Hôm nay,  

Mức Trần Nợ và Bài Học Lịch Sử từ Các Cuộc Khủng Hoảng Chính Trị-Kinh Tế

19/05/202300:00:00(Xem: 4103)

Tien te
Kể từ năm 1976, chính phủ Hoa Kỳ đã phải đóng cửa 22 lần do thiếu ngân sách liên bang. Mức trần nợ công đã được nâng lên 78 lần kể từ năm 1917, và hiện ở mức 31.4 ngàn tỷ MK. (Nguồn: pixabay.com)
 
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này.

Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.

Trong khi hai bên vẫn đang giải quyết những khác biệt chính, vào ngày thứ Ba, 16 tháng 5, tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội của cả hai đảng đã xuất hiện sau cuộc họp hôm thứ Ba, mang đến những tia hy vọng rằng cuối cùng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận nâng giới hạn trần nợ, ngay cả khi thừa nhận rằng họ vẫn còn nguy cơ không ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra sớm nhất, 1 tháng 6.

Sau cuộc họp kéo dài một giờ tại Phòng Bầu dục, Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy nói với các phóng viên rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần, nhưng ông cho biết các cuộc đàm phán về cắt giảm chi tiêu vẫn còn cách xa nhau.

Ngược dòng lịch sử kinh tế Hoa Kỳ, đã có nhiều cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra ở Hoa Kỳ khi Quốc Hội không thông qua ngân sách đúng hạn; hoặc có nhiều nghi ngờ về việc nâng mức trần nợ công, điều có thể đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực vỡ nợ. Kể từ năm 1976, chính phủ liên bang đã phải đóng cửa 22 lần do thiếu ngân sách liên bang.

Mặc dù những lần đóng cửa như vậy gây ra nhiều rắc rối và thiệt hại cho nền kinh tế và việc làm, nhưng vẫn không đáng kể so với những tác động tiềm ẩn của việc không nâng mức trần nợ công. Hậu quả có thể rất thảm khốc. Một khi Hoa Kỳ vỡ nợ, toàn bộ hệ thống tài chánh quốc tế có thể sẽ sụp đổ theo. Tiếp theo là GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thế giới bị tàn phá và gây ra làn sóng thất nghiệp hàng loạt.

May mắn thay, Hoa Kỳ chưa bao giờ bị vỡ nợ. Mức trần nợ công đã được nâng lên 78 lần kể từ năm 1917, và hiện ở mức 31,4 ngàn tỷ Mỹ Kim.

Dưới đây là ba cuộc khủng hoảng mức trần nợ mà Hoa Kỳ đã từng trải qua, gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế lẫn chính trị.

1995: Cuộc Cách Mạng và Sai Lầm của Đảng Cộng Hòa GOP

Một cuộc khủng hoảng mức trần nợ thường đi sau một cuộc bầu cử với thay đổi lớn trong quyền kiểm soát Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton, Đảng Cộng Hòa đã giành được 8 ghế Thượng Viện và 54 ghế Hạ Viện, thắng thế ở cả hai Viện. Cuộc bầu cử đó được coi là một cuộc cách mạng của Đảng Cộng Hòa. Bob Dole trở thành thủ lãnh đa số Thượng Viện, và Newt Gingrich trở thành chủ tịch Hạ Viện.

Các nhà lập pháp GOP cam kết thông qua gói ngân sách cân bằng như một phần của “Hợp Đồng với Nước Mỹ” (Contract with America). Các dân cử Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện đã gửi cho Clinton một bảng ngân sách cắt giảm chi tiêu cho các chương trình trong nước, và đã bị phủ quyết. Chính điều này dẫn đến việc chính phủ liên bang phải đóng cửa trong 5 ngày.

Gingrich sau đó đe dọa sẽ không cho nâng mức trần nợ. Tờ Washington Post đã đăng một câu chuyện mô tả rằng “Hôm qua Chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich (Cộng Hòa-Ga.) đã đe dọa sẽ đưa chính phủ vào vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử, trừ khi Tổng thống Clinton chịu duyệt ngân sách cân bằng theo yêu cầu của Đảng Cộng Hòa.” Clinton đã đáp lại đề nghị ngân sách mới của GOP bằng đòn phủ quyết thứ hai, khiến cho chính phủ đóng cửa đợt thứ 2 lâu hơn, 21 ngày.

Cuối cùng, Đảng Cộng Hòa đã thông qua ngân sách do Clinton đưa ra và cũng nâng mức trần nợ.

Lần đóng cửa này của chính phủ có một số điều đặc biệt. Dole không mấy ‘mặn mà’ với đàm phán vì ông đang tranh cử tổng thống. Gingrich đã đưa ra những bình luận về việc bị tổng thống hắt hủi khi đi cùng trên chiếc Air Force One, và báo chí đã có một ngày sôi nổi với những bình luận đó, liên kết nó với việc đóng cửa chính phủ. Các cuộc thăm dò thời điểm đó ngày càng cho thấy việc đóng cửa chính phủ là do lỗi của Đảng Cộng Hòa. Một cuộc thăm dò của ABC năm 1995 cho thấy 46% đổ lỗi cho Đảng Cộng Hòa và chỉ 27% đổ lỗi cho Đảng Dân Chủ.

Tổng Thống Clinton không những đã cân bằng ngân sách, không cần đi vay, mà sau 2 nhiệm kỳ, ông đã để lại một ngân sách thặng dư; tổng số nợ quốc gia chỉ có $5.8 ngàn tỷ, bằng 55% Tổng Sản Lượng Nội Địa.
 
2011: Cắt giảm và cải cách ngân sách, bên cạnh hỗn loạn tài chính

Cũng giống như năm 1995, cuộc khủng hoảng năm 2011 xảy ra sau một cuộc bầu cử khiến cho quyền lực chuyển hướng ở Capitol Hill.
 
Năm 2010, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng Hòa giành được 7 ghế Thượng Viện, nhưng chưa phải là đa số, và giành được 63 ghế ở Hạ viện, giúp GOP chiếm đa số. Sau đó, Hạ Viện yêu cầu Obama thương lượng gói cắt giảm thâm hụt để đổi lấy việc nâng mức trần nợ.

Khi hạn chót quyết định có nâng mức trần nợ hay không đến gần, cả thị trường tài chánh của Hoa Kỳ và thậm chí cả quốc tế đều trở nên hỗn loạn. S&P 500 giảm 17% và lãi suất trái phiếu tăng vọt. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, cơ quan xếp hạng của Standard and Poor đã giảm thứ hạng cho khoản nợ dài hạn của chính phủ Hoa Kỳ, điều này dẫn đến nguy cơ lãi suất cao hơn đối với khoản nợ đó.

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2011, chỉ hai ngày trước khi chính phủ Hoa Kỳ cạn tiền, Quốc Hội và Obama đã đạt được một thỏa thuận. Sau khi được ban hành, nó đã trở thành Đạo Luật Kiểm Soát Ngân Sách Năm 2011 (Budget Control Act of 2011). Thỏa thuận này đã giảm chi tiêu trong 10 năm tiếp theo xuống 917 tỷ MK và cho phép nâng mức trần nợ lên 2.1 ngàn tỷ MK.

Đạo luật cũng bao gồm một số cải cách ngân sách – một sự nhượng bộ đối với Đảng Cộng Hòa của Obama và Đảng Dân Chủ. Theo đạo luật, Quốc Hội đã thành lập một ủy ban lưỡng đảng để đưa ra các khuyến nghị về vấn đề giảm thâm hụt. Đạo luật cũng bao gồm một điều khoản tự động cắt giảm ngân sách nếu Quốc Hội không có hành động.
 
Cuộc khủng hoảng trần nợ năm 2013

Vào tháng 1 năm 2013, nợ công của Hoa Kỳ đã ‘chạm’ tới mức trần nợ được thiết lập vào năm 2011. Bộ Ngân Khố bắt đầu có các hành động đặc biệt để có thể tiếp tục chi trả cho các khoản chi tiêu cần thiết. Các biện pháp đó bao gồm việc không trả vào quỹ hưu trí của công nhân viên liên bang cũng như vay tiền từ các quỹ ủy thác như An Sinh Xã Hội.

Bộ Ngân Khố nói với Quốc Hội rằng các biện pháp đặc biệt để tránh vỡ nợ đó cũng chỉ ‘câu kéo’ cùng lắm là tới giữa tháng 10 năm 2013, và khi đó nợ công sẽ đụng trần nợ, nghĩa là Hoa Kỳ không thể vay thêm tiền để thanh toán các hóa đơn của mình.

Đồng thời, các dân cử Cộng Hòa, những người kiểm soát Hạ Viện, đã yêu cầu cắt giảm ngân sách cũng như thay đổi chính sách. Họ muốn Obama từ bỏ quỹ tài trợ cho Đạo luật Affordable Care Act, vốn được coi là một thành tựu lớn của ông.

Một lần nữa, chính phủ lại đóng cửa trong 16 ngày. Một lần nữa, công chúng bắt đầu không còn ủng hộ đối với cách tiếp cận của Đảng Cộng Hòa. GOP cuối cùng đành phải đầu hàng và thông qua một ngân sách không bao gồm các khoản cắt giảm đáng kể, đồng thời nâng mức trần nợ công. Tất cả đều diễn ra trong một cuộc biểu quyết một ngày trước khi chính phủ dự kiến sẽ hết sạch tiền.
 
Rủi Ro cho Cả Hai Bên

Rất khó để dự đoán cả hai Đảng sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng về mức trần nợ công năm 2023 như thế nào, nếu không tránh được vỡ nợ. Mỗi một cuộc khủng hoảng đầu mang đặc trưng riêng biệt và phụ thuộc vào ai là lãnh đạo của cả hai Đảng, cũng như cách công chúng phản ứng trước cuộc khủng hoảng.

Lịch sử chỉ ra rằng có những hậu quả đáng kể đối với cả hai Đảng cũng như các nhà lãnh đạo của họ khi quốc gia hướng tới cuộc đối đầu vào đầu tháng 6. Cuộc khủng hoảng năm 1995 không mang lại lợi ích cho Đảng Cộng Hòa, và một số người thậm chí còn cho rằng nó đã góp phần giúp Clinton tái đắc cử.

Vào năm 2011, Đảng Cộng Hòa được cho là đã đạt được những nhượng bộ đáng kể từ Đảng Dân Chủ trong vấn đề cải cách ngân sách và cắt giảm ngân sách. Nhưng việc thiếu sự ủng hộ của công chúng đối với quan điểm của Đảng Cộng Hòa vào năm 2013 đã buộc họ phải nhượng bộ.

Cuộc khủng hoảng năm 2023 đang diễn ra giống như năm 1995 và 2011 ở chỗ: một cuộc bầu cử trước đó đã lật ngược tình thế đa số tại Hạ Viện. Nhưng khác biệt đáng kể là về quy mô của đa số đó. Chỉ với bốn ghế, rủi ro đối với khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa là rất cao.
 
Nếu tình trạng bế tắc này kéo dài và thị trường tài chánh phản ứng giống như trong các cuộc khủng hoảng trước đó, thì ảnh hưởng đối với cả hai Đảng cũng như 2 thủ lãnh là rất lớn và sẽ tăng lên theo thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden và thời gian cầm quyền của đương kim Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Tham khảo: “A brief history of debt ceiling crises and the political chaos they’ve unleashed” của Raymond Scheppach, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay ở Davos, nơi 60 Tổng Thống và Thủ Tướng, 800 lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tập họp để thảo luận về những thách thức lớn của thời đại chúng ta, Trí tuệ nhân tạo, AI, lần này đã trở thành chủ đề làm lu mờ mọi chủ đề khác. Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng ảnh hưởng đến chúng ta, ngoài việc có thể xử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến nền kinh tế, AI cũng ngày càng có vẻ là một phần của bộ máy chiến tranh, hay ngay cả trong thị trường lao động AI cũng cho thấy sự hiệu quả rõ ràng hơn, AI, trí tuệ nhân tạo là siêu năng lực vừa có thể hủy diệt mà cũng vừa có thể cải thiện, là rủi ro cũng như là cơ hội.
Lịch sử kinh tế của Mỹ là chu kỳ giữa sự các đợt tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Gần đây nhất là sự tăng trưởng kinh tế từ thời Tổng Thống Obama, kéo dài sang thời Tổng Thống Trump trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tổng Thống Biden nhậm chức trong thời điểm nền kinh tế Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái. Theo các nhà hoạch định chính sách, hiếm khi các chính sách giảm lạm phát được áp dụng mà không xảy ra suy thoái. Nhưng có vẻ như lần này điều này có thể xảy ra.
Giá xăng trung bình vào ngày 14-12-2023 ở Mỹ là 3.10 USD/gallon, giảm 0.02 USD so với ngày hôm qua, 0.10 USD so với tuần trước và 0.25 USD so với tháng trước. Hawaii có giá cao nhất là $4.70, tiếp đến là California với giá là $4.63. Ngược lại, Texas ghi nhận giá thấp nhất trên toàn nước Mỹ là $2.55. Giá xăng giảm do mức cầu hạ theo mùa và mức cung trong nước Mỹ gia tăng đáng kể là một tin đáng hoan nghênh đối với những người Mỹ đã phải vật lộn với giá xăng cao trong quá khứ. Ngoài ra, tình hình kinh tế Trung Quốc là một điểm đáng lưu tâm. Trung Quốc là một quốc gia nhập cảng xăng dầu nhiều nhất thế giới. Kinh tế Trung Quốc đi xuống sẽ làm giảm mức cầu.
Sẽ không có một bản tổng kết nào đầy đủ về tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2023. Sẽ không có dự đoán nào chính xác cho kinh tế tương lai 2024. Nhưng hai chữ “kinh tế” lớn lao và khách quan này lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền và đời sống hàng ngày của chúng ta. Kinh nghiệm và hiểu biết về khả năng kinh tế cộng đồng ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân/gia đình, sẽ giúp cho lòng tham giàu có chững chạc hơn và nỗi sợ hãi nghèo khó được nhẹ nhàng hơn.
Theo trang mạng tin tức kinh tế thương mại Business Insider, báo cáo mới đây nhất về dự báo thị trường nhà ở năm 2024 có một số tin tốt lành, nhưng vẫn có nhiều thách thức từ năm nay sẽ vẫn tồn tại. Báo cáo này là của trang mạng chuyên về địa ốc Realtor.com. Nhìn chung, Realtor đưa ra một dự báo có nhiều điểm trái chiều. Điều này sẽ làm thất vọng nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có một thị trường nhà cửa dễ mua bán nhiều hơn so với năm 2023, khi mà tỷ lệ lãi suất cao đã làm đóng băng phần lớn thị trường.
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Tập Cận Bình, bằng cách thắt chặt kiểm soát từ chính sách, truyền thông, đến quân đội, đã nâng quyền lực của mình tới mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nhưng chính nhu cầu chứng tỏ quyền lực của Tập cũng chính là chiếc ”gậy ông đập lưng ông”. Nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi như mong đợi sau đại dịch covid, ngành bất động sản khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi nước và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới trên 20%. Các nhà phê bình năm nay đã sử dụng những thuật ngữ như đây là ”sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Vấn đề nan giải của Tập Cận Bình là ông dường như chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề: tăng cường kiểm soát. Tập đã loại bỏ những cố vấn giỏi nhất vì tham nhũng hay có thể nói chính xác hơn là ông không tin tưởng họ.
Từ Adidas AG đến Nike Inc, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và chi phí sản xuất thấp hơn. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều công ty đã nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. Một số thậm chí còn đóng cửa cơ sở sản xuất vừa mới thành lập để quay về Trung Quốc đại lục.
Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết: Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.)
Hoa Kỳ đang mắc nợ 31 ngàn tỷ MK. Hiện nay, mỗi năm Washington chi nhiều hơn thu khoảng 1 ngàn tỷ MK, buộc Bộ Tài Chánh phải đi vay để bù vào khoản chênh lệch. Điều đó có nghĩa là nợ công quốc gia vẫn đang tăng lên. Nếu không có thay đổi gì lớn, khoản nợ này rồi sẽ lớn hơn so với khi nó đạt đỉnh điểm vào cuối Thế Chiến II. Hầu hết số nợ là do tích lũy dần trong suốt 20 năm qua. Năm 2001, Hoa Kỳ thực ra có dư dả tiền mặt – Bộ Tài Chánh thu thuế được nhiều hơn khoản chi cho các dịch vụ của chính phủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.