NHỮNG CẢM NGHĨ KHI ĐỌC CUỐN SÁCH “TỪ SÀIGÒN ĐẾN KABUL” CỦA ĐINH XUÂN QUÂN
DS. Bùi Khiết
Chúng ta ai cũng có một định mệnh cho riêng mình. Một số phận khó lý giải. Dù vậy, nhiều cạu hỏi tra vấn được nêu lên để cuối cùng lời giải đáp vẫn chưa thỏa đáng.
Tác giả Đinh xuân Quân, với tác phẩm nhan đề là “Trung Kiên với lý Tưởng – Từ Saigon đến Kabul”. Đây là một cuốn hồi ký của một chuyên gia kinh tế Việt Nam trôi nổi theo giông tố lịch sử.
Tác giả Đinh Xuân Quân
Hình như tác giả chỉ muốn nhấn mạnh tới giai đoạn thực sự bắt đầu hoạt động trong phạm vi chuyên môn về kinh tế từ thành phố Saigon trước 1975, sau khi đã hoàn tất học vấn, huấn luyện tại nước ngoài, rồi để thời cuộc ngày 30/4/1975 đã từ từ xô đẩy tác giả về nhiều xứ sở xa lạ từ Phi Châu đến Á châu.
Một nơi ông đã ở và làm việc nhiều nhất là xứ Afghanistan mà thủ đô là Kabul.
Đây là chủ đề mà ông muốn nói.
Những người đọc, qua cuốn sách của ông, lại thấy tư tưởng của ông bồng bềnh trôi nổi theo giòng thời gian từ một đêm tháng chạp năm 1947, trời lạnh buốt chạy trốn trong đêm khuya từ vùng Phát Diệm theo đường thủy ra biển cả.
Và rồi ông mô tả bao biến cố, bao cảm xúc riêng tư, từ hoàn cảnh gia đình tới cơn quốc biến. Qua sự trình bầy khúc triết về từng lớp sóng phế hưng của lịch sử. Sự trầm luân của nhiều kiếp người. Cuối cùng cơn sóng vô hình đã xô đẩy ông về vùng đất Westminster, Orange County, thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Vậy phải chăng ông đã “Từ Phát Diệm đến Westminster” theo đúng định nghĩa.
Còn khoảng thời gian “Từ Sàigòn đến Kabul” chỉ là thời gian cho một hành trình của kinh tế gia Đinh Xuân Quân đã thành danh đi vào đời phục vụ cho nhân quần.
Trong suốt chiều dầy của cuốn sách, Đinh Xuân Quân đã gởi tới người đọc nhiều sự kiện và nhiều thông điệp.:
Sau khi đọc hết tác phẩm của Đinh Xuân Quân xin có đôi lời cảm tạ và mong muốn phổ biến đến nhiều đọc giả.
BK