Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (269)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Phan Tấn Hải
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tìm hiểu văn học Belarus: bốn nhà thơ
17/06/2022
00:00:00
Chúng ta đều biết rằng Belarus là một nhà nước toàn trị, tuy mức độ cai trị không khắc nghiệt như ở Nga nhưng vẫn là độc tài hơn hầu hết các nước ở Châu Âu. Tuy nhiên văn học Belarus lại là một lĩnh vực không liên hệ bao nhiêu tới những cam kết chính trị của nhà nước Belarus trong nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến của Putin tại Ukraine. Những bài thơ được dịch từ tiếng Belarus sang tiếng Anh đang phổ biến trên nhiều mạng trong học giới Hoa Kỳ cho thấy một khuôn mặt văn học Belarus rất mực thơ mộng của một dân tộc đang tìm tới chân, thiện, mỹ. Belarus có khoảng 9 triệu dân, thủ đô là Minsk, từng là một phần của Liên Xô cho tới năm 1991 tới tách ra, được cai trị bởi Tổng Thống Alexander Lukashenko từ năm 1994 (quá lâu, tới 28 năm nắm quyền tối cao). Biên giới Belarus vây quanh bởi Nga, Ukraine, Ba Lan, Lithuania và Latvia. Hơn 40% trong 207,600 cây số vuông (80,200 dặm vuông) là rừng. Belarus bị Thế Chiến 2 tàn phá, mất 1/3 dân số và hơn ½ tài nguyên kinh tế.
Trong khuôn nhạc Cung Tiến
10/06/2022
08:46:00
để dạy lắng nghe bên kia bờ để dạy lắng nghe bên kia tiếng nhạc khi anh buông tay đàn mỉm cười, nằm xuống, ngủ yên.
Đọc “Kể Chuyện Tình Buồn, 2013-2022”
30/05/2022
21:52:00
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm đã tái bản truyện thơ “Kể Chuyện Tình Buồn” của cụ Hồ Biểu Chánh (1885-1958) trong những ngày cuối tháng 5/2022. Bản gốc tác phẩm là “U Tình Lục” được viết với tên khai sanh của tác giả là Hồ Văn Trung, ấn hành năm 1913. Bản giới thiệu và chú giải do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm thực hiện lần đầu là năm 2013, khi tác phẩm tròn 100 năm tuổi, và bản chú giải được đặt tên là "Kể Chuyện Tình Buồn" cho phù hợp với độc giả của thế kỷ 21. Bản in lần thứ nhì là năm 2022 dày 208 trang, cùng với ba bài nhận định của ba nhà văn Ngự Thuyết, Nguyễn Văn Trang, Phan Tấn Hải.
Các Nhà Thơ Hoa Kỳ: Về Một Thời Việt Nam
20/05/2022
00:00:00
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Khi Họa Sĩ Chống lại Cuộc Chiến của Putin
06/05/2022
00:00:00
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đưa gần 200.000 chiến binh Nga xâm lăng Ukraine từ ngày 24/2/2022. Nhưng người trí thức và giới hoạt động nghệ thuật từ nước Nga đã nhìn thấy đây là cuộc chiến của Putin, một lãnh tụ cuồng bạo, và không xem đây là cuộc chiến giữa hai dân tộc. Trong các thành phần chống lại cuộc chiến ở Ukraine, giới họa sĩ có cách riêng để bày tỏ ý kiến. Có người xuống đường biểu tình như nữ họa sĩ Nga Yelena Osipova, 76 tuổi, bất chấp cảnh sát thành phố St Petersburg nổi tiếng là tàn bạo, đàn áp mạnh tay đối với người biểu tình. Trong khi đó, họa sĩ Nga Andrei Molodkin triển lãm ở London một bức tranh chân dung Putin với máu của người Ukraine. Hay như trường hợp họa sĩ Pháp, có nghệ danh là C215, nổi tiếng với tranh sơn xịt đường phố Paris, đã tình nghuyện vào Kyiv, thủ đô Ukraine, vẽ tranh đường phố để kêu gọi hòa bình và ngợi ca dân tộc Ukraine. Và nhiều trường hợp nữa trên toàn cầu, và cũng ngay tại nước Nga.
Thơ ‘Thắp tình’ của Thành Tôn: Trực diện với hư vỡ của đời
04/05/2022
23:05:00
Khi trang sách được gấp lại, điều chúng ta còn nhớ rằng, thơ Thành Tôn là những dòng chữ làm đẹp cho cuộc đời, bất kể rằng thơ ông có làm cho chúng ta buồn, bất kể rằng đó là những hình ảnh hư vỡ được thi sĩ đưa ra để lay động chúng ta, để mọi người cùng nhận ra những nỗi bất toàn của cuộc đời này.
Thơ Nguyễn Quốc Thái: Nỗi Buồn Ẩn Mật
01/04/2022
00:00:00
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022)
15/03/2022
11:59:00
Nếu có ai hỏi tôi về một mùi hương Sài Gòn, nơi tôi đã ra đời và sống hơn ba thập niên trước khi ra đi, hẳn là tôi chỉ nhớ tới mùi cà phê. Cũng lạ, khắp thế giới, nơi nào mà chẳng có mùi cà phê? Nhưng mùi hương cà phê Sài Gòn với tôi rất khác, đó là kỷ niệm với tiếng cười của những tình bạn một thời Văn Khoa, với các góc phố ẩn khuất những ngày trốn học để làm thơ, với những gốc cây me lề đường nơi gió thổi thẹn thùng các tà áo trắng... Nhiều năm sau khi rời quê nhà, được đọc một bài viết của nhà văn Văn Quang về cà phê Sài Gòn, tôi nghĩ rằng phải chi có ai đóng gói được mùi hương cà phê Sài Gòn cho người phương xa.
Dòng Thơ Tiễn Bạn
19/02/2022
21:17:00
Đêm chia ly, ngày sẽ tới tôi trọn đời, ngồi chép kinh làm thơ nhìn lửa ba cõi thấy vô ngã, ngộ vô sinh . Mở trang kinh, nghe tin bạn rơi tay bút, mực loang dòng bọt sóng trôi vô cùng tận như tia chớp, như hạt sương
Khánh Trường với tiểu thuyết Nắng Qua Đèo
14/02/2022
23:16:00
Đôi khi tôi tự hỏi về hành vi viết của chính mình, đặc biệt là viết truyện. Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, trường thiên, và vân vân. Thực sự, tôi không viết nhiều như thế để rồi phải tự thắc mắc. Nhưng thói quen tự xem xét tâm mình đã dẫn tới các câu hỏi như thế. Dĩ nhiên, có khi vì cần bài cho Báo Xuân. Có khi vì trong lòng có điều muốn nói, nhưng không thể nói thẳng như văn chính luận. Có khi chỉ để cho lòng vui, vì không thể không viết, vì ngồi vào bàn là phải viết. Đôi khi viết vì có lời muốn gửi cho đời sau. Thực sự, bản thân mình không là cái gì để phải nói cho nghiêm trọng. Ngày xưa, các cụ làm thơ có khi vì thấy bút mực có sẵn trên bàn, trước mặt… nếu không viết thì mực sẽ sớm khô, giấy sẽ sớm sầu muộn, và hoa nơi hiên nhà sẽ sớm vàng úa. Và có khi, cầm bút lên viết chỉ vì không nỡ đề thêm buồn đè nặng trên vạt nắng chiều còn vương bên thềm.
Quay lại