. Khi căng thẳng đủ lớn — ban bố thiết quân luật.
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.