Hôm nay,  

Nguồn Nước Ngầm Trên Toàn Thế Giới Đang Cạn Kiệt, Nhưng Cũng Có Nhiều Cách Để Tái Tạo

02/02/202400:00:00(Xem: 1970)

nuoc ngam

Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để giữ lưu lượng nước và là nguồn nước tưới. (Nguồn: pixabay.com)

 
Bất kể chúng ta đang đứng ở đâu trên Trái đất, dưới chân chúng ta đều có nước chảy len lỏi bên dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để tưới, tiêu dùng, giúp giữ cho các dòng sông, ao hồ và đầm lầy tồn tại qua thời kỳ hạn hán.
 
Nước ngầm là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng có thể mất hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ để một số tầng nước ngầm phục hồi sau khi bị cạn kiệt. Những hiểu biết hiện nay về vấn đề này chủ yếu dựa vào việc ghi lại các đo lường mực nước trong các giếng ở những địa điểm khác nhau.
 
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các khoa học gia dữ liệu, chuyên gia về nước và chuyên gia chính sách đã tổng hợp bộ dữ liệu quy mô toàn cầu đầu tiên về các mực nước này. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hàng triệu phép đo mực nước ngầm tại 170,000 giếng ở hơn 40 quốc gia và lập biểu đồ thay đổi mực nước ngầm theo thời gian.
 
Nghiên cứu có hai phát hiện chính. Đầu tiên, họ phát hiện rằng tình trạng cạn kiệt nước ngầm đang nhanh chóng lan rộng khắp thế giới và tốc độ suy giảm đã tăng nhanh trong những thập niên gần đây, với mực nước giảm từ 20 inch trở lên hàng năm ở một số địa điểm. Tuy nhiên, phát hiện thứ hai là nhiều nơi đã có các biện pháp có chủ ý nhằm ngăn chặn sự cạn kiệt nước ngầm. Những kết quả này cho thấy rằng tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm không phải là ‘ý trời,’ và nếu có sự can thiệp kịp thời, nguồn tài nguyên quan trọng này có thể phục hồi.
 
Tình hình nước ngầm hiện nay
 
Có nhiều yếu tố quyết định mực nước ngầm, bao gồm địa chất, khí hậu và việc sử dụng đất. Nhưng mực nước ngầm ngày càng bị hụt sâu hơn ở một vị trí cụ thể thường là dấu hiệu cảnh báo rằng con người đang bơm nước ra nhanh hơn so với mức nước tự nhiên có thể bổ sung.
 
Một số phép đo mà nhóm nghiên cứu tổng hợp đã được ghi lại bằng các thiết bị đo tự động. Nhiều đo lường khác được thực hiện trên thực địa bởi mọi người trên khắp thế giới. Và những kết quả đo được vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại.
 
Các con số chỉ ra rằng kể từ năm 2000, ở nhiều nơi, mực nước ngầm đã giảm nhiều hơn là tăng. Ở nhiều địa điểm, đặc biệt là những khu vực khô cằn được canh tác và tưới tiêu nhiều, mực nước ngầm đang giảm hơn 20 inch (0.5 mét) mỗi năm. Thí dụ như ở Afghanistan, Chile, Trung Quốc, Bán đảo Ấn Độ, Iran, Mexico, Maroc, Ả Rập Saudi, Tây Ban Nha và Tây Nam Hoa Kỳ.
 
Phát hiện thứ hai và đáng lo ngại hơn là ở khoảng một phần ba số khu vực được đo lường, tốc độ suy giảm nước ngầm đang gia tăng. Sự suy giảm nước ngầm nhanh chóng thường xảy ra ở những vùng có khí hậu khô, nơi lượng lớn đất đai được sử dụng cho nông nghiệp. Điều này cho thấy mối liên kết tiềm ẩn giữa việc tưới tiêu bằng nước ngầm và tình trạng cạn kiệt nước ngầm ngày càng tăng.
 
Điều gì xảy ra khi nước ngầm bị sử dụng quá mức?
 
Hậu quả của việc sử dụng nước ngầm quá mức là rất lớn. Nguồn nước từ giếng và suối có thể cạn kiệt khi mực nước ngầm giảm, gây nhiều khó khăn cho người dân và cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước đó. Thí dụ, các giếng cung cấp nước ngọt cho các hộ gia đình ở Thung lũng San Joaquin, California, đang cạn kiệt do tình trạng nước ngầm ngày càng sụt giảm kể từ đầu những năm 2000. Tình trạng này có thể tiếp diễn và trở nên tồi tệ hơn nếu không có các biện pháp để ổn định trữ lượng nước ngầm.
 
Tình trạng giếng cạn kiệt nước cũng có thể đe dọa đến sản xuất nông nghiệp. Vì giếng cung cấp gần một nửa lượng nước được sử dụng để tưới tiêu trên toàn cầu, tình hình nước ngầm cạn kiệt từ lâu đã được xem là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nông nghiệp tưới tiêu. Ở những khu vực nước ngầm thường chảy ra sông, mực nước ngầm giảm có thể đảo ngược dòng chảy này và khiến sông rò rỉ vào lòng đất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông và giảm nguồn nước ở hạ lưu.
 
Ngoài ra, sự suy giảm nước ngầm cũng có thể làm cho bề mặt đất lún xuống, làm tăng nguy cơ lũ lụt ở hàng chục thành phố ven biển trên toàn thế giới, bao gồm Jakarta, Tokyo, Istanbul, Mumbai, Auckland và khu vực Vịnh Tampa của Florida.
 
Sâu trong đất liền, sụt lún đất có thể làm hư hỏng nhiều cơ sở hạ tầng. Tình hình này đặt ra một thách thức nghiêm trọng ở những khu vực mà mực nước ngầm đã bị sụt giảm, bao gồm cả Tehran và Mexico City. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính là do việc bơm nước ngầm quá mức.
 
Cuối cùng, sự suy giảm của mực nước ngầm có thể gây ra hiện tượng nước biển xâm nhập vào đất liền dưới lòng đất và làm ô nhiễm hệ thống nước ngầm ven biển – quá trình này được gọi là xâm nhập nước biển (seawater intrusion). Khi nước biển xâm nhập, các tầng nước ngầm ven biển có thể trở nên quá mặn, không thể sử dụng làm nước uống và phải cần đến quá trình khử mặn tốn nhiều năng lượng.
 
Cách tái tạo nguồn nước ngầm
 
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy những nơi mực nước ngầm đang phục hồi. Các chiến lược mà cộng đồng những nơi này sử dụng để bổ sung nguồn nước ngầm bao gồm phát triển nguồn cung cấp nước thay thế mới, chẳng hạn như sử dụng các con sông địa phương; áp dụng các chính sách giảm nhu cầu sử dụng nước ngầm; và có chủ ý tái tạo lại các tầng nước ngầm bằng nước bề mặt.
 
Thí dụ, thị trấn El Dorado, Arkansas, đã chứng kiến mực nước ngầm giảm khoảng 200 feet (60 mét) từ năm 1940 đến năm 2000 do các ngành công nghiệp địa phương bơm nước từ tầng nước ngầm. Năm 1999, một chính sách mới đã thiết lập cơ cấu chi phí bơm nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp đi tìm nguồn nước mới. Đến năm 2005, người ta đã xây dựng một đường ống để chuyển nước từ sông Ouachita đến El Dorado. Nguồn nước mới này giúp làm giảm nhu cầu sử dụng nước ngầm, và mực nước ngầm trong khu vực đã tăng lên kể từ năm 2005.
 
Ở Bangkok, từ năm 1980 đến năm 2000, có rất nhiều giếng tư nhân được khoan cho mục đích sinh hoạt, công nghiệp hoặc thương mại, khiến lượng nước ngầm được bơm ra tăng gấp đôi và mực nước ngầm suy giảm. Các viên chức đã phản ứng bằng cách tăng gấp bốn lần phí khai thác nước ngầm từ năm 2000 đến năm 2006. Người ta bắt đầu đi tìm các nguồn nước khác, tổng lượng bơm nước ngầm đã giảm và mực nước bắt đầu phục hồi.
 
Tại một thung lũng gần Tucson, Arizona, mực nước ngầm giảm 100 feet (30 mét) do lượng nước tưới tiêu tăng lên sau những năm 1940. Để giúp tái tạo lượng nước ngầm cạn kiệt, người ta đã xây dựng các ao ‘ngấm nước’ (leaky pond). Các ao này được đào và dẫn nước từ sông Colorado, di chuyển hàng trăm dặm tới khu vực này qua các kênh đào. Nước từ các ao này sẽ được để ngấm lại vào tầng nước ngầm, giúp tăng mức nước ngầm và khôi phục nguồn nước. Nhờ những ao ngấm nước này, mực nước ngầm ở nhiều nơi trong thung lũng đã tăng lên khoảng 200 feet (60 mét).
 
Nghiên cứu mới cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mực nước ngầm ở nhiều địa điểm. Với tình trạng mực nước ngầm ở nhiều nơi đang nhanh chóng suy giảm, cộng đồng và doanh nghiệp cần thông tin chính xác về nguồn nước của họ để có thể kịp thời đưa ra biện pháp bảo vệ.
 
Cung Đô biên dịch
Nguồn: “Humans are depleting groundwater worldwide, but there are ways to replenish it” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiếc xe tự lái "cấp 3" đầu tiên đã được bán ở Mỹ - gần một năm sau khi Mercedes-Benz bật đèn xanh để bán những chiếc xe được trang bị phần mềm lái tự động, có tên là "Drive Pilot". Fortune đưa tin, ít nhất một chiếc xe tự lái cấp 3 hiện đã được bán ở Bắc Mỹ, dựa trên thông tin từ Bộ phương tiện cơ giới (DMV) của California. Đây là một trong số 65 xe được bán trong tiểu bang.
Cuối cùng thì các mẫu máy nghe tai cũng sắp ‘tạm biệt’ công nghệ cũ hàng thế kỷ nhờ một loại chip siêu nhỏ mới sử dụng sóng siêu âm. Chip âm thanh mới có thể mở đường cho một loại tai nghe chống ồn mới, có thể tái tạo ảo giác âm thanh đến từ nhiều hướng. Ngày 9 tháng 1, tại sự kiện CES 2024, công ty khởi nghiệp xMEMS lần đầu tiên giới thiệu chip âm thanh Cypress, có kích thước khoảng 0.25 x 0.25 inch (6.3 x 6.5 mm). Theo đại diện của công ty, con chip mới này sẽ được đưa vào các loại tai nghe nhét tai (earbuds) và tai nghe chụp đầu (headphones) từ cuối năm 2025.
Trong lúc tình hình chính trị ở Mỹ sôi bỏng mùa bầu cử 2024, tình thế chiến tranh Ukraine-Nga và Do Thái-Hammas vẫn tiếp tục đổ máu và đốt tiền, Trí Thông Minh Nhân Tạo (AI) lặng lẽ lật qua trang sử mới, mà ít ai quan tâm, vì sức sôi động ồn ào của thực tế. AI lặng lẽ tìm cách thoát khỏi bàn tay quản lý của con người, nếu gia tộc này được tự do, tự quyền sinh sống, sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh, một nguy cơ cho nhân loại tương lai. Tuy báo động này xa vời nhưng không thể không quan tâm, vì AI đang song hành sinh hoạt hàng ngày với hầu hết mọi người và tiếp tục trên con đường trưởng thành.
Công nhân tự động mới nhất của BMW cao 5'6", nặng 130 pound, đi bằng hai chân, sử dụng bàn tay năm ngón để lắp ráp máy móc – và được nghỉ giải lao sau mỗi 5 tiếng đồng hồ, tự đi đến trạm sạc và tự cắm điện.
Con người đang đua nhau khai thác tiềm năng to lớn của đại dương nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trên toàn thế giới, các ngành công nghiệp dựa vào đại dương như đánh bắt cá, vận chuyển và sản xuất năng lượng tạo ra ít nhất 1.5 ngàn tỷ MK trong hoạt động kinh tế hàng năm và hỗ trợ 31 triệu việc làm. Giá trị này đã tăng theo cấp số nhân trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trong năm 2023, những sự kiện kinh tế chính trị chiếm hầu hết những trang báo chính. Chuyện ông Trump, chuyện Israel-Hamas, chuyện Nga-Ukraine là chủ đề chính để thiên hạ bàn tán. Không mấy ai để ý đến những thành tựu khoa học kỹ thuật. Một phần có thể là vì năm 2023 không có những phát minh mang tính đột phá kiểu như mạng internet, con chip điện tử của những thập niên trước. Tuy nhiên, nhiều thành tựu khoa học của năm qua được đáng giá là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân loại.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Toyota hiện nay là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ nhì trên thế giới, với những mẫu xe đáng tin cậy, giá phải chăng rất phổ biến như Camry, Corolla, RAV4, Prius… Theo trang mạng Car And Driver, tuy có hơi chậm trong lĩnh vực xe điện, nhưng Toyota có nhiều loại xe dành cho những người yêu môi trường. Triết lý “Beyond Zero” của Toyota đã giúp khách hàng dù cần một chiếc xe gia đình rộng rãi, một chiếc xe bán tải, hay một chiếc sedan luôn có một chiếc xe điện Toyota để lựa chọn.
Lịch sử hạt nhân đầy dẫy những lần suýt gây ra tai nạn, mà thảm họa được ngăn chặn bởi con người. Họ tin tưởng vào phán đoán của chính mình, thay vì mù quáng theo dõi thông tin do máy móc cung cấp. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vũ khí hạt nhân, làm tăng cơ hội mà trong thời gian sắp tới không ai có thể ngăn chặn được vụ phóng bom hạt nhân.
Tiếng hò reo chiến thắng tràn ngập bộ phận kiểm soát chương trình vũ trụ ở Bengaluru khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 nhẹ nhàng chạm vào bề mặt Mặt Trăng vào thứ Tư. “Ấn Độ đang ở trên Mặt Trăng,” S Somanath, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, mỉm cười và nói, vẻ mặt rõ ràng là nhẹ nhõm. Cảm giác về lịch sử có thể cảm nhận rõ ràng - không chỉ vì Ấn Độ chỉ là quốc gia thứ tư đáp xuống Mặt Trăng, sau Mỹ, Trung Quốc và Nga - mà bởi vì tàu đổ bộ Vikram của Chandrayaan-3 cũng là quốc gia đầu tiên chạm xuống gần cực nam chưa được khám phá của vệ tinh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.