Hôm nay,  

Phật đản 2025 tại Hawaii, lạ mà quen như sự trở về

16/05/202518:26:00(Xem: 2223)
Phật đản 2025 tại Hawaii, lạ mà quen như sự trở về
 
Joaquin Nguyễn Hòa


blank  
 

Thầy Chân Pháp Từ nói với tôi rằng đạo tràng Tâm Kim Cương do thầy đứng đầu, tổ chức pháp thoại vào chiều ngày thứ năm, và trung bình có khoảng 30, 40 người Việt trẻ tuổi tham dự.

 

Đạo tràng Tâm Kim Cương ở thành phố Honolulu, bang Hawaii ngoài Thái Bình Dương. Thầy Chân Pháp Từ là một đệ tử của thiền sư Thích Nhất Hạnh, pháp môn Làng Mai. Tôi quen biết thầy Pháp Từ là do thầy thường xuyên đến giảng pháp tại chùa Phổ Giác, thành phố Novato, miền bắc California, nơi tôi có tham gia vài hoạt động.

 

Tôi rất ngạc nhiên.

 

Theo những thống kê đây đó, thì số người Việt ở Honolulu là chưa đến 10 ngàn. Không biết trong đó có bao nhiêu phật tử, trong số phật tử cũng không biết có bao nhiêu người trẻ tuổi. 30 đến 40 người trẻ tuổi đến dự giảng pháp mỗi tuần là rất đông.


blank 


Tại rất nhiều chùa Việt Nam vùng vịnh San Francisco mà tôi biết thì người ta tổ chức giảng pháp vào ngày chủ nhật, và chỉ khoảng hơn 10 người là đã đông, và trong 10 người ấy, hiếm khi gặp người trẻ tuổi. Các chùa này, chủ yếu theo kiểu Tịnh độ, có đông người là vào những dịp lễ Phật giáo lớn như Phật đản, Vu lan,… hay ngày Tết nguyên đán. Hoặc chùa cũng có thể đông khi có đám tang, cầu siêu,… Người trẻ Việt Nam tại Mỹ ít khi đến những ngôi chùa này. Cũng có những người trẻ tuổi khác đến thắp hương, cầu may bán đắt rồi về. Một anh phật tử còn trẻ ở San Jose nói với chúng tôi là “đến chùa để làm gì!” Anh này có bằng Ph.D. và là giám đốc một phòng thí nghiệm kỹ thuật cao trong vùng Silicon Valley. Điều rất quan trọng là anh bạn này là một phật tử thuần thành, nhưng lại không đi chùa.

 

Thế cho nên khi thầy Pháp Từ nói với tôi về những buổi pháp thoại có đến 30, 40 bạn trẻ ở Tâm Kim Cương, tôi không khỏi nảy ra nhiều suy đoán.

 

Vì thầy Pháp Từ xuất thân từ Làng Mai, mà theo quan sát của tôi thì những người đến Làng Mai là thành phần từa tựa như người bạn ở San Jose mà tôi đề cập trên kia, nên tôi đoán già đoán non, chả lẽ chỉ độ 10 ngàn người Việt ở Honolulu thôi, mà họ có thể như Silicon Valley?

 

Hay là thầy Pháp Từ tổ chức cúng kiến linh đình cho cầu may bán đắt vào chiều thứ năm hàng tuần?

 blank                     Thầy Pháp Từ 

Tôi quyết định đi dự lễ Phật đản (Vesak), do thầy Pháp Từ tổ chức tại Honolulu vào ngày 11 tháng 5/2025.

 

Và tôi cũng quyết định đến vào sáng thứ năm trước đó, để có thể tham gia buổi pháp thoại chiều cùng ngày.

 

Sau buổi cơm chiều, có đến hơn 60 người đến dự buổi pháp thoại, có lễ qui y cho năm người, và có 4 người trong một gia đình đang có tang làm lễ 100 ngày. Có một người Canada sống tại Honolulu. Đây là một ngôi nhà nhỏ, phòng khách được mở rộng để làm chánh điện, chật cứng.

 

Tôi thấy rõ rằng những người trẻ tuổi đến dự buổi pháp thoại đó cũng không khác những người Việt trẻ tuổi mà tôi thấy ở các chùa vùng Vịnh San Francisco. Họ làm những nghề bình thường trong cộng đồng người Việt, nhiều người mới sang Mỹ, có những người sống ở Mỹ lâu nhưng tiếng Việt vẫn thạo hơn vì sống trong cộng đồng Việt Nam nhiều hơn.

 

Thế tại sao tại các chùa vùng Vịnh San Francisco họ chỉ lảng vảng thắp hương cầu may bán đắt rồi về, trong khi tại Tâm Kim Cương họ đến hàng tuần vào chiều thứ năm, ngồi nghe đến gần hai giờ đồng hồ?

 

Tôi đã dự một số buổi lễ qui y, nhưng chưa bao giờ tôi nghe người thầy làm lễ giải thích cặn kẽ về ngũ giới, cũng như pháp danh mà người thầy ban cho những phật tử qui y, như ở buổi lễ chiều thứ năm tại Tâm Kim Cương.

 

Ngoài phần lễ nghi (rất ít), buổi pháp thoại kéo qua nhiều lĩnh vực khác của đời sống, trong một không khí cởi mở, pha chút trào phúng nhẹ nhàng. Tôi không thấy hai điều mà ở một số chùa Việt Nam tôi thấy thường xuyên, đó là liên tục kêu gọi gây quỹ, và những lời “giảng” mang sắc màu huyền bí, thậm chí mê tín dị đoan.

 blank


Thầy Pháp Từ đi tu từ thời con trẻ với pháp môn Làng Mai ở Việt Nam, vào thời mà pháp môn này còn bị cấm đoán gắt gao. Khi sang Mỹ, thầy chưa có cả bằng tốt nghiệp trung học. Hiện nay, thầy Pháp Từ có bằng thạc sĩ triết học tại đại học Hawaii. Ngoài công việc hướng dẫn đạo tràng, cùng với người huynh đệ là thầy Chân Pháp Huy, hai thầy còn kiếm sống bằng nghề lái Uber, nghề thông dịch viên. Thầy Pháp Từ từng được hải quân Mỹ tuyển chọn làm thông dịch viên.

 

Đại lễ Phật đản (Vesak) năm 2025 ở Hawaii được tổ chức tại công viên Kapi’olani thành phố Honolulu. Điều đặc biệt của lễ Phật đản này là nó được tổ chức chung cho cộng đồng Phật giáo tại Hawaii, với những truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Ngoài trọng trách hướng dẫn đạo tràng Tâm Kim Cương, thầy Pháp Từ còn là giám đốc chương trình Phật tử trẻ, hiệp hội Phật giáo quốc tế tại Hawaii (Hawaii Association of International Buddhists). Trong năm 2025, các chùa Việt Nam tổ chức nhiều buổi lễ Phật đản “chung”, như tại Bắc California, Nam California, Washington D.C.,… nhưng chỉ là “phe ta” với nhau mà thôi, không thấy đông phật tử của các sắc dân khác.

 
blank
 

Có khoảng 200 người tham dự lễ Vesak Hawaii 2025. Có một bàn thờ Phật ở giữa khán đài nơi có khoảng 30 vị sư ngồi. Các vị này đến từ các truyền thống Tây Tạng, Nam truyền, Thiền tông, Làng Mai, Bắc truyền. Trước khán đài là một đài hoa tươi, có 9 bức tượng Phật sơ sinh, nơi làm nghi lễ tắm Phật. Chỉ có cờ Phật giáo treo khắp nơi, không có lọng vàng, không có đám rước với nhiều xe hoa như các lễ Phật đản “chung” khác.

 

Ngoài người Việt Nam dự lễ, còn có khá đông người địa phương, với nhiều sắc tộc khác nhau. Có khoảng 60 người của hội ái hữu “Việt Miên Lào”, được thành lập bởi những người tị nạn đầu tiên trên quần đảo Hawaii này sau năm 1975.

 

Có thể thấy rõ ràng phong cách Làng Mai chiếm ưu thế tại lễ Vesak Hawaii 2025, từ nghi thức đơn giản cho đến những bài hát nhẹ nhàng. Đặc biệt là có đến 6 vị tu sĩ, ngoài thầy Chân Pháp Từ, là xuất thân từ Làng Mai, hiện ở Làng Mai, hoặc sắp vào Làng Mai.

 

Cuối buổi lễ là một bài đồng ca, Hiểu và Thương, của Làng Mai. Có khoảng hơn 20 người đứng hát trên khán đài cùng thầy Pháp Từ. Người ta thấy một sự gắn kết rất rõ ràng giữa những người hát với nhau, mà trong đó thầy Pháp Từ nổi bật như là một người hướng dẫn. Một thủ lĩnh.

 

Chuyến đi Hawaii làm cho tôi thay đổi một suy nghĩ. Trước nay tôi cứ đinh ninh rằng pháp môn Làng Mai không thích hợp cho tầng lớp đại chúng của phật tử Việt Nam hiện nay. Tôi hoàn toàn sai. Những phật tử ở Tâm Kim Cương mang dấu rất rất mạnh của Phật giáo Làng Mai, từ những bài ca, kinh kệ, nghi thức, cho tới cách vỗ tay.

 

Tôi đặt ra câu hỏi với thầy Pháp Từ trên đường ông đưa tôi ra sân bay, rằng làm sao ông chuyển được một cộng đồng, giống như mọi cộng đồng Việt Nam ở nơi khác trên đất Mỹ, từ sự rời rạc thắp hương cầu may bán đắt, đến một cố kết mạnh mẽ như tại đạo tràng Tâm Kim Cương. Ông trả lời đơn giản rằng họ đạt được nhu cầu tinh thần của họ.

 

Câu trả lời của ông làm tôi nhớ lời một vị thượng tọa khác mà tôi rất kính trọng: Không có việc thì không lên chánh điện. Và đó cũng là câu trả lời cho người bạn trẻ ở San Jose, lên chùa để làm gì!

 

Các phật tử trẻ người Việt tại Hawaii, có việc cần lên chánh điện cũng như ở những nơi khác. Cái khác là họ lại đến đó hàng tuần vì tìm được nhiều điều thú vị hơn, cùng đi trên con đường tâm linh kéo dài, với sự hướng dẫn của một vị sư hiểu họ, và làm cho họ hiểu Phật pháp là gì.

 

Lòng tôi nhẹ nhàng khi rời Hawaii, quần đảo có không khí nhiệt đới tương tự như Việt Nam, nhưng nhẹ hơn. Sự nhẹ nhàng ấy phải chăng cũng nhẹ như sự trở về!

 

Hawaii-California, mùa Phật đản, tháng 5 2025

  

Hình do Vy Nguyễn, đạo tràng Tâm Kim Cương, Honolulu chụp.
YouTube sau do Chùa Phổ Giác, Novato, thực hiện:


https://www.youtube.com/watch?v=bNA2ur20AZw 

 

 

 

 

 

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Cộng Hòa tung tiền quảng cáo, mở chiến dịch vu khống Dân Biểu Derek Trần - Dân Biểu Cộng hòa Thomas Massie: Trump sẽ làm Cộng Hòa mất đa số ở Quốc Hội - California: ICE bố ráp, bắt người nhập cư, bắt nhầm 674 công dân Mỹ và trục xuất nhầm ít nhất 70 công dân Mỹ - Trump nói Israel-Iran đã đồng thuận ngưng bắn
Theo CNN, với các tin tức chính thức từ truyền thông Iran và Israel, thỏa thuận ngừng chiến giữa hai nước đã bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn về thời điểm chính xác cũng như các điều khoản cụ thể về thỏa thuận này. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã loan báo trên mạng xã hội rằng thỏa thuận ngừng chiến sẽ bắt đầu vào khoảng sáu tiếng đồng hồ sau khi ông công bố lần đầu tiên. Thời điểm này ước tính vào khoảng nửa đêm giờ miền Đông Hoa Kỳ.
(Ngày 23 tháng 6, Reuters) – Tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang khi Iran phóng 14 phi đạn nhắm vào một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Qatar rạng sáng thứ Hai. Mặc dù không gây ra thương vong nào, sự việc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột kéo dài suốt 12 ngày qua sẽ càng lan rộng. Tổng thống Donald Trump “chê” vụ tấn công này là “đòn gãi ngứa,” và lên tiếng kêu gọi cả Iran lẫn Israel cùng hướng đến hòa bình.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã tạm thời dỡ bỏ một phán quyết của tòa cấp dưới, vốn yêu cầu chính quyền Trump phải báo trước ít nhất 15 ngày trước khi trục xuất người di dân sang một quốc gia không phải quê hương họ, theo bản tin của NPR.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
Trong chương trình Tình Trạng Liên Bang (State of the Union) của CNN vào sáng Chủ Nhật, Thượng nghị sĩ Adam Schiff (Dân Chủ, California) cũng cho biết các cuộc không kích là "không hợp hiến", đồng thời ông nói thêm rằng thông tin tình báo không ủng hộ cho lý thuyết rằng Iran có bom hạt nhân. Schiff cho biết "Chính quyền nên đến Quốc Hội... Có lý do để đưa vấn đề này ra Quốc Hội, và đó là, bạn muốn Quốc Hội chấp thuận, bạn muốn người dân Mỹ chấp thuận một hành động quan trọng như vậy có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh bùng nổ lớn."
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào. Lời dạy đó cũng có thể hiểu là dạy phóng sinh. Đức Phật cũng đã quy định nhập hạ ba tháng mỗi năm trong mùa mưa để tránh giẫm đạp, vô ý sát sinh các loài côn trùng và mầm non cây trồng. Sau đây, chúng ta dò lại một số lời Đức Phật dạy rằng hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
- Thánh chiến: Trump nói dội bom Iran để yêu thương, tạ ơn Chúa. - Cựu tổng thống Nga Medvedev: một số quốc gia suy tính gửi Iran đầu đạn hạt nhân để tự vệ - Mỹ năn nỉ TQ xin hãy nói với Iran đừng đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi 20% dầu thế giới chở qua đây. - Cố vấn của Trump: Trump nói chờ 2 tuần sẽ quyết định dội bom hay không chỉ là cú lừa, vì Trump quyết định trước đó rồi, khi thấy Israel dội bom mà Iran phản ứng yếu kém.
(BILLINGS, Mont., ngày 23 tháng 6, APNews) – Một trong những ký ức đầu đời sâu đậm nhất của Layton Tallwhiteman là khi anh ngồi xem bản tin tại nhà chú ở Montana vào năm 2003, chứng kiến cảnh Hoa Kỳ dội bom Baghdad, mở màn cho cuộc chiến tại Iraq.
(Ngày 22 tháng 6, Reuters) – Sau các đợt không kích của Hoa Kỳ vào các cơ sở nguyên tử của Iran, tình hình hàng không khắp Trung Đông rơi vào hỗn loạn với hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, khiến hàng chục ngàn hành khách bị mắc kẹt. Israel đã tạm thời mở lại không phận vào Chủ Nhật (22/6), và đang lên kế hoạch tăng cường các chuyến bay từ Thứ Hai (23/6) để hỗ trợ công dân và du khách quốc tế.
- Từ khi Trump lên ngôi ngày 20/1/2025 tới bây giờ, Trump chơi golf 37 lần, xài công quỹ gần 52 triệu đô - California: Thị trấn Boyle Heights kinh tế suy giảm vì ICE bố ráp di dân lậu, nhiều doanh nghiệp không tìm ra nhân viên - Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể công bố về sự tái sinh của ngài vào ngày 2 tháng 7/2025 (2 ngày trước sinh nhật 90)
Donald Trump tuyên bố hôm thứ Bảy trên Truth Social Media rằng Hoa Kỳ đã hoàn thành một "cuộc tấn công rất thành công" vào các cơ sở nguyên tử ở Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Isfahan.
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
Theo lời kể của hai viên chức Israel từng trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận với phía Hoa Kỳ, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 4 tháng 2, Netanyahu đến Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên kể từ khi Trump trở lại nắm quyền. Trong Phòng Nội Các, Netanyahu không vòng vo mà nhắc lại rằng Iran từng âm mưu ám sát Trump. Sau đó, ông trình chiếu một bộ slide công phu và chi tiết, phân tích rõ từng điểm, cho thấy Iran đang âm thầm từng bước vượt qua ngưỡng nguyên tử: trữ lượng uranium làm giàu ngày càng tăng, máy ly tâm ngày càng hiện đại. “Donald, ông coi coi,” Netanyahu nói, rồi ngưng một nhịp, nhìn thẳng vào mắt Trump: “Chúng ta phải can thiệp. Họ đang tăng tốc. Đâu thể cứ vậy mà trơ mắt ra nhìn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử trong nhiệm kỳ của ông.”
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.