Hôm nay,  

Apple và giấc mộng “Sản Xuất tại Hoa Kỳ”: Xa Vời Hiện Thực

06/06/202500:00:00(Xem: 351)

table
Ảnh Youtube 
Trump cảnh cáo Apple: Sản xuất iPhone tại Hoa Kỳ hoặc chịu thuế nhập cảng 25 phần trăm. 
 
Trong một tuyên bố cứng rắn đưa ra hồi tuần rồi, Tổng Thống Donald Trump đã gửi thông điệp thẳng thắn đến Apple: hoặc khởi sự sản xuất điện thoại iPhone trên lãnh thổ Hoa Kỳ, hoặc chuẩn bị đối diện với một mức thuế nhập cảng lên đến 25 phần trăm.

Tuy lời đe dọa ấy còn thiếu nhiều chi tiết cụ thể, các nguồn tin cho hay mức thuế đó có thể bắt đầu áp dụng vào mùa hè năm nay, không chỉ riêng với Apple mà còn có thể mở rộng sang các hãng điện thoại khác như Samsung. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là một con bài mặc cả hơn là một mệnh lệnh.

Câu chuyện khiến người ta liên tưởng tới một buổi dạ tiệc cách đây mười bốn năm, khi cựu Tổng Thống Barack Obama nêu lên câu hỏi với Steve Jobs, nhà sáng lập Apple, giữa các nhân vật danh tiếng của Thung lũng Silicon: Vì sao một kỳ quan kỹ thuật của nước Mỹ như Apple lại không thể sản xuất những chiếc điện thoại tiên tiến ngay trên quê hương mình?

Câu trả lời khi ấy – cũng là một sự thật phũ phàng – chính là những công việc sản xuất đã lặng lẽ rời khỏi biên giới Hoa Kỳ suốt hơn một thập niên, và theo Jobs, chúng sẽ không bao giờ trở lại. Thực tế ngày nay dường như đã minh chứng lời nói ấy.

Sự chênh lệch lớn về tiền công và điều kiện lao động giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa dĩ nhiên là một phần trong lời giải thích, nhưng không phải là toàn bộ.
Apple hiện nay hợp tác với khoảng 170 nhà cung cấp trên toàn cầu, nhưng chỉ có 26 đơn vị đặt cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ. Việc hồi hương toàn bộ dây chuyền – từ chế tạo linh kiện cho đến lắp ráp – không chỉ vấp phải rào cản về chi phí nhân công cao và điều kiện lao động, mà còn do Hoa Kỳ hiện không có hạ tầng và nhân lực đủ để thực hiện sản xuất kỹ thuật cao trên quy mô đại trà.

Khó khăn không chỉ nằm ở chỗ thiếu lao động có tay nghề chuyên môn, mà còn ở điều tưởng như đơn giản: hàng thập niên sản xuất tại Á Châu đã hình thành những chuỗi cung ứng chặt chẽ, tinh vi – mà việc tái lập ở nơi khác là điều không dễ dàng chút nào.

Ký ức từ đầu thập niên 2010 vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh: khi Apple thử lắp ráp dòng máy tính Mac Pro tại Mỹ, họ sớm đối mặt với tình trạng thiếu ốc vít đặc chủng và phải nhập khẩu... từ Trung Quốc. Nhà máy ấy chỉ hoạt động trọn vẹn một năm trước khi bắt đầu cho công nhân nghỉ việc.

Theo Dan Ives – một trong những nhà phân tích kỹ thuật hàng đầu tại Hoa Kỳ – nếu toàn bộ iPhone được sản xuất tại Mỹ, giá bán lẻ có thể tăng gấp ba lần. Ông thẳng thắn nhận định giấc mơ về một chiếc iPhone “Made in USA” chẳng khác nào “một chuyện thần thoại”.

Và Dan Ives không phải là người duy nhất mang quan điểm ấy. Phần lớn các nhà phân tích – từ nhiều giới và chuyên ngành khác nhau – đều có cùng quan điểm: hy vọng Apple trở về sản xuất trên đất Mỹ là điều thiếu thực tế, bởi lẽ các khoản đầu tư cần thiết sẽ vượt quá tầm mức chấp nhận được, ngay cả đối với một tập đoàn khổng lồ như Apple.

Apple hiện đã cam kết tạo ra 20.000 việc làm mới tại Mỹ trong nhiệm kỳ của Trump. Thế nhưng, đó không phải là những công việc tay chân trong ngành sản xuất – thứ mà Tổng Thống mong mỏi khôi phục tại các bang công nghiệp xưa cũ – mà phần nhiều là việc làm thuộc lĩnh vực kỹ thuật cao và dịch vụ. Trái lại, Apple đang rót vốn mạnh vào Ấn Độ, nơi có lực lượng lao động hùng hậu, linh hoạt và ít dính líu đến các tranh chấp chính trị với Hoa Kỳ.

Giới phân tích nhận định: thay vì hồi sinh ngành sản xuất nội địa như mong muốn của Trump, Apple nhiều phần sẽ tăng đầu tư vào bán dẫn tại Mỹ và đẩy mạnh các dòng điện thoại cao cấp có lợi nhuận cao.

Tựu trung, viễn ảnh về một nền công nghiệp sản xuất quy mô lớn trên đất Mỹ – như giấc mộng mà Trump nhiều lần mô tả – là thiếu thực tế. Tim Cook, Tổng Giám Đốc Apple, chưa từng tỏ dấu hiệu nào cho thấy ông sẵn sàng biến giấc mơ ấy thành sự thật.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
Theo lời kể của hai viên chức Israel từng trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận với phía Hoa Kỳ, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 4 tháng 2, Netanyahu đến Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên kể từ khi Trump trở lại nắm quyền. Trong Phòng Nội Các, Netanyahu không vòng vo mà nhắc lại rằng Iran từng âm mưu ám sát Trump. Sau đó, ông trình chiếu một bộ slide công phu và chi tiết, phân tích rõ từng điểm, cho thấy Iran đang âm thầm từng bước vượt qua ngưỡng nguyên tử: trữ lượng uranium làm giàu ngày càng tăng, máy ly tâm ngày càng hiện đại. “Donald, ông coi coi,” Netanyahu nói, rồi ngưng một nhịp, nhìn thẳng vào mắt Trump: “Chúng ta phải can thiệp. Họ đang tăng tốc. Đâu thể cứ vậy mà trơ mắt ra nhìn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử trong nhiệm kỳ của ông.”
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
Elon Musk mắng Sergio Gor (Trưởng Ban Nhân sự Nhà Trắng, cố vấn cao cấp của Trump) là độc như con rắn - Nga: không bác bỏ tin Elon Musk xin Nga cho quyền tị nạn chính trị. - Bộ trưởng Kinh tế Nga: kinh tế Nga đang trên bờ vực suy thoái
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2025, Israel đã phát động một cuộc tấn công quy mô nhắm vào các mục tiêu tại Iran, bao gồm các cơ sở hạt nhân và quân sự, hai ngày trước khi Iran và Mỹ dự định tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân ở Oman. Israel đã tấn công Iran với lý do là muốn ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran. Sau đó, Iran quyết định hủy bỏ việc đàm phán. Sau cuộc tấn công của Israel, hiện tình Iran đang rất căng thẳng vì phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng, nhất là các cơ sở hạt nhân tại Natanz bị thiệt hại nặng nề
Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần".
Rick Macias, một thanh niên ngồi xe lăn, khoác áo mưa, đang trả lời phỏng vấn trong hành lang Quốc hội. Anh đến từ Kansas City và đã cùng tổ chức vận động cho người khuyết tật ADAPT tới thủ đô để phản đối việc cắt giảm Medicaid. Medicaid – chương trình bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp và người khuyết tật – từ lâu vốn đã được công chúng ưa chuộng. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ gần đây còn tăng mạnh hơn, khiến các nhà khảo sát ngạc nhiên.
Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill” đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ngưng cấp ngân sách tài trợ cho The Trevor Project, một tổ chức vô vụ lợi chuyên điều hành đường dây nóng (hotline) giúp phòng chống tự tử dành riêng cho giới trẻ LGBT, vì cho rằng dịch vụ này cổ súy “những suy nghĩ cực đoan về phái tính.” Tổ chức điều hành chương trình đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, gọi đây là một quyết định “tàn độc.”
(WASHINGTON, ngày 18 tháng 6, Reuters) – Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cấp chiếu khán cho sinh viên ngoại quốc trong thời gian tới, tuy nhiên lần mở cửa này đi kèm với một bước kiểm tra nghiêm nhặt chưa từng có: thẩm tra toàn diện các hoạt động giao tiếp trên các mạng xã hội, của đương đơn.
Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt khẳng định sự bình đẳng cho các vị ni tu theo truyền thống Phật giáo Theravada (Trưởng Lão Bộ), Tòa án Tối cao Sri Lanka hôm thứ Hai đã ra phán lệnh rằng Ni sư Welimada Dhammadinna phải được cấp Thẻ căn cước quốc gia công nhận tư cách là một nữ tu sĩ đã thọ giới đầy đủ
Được sự cho phép của nghệ sĩ Lê Uyên, chúng tôi rất tiếc phải thông báo đến quý khán/thính giả và quý bằng hữu về việc Lê Uyên vừa trải qua tai nạn xe do một người tài xế say rượu gây ra vào khoảng 9 giờ 45 phút tối thứ Ba, ngày 17 tháng 6 năm 2025 tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện tại, Lê Uyên đang được điều trị tại bệnh viện và không ở trong tình trạng nguy kịch
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.