Hôm nay,  

Song ngữ: Praying and chanting sutras / Cầu nguyện và tụng kinh

07/12/202309:33:00(Xem: 2695)
blank 

Cầu nguyện và tụng kinh

 

Tâm Diệu

 

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường giải thoát. Giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau, thường được tiêu biểu bằng con số 84 nghìn pháp môn, để hướng dẫn mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát. Cầu nguyện và tụng kinh, tuy không phải là cứu cánh, nhưng cũng là một trong 84 nghìn pháp môn.

 

CẦU NGUYỆN

 

Thời Đức Phật tại thế, có chàng trai trẻ đến xin Phật làm lễ cầu siêu cho người cha vừa quá vãng. Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ chắc khó có thể hiểu được những lý lẽ trong lúc này, nên Đức Phật đã phải dùng phương tiện bằng hình ảnh cụ thể với những đặc tính đối lập, một hòn đá và một lon dầu, cả hai được ném xuống hồ, đá nặng chìm xuống và dầu nhẹ nổi lên.  Đức Phật trả lời, như một hòn đá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyện của số đông, hòn đá vẫn không thể nổi lên mặt nước. Qua đó, Đức Phật khẳng định nếu con người tạo nghiệp xấu thì chịu quả báo xấu và tạo nghiệp tốt thì được hưởng quả báo tốt, cầu nguyện không thể làm thay đổi được nghiệp lực, nhất là khi nghiệp đã chín muồi. Rõ ràng, cầu nguyện để mong giải tội, xóa sạch ác nghiệp đã tạo, phó thác hoàn toàn vào tha lực như các Bà la môn hằng tin tưởng là một việc làm vô ích. [01]

 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, cũng trong kinh Pali, Đức Phật cho thấy sự cầu nguyện có ảnh hưởng đến người khác và môi trường sống chung quanh.  Điển hình là trường hợp Tỳ kheo Angulimāla (Vô Não), ông vốn là một tay cướp giết người nổi tiếng, nhưng Angulimāla được Phật hoá độ, trở thành Tỳ kheo. Một hôm, Angulimāla đi khất thực, gặp một người đàn bà sắp lâm bồn đang rên siết đau đớn bên đường. Không biết làm thế nào, Angulimāla trở về hỏi Đức Phật. Đức Phật khuyên Angulimāla đem lời sau đây nói với người đàn bà: “Này cô, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề có ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô được bình an vô sự.”[02] Angulimāla học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn che, đọc lại với lòng chân thật. Người mẹ đau đớn liền sanh được dễ dàng.

 

Đến nay bài kinh Angulimāla Paritta [03] này vẫn còn được lưu hành ở một số quốc gia Phật giáo Nam Truyền. Điều này cho thấy năng lực nội tại (qua tâm từ và giữ giới) của hành giả có thể có tác dụng đến ngoại giới, đến môi trường chung quanh và ảnh hưởng ấy lại được chuyển tải bởi ngôn ngữ (lời kinh).  Sức mạnh của tâm từ và năng lực trì giới của Tôn gỉa Angulimāla đã chuyển hoá tai họa của sản phụ, khiến cho mẹ con được an lành.

 

Cũng vào thời Phật, có một số tỳ kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn bị thương nhiều có khi gây tổn hại đến sinh mệnh, nên Phật đã dạy các tỳ kheo ấy hãy rải tâm từ đến các loài rắn độc thì sẽ tránh khỏi. Phật dạy bài kệ. Nội dung bài kệ không phải là những câu thần chú bí hiểm, mà chỉ là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan toả đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện chúng sinh các loại đều được an lành, không làm hại đến tỳ kheo. Văn ước nguyện này được gọi là “hộ chú” (parittam). [04]

 

Trong thời cận đại, một vị  bác sĩ người Pháp qua Việt Nam làm các việc từ thiện ở những năm đầu thập niên thế kỷ 20 cũng xác nhận rằng nhờ “tâm từ” mà ông đã thoát được nạn rắn độc. Đó là trường hợp bác sĩ Yersin: “Năm 1894 bác sĩ Yersin đi từ cao nguyên Lang Bian đến Darlac rồi từ Darlac đến Attopeu, một bữa nọ bác sĩ đang đi trong rừng, mắt chăm chú nhìn lên các ngọn cây cao, thì bỗng nghe sau lưng có tiếng động. Quay lại thì ngó thấy một con rắn hổ mang to lớn đứng thẳng lên trên đuôi, phùng mang le nọc độc.  Bác sĩ Yersin đứng yên, thái độ hoàn toàn bình thản. Rắn lắc lư chiếc đầu dẹp muốn nhảy đến chụp, nhưng lại trù trừ. Hồi lâu hạ mình xuống vụt phóng vào bụi rậm rồi đi mất. Nghe được câu chuyện, có người đến hỏi bác sĩ có phải nhờ thuật thôi miên mà thoát nạn chăng? Bác sĩ cười đáp: “Rắn độc cũng như thú dữ, cắn người chỉ để tự vệ. Chúng đều có linh tính. Một khi nhận biết rằng mình không có ác tâm, ác ý đối với chúng thì không bao giờ chúng làm hại mình”[05] .

 

 

Trên đây là một số trường hợp cầu an cứu hộ có tính cách cá nhân cho mình hoặc cho người, nương nhờ vào năng lực từ tâm và trì giới.  Trong trường hợp số đông chúng sinh như các vùng bị thiên tai, bão lụt làm mất tích và chết nhiều người, dẫn đến các bệnh dịch tàn phá khác. Phật giáo, ngoài những nỗ lực cứu giúp bằng các phương tiện vật chất còn có biện pháp cứu hộ khác bằng năng lực cầu nguyện của số đông với tâm từ bi, với chánh tín và chánh kiến qua việc đọc tụng kinh Châu Báu [06] như tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường áp dụng.

 

Như thế có thể nói rằng ngoài tự lực, trong Phật giáo còn có tha lực và cầu nguyện. Sự cầu nguyện có thể được giải thích như là một ý lực mạnh mẽ muốn chuyển hóa nghiệp lực đối với tự thân đồng thời hỗ trợ cho tha nhân chuyển hóa nghiệp lực của họ, mà chủ yếu là sức mạnh của tâm từ bigiữ giới luật. Tuy nhiên, điều chánh yếu là việc cầu nguyện phải phù hợp với lý và pháp. Hòa thượng Tịnh Không, trong một bài giảng có nói rằng việc cầu nguyện sẽ được hiệu nghiệm nhưng phải là “Như lý như pháp mà cầu”. Như lý như pháp là phải vì mục đích hạnh phúc của số đông, của tất cả chúng sinh, không chỉ riêng cho mình.

 

TỤNG KINH

 

Tụng kinh là cách hành trì rất phổ biến của cả hai trường phái Phật giáo Nam Truyền và Bắc Truyền.

 

Kinh có nghĩa là những lời Phật dạy, bao gồm những bài thuyết pháp của Đức Phật từ buổi thuyết pháp đầu tiên tại Ba La Nại cho đến lúc Phật nhập Niết Bàn.

 

Tụng kinh là để ôn lại những lời Phật dạy và để tự nhắc nhở mình ứng dụng lời của Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày là không làm các việc ác, làm các việc lành và tự thanh lọc tâm ý.  Khi tụng kinh, do chú tâm vào lời kinh nên cả ba nghiệp là thân, khẩu và ý không có cơ hội tạo tác.  Do đó xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam, sân hận, si mê, đem lại lợi lạc cho mình và người.

 

Nhiều bài kinh quan trọng từ giáo lý căn bản của Đức Phật được chọn ra từ các bộ kinh. Tên những bộ kinh nguyên thủy bằng chữ Pali được chọn ra là: Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjiima Nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh, (Anguttara Nikaya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuđaka Nikaya).  Các Kinh nguyên thủy bằng chữ Sanskrit gồm có các bộ A Hàm (Agamas) như Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm (tương đương với các bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, và Tiểu Bộ Kinh thuộc văn hệ Pali). Ngoài ra còn có các kinh thuộc Phật giáo Bắc Truyền như: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Kinh Duy Ma Cật, Kinh A Di Đà, và còn rất nhiều nữa.

 

Những kinh mà người Phật tử tụng trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền để cầu an là Kinh Châu Báu và Kinh Phật Lực. Cầu siêu là Kinh Vô Ngã Tướng và Kinh Hồi Hướng Vong Linh.  Đối với Phật giáo Bắc truyền kinh Cầu an là Kinh Phổ Môn, Knh Dược Sư và cầu siêu là Kinh A Di Đà và Kinh Địa Tạng.

 

 “Cầu An” có nghĩa là ước nguyện cho chính chúng ta hay cho người khác tránh khỏi các hình thái của ma quỷ, bất hạnh, đau ốm, và ảnh hưởng xấu của những sự thay đổi môi trường sống trong hệ thống hành tinh cũng như để đặt tin tưởng nơi tự tâm bằng chính tâm từ bi, chánh tín, chánh kiến và năng lực giữ giới hạnh của chúng ta. Còn “Cầu Siêu” là nguyện cầu cho những người thân quá cố hoặc bạn bè quen hay không quen của chúng ta, nhưng vì tâm từ, vì họ mà làm những việc từ thiện để hồi hướng cho họ được nương vào phước lành đó mà vượt thoát khỏi ba đường ác.

 

Việc tránh ác, làm thiện và giữ giới của mỗi cá nhân và của số đông, hợp với sức mạnh gia hộ của thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát, của chư Phật và các vị thiện thần có thể đem lại kết quả, đạt được mục đích cầu an như ý lực mong muốn. Sự gia hộ mà trong kinh sách thường nói đến như là một tha lực, là điều rất khó giải thích, chỉ có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm bản thân.

 

 

Chú Thích:

 

[01] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tương Ưng Bộ Tập IV Thiên 6 xứ Ch.8 Đoạn 6:

 

[02] HT. Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998, Đức Phật và Phật Pháp

 

[03] HT. Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Angulimala Sutta, kinh thứ 86.

 

[04] Suzuki - TT. Thích Tuệ Sỹ, Thiền và Bát Nhã,  Viện CĐPH Hải Đức, 2004.

 

[05] Quách Tấn, Xứ Trầm hương. Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa tái bản 2003.

 

[06] HT. Thích Minh Châu, Kinh Tiểu Bộ Tập I Kinh Tập, (I) Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) (Sn 39)

 

(Trích từ sách Phật Pháp Trong Đời Sống, Nhà xuất bản Hồng Đức 2014)

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p22a21700/06-cau-nguyen-va-tung-kinh

 

.... o ....

 

Praying and chanting sutras

 

Author: Tâm Diệu

Translated by Nguyên Giác

 

At its core, Buddhism is a path to liberation. Buddhists who follow this path strive to distance themselves from suffering and break free from the cycle of birth and death. Although the path to liberation in Buddhism is universal, practitioners have diverse temperaments, abilities, and conditions. This is because the approach to enlightenment depends on various factors such as circumstances, customs, regional laws, and the era in which one lives. The Buddha, recognizing this diversity, offered numerous methods, symbolized by the number 84,000, to guide individuals towards the ultimate goal of enlightenment and liberation. Praying and chanting sutras, although not the ultimate method, is also one of the 84,000 methods.

 

PRAYING

 

During Buddha's time, a young man came to ask Buddha to perform a prayer ceremony for his father, who had just passed away. Knowing that the young man was filled with suffering and could hardly understand the arguments at this time, the Buddha had to use a concrete image with contrasting characteristics: a stone and a jar of oil. After both were thrown into the lake, the heavy rock sank while the light oil floated to the surface. Buddha replied that, just like a heavy stone dropped to the bottom of a lake, even with the prayers of many people, the stone could not float to the surface. The Buddha affirmed that if people engage in bad deeds, they will receive bad karma, while if they engage in good deeds, they will enjoy good karma. Prayers cannot change the karmic outcomes, especially when the karma has already matured. Obviously, praying to absolve sins and erase the negative karma you have accumulated, while completely entrusting yourself to the power of others, as the Brahmins always believe, is a futile endeavor.

 

However, in a few other cases, as mentioned in the Pali scriptures, the Buddha demonstrated that prayer can have an influence on both individuals and the surrounding environment. Like the case of Bhikkhu Angulimāla, in the past, he was a notorious murderer before being converted by the Buddha and becoming a monk. One day, Angulimāla went to beg for alms and encountered a pregnant woman in distress, moaning in pain on the side of the road. Not knowing what to do, Angulimāla returned to ask the Buddha. The Buddha advised Angulimāla to say the following to the woman: "Dear lady, since the day I was born into the Holy Clan (that is, since the day I became a monk), I have never had any intention to harm or take the life of any living being. May you find peace and may your newborn baby be safe and sound, as these words hold true." Angulimāla memorized the saying, then went to the place, sat a few feet away from the pregnant woman, and read it again with sincerity. The mother immediately felt less pain and gave birth easily.

 

The Angulimāla Paritta Sutta is still circulated in some Theravada Buddhist countries to this day. This demonstrates that the inner capacity of the practitioner (through compassion and adherence to precepts) can impact the external world and the surrounding environment. This influence is communicated through the language used in the sutta. The power of Venerable Angulimāla's compassion and his ability to uphold precepts transformed the misfortune of the pregnant woman, ensuring the safety of both her and her newborn baby.

 

Also, during the time of the Buddha, there were monks who lived in remote forests and were occasionally bitten by venomous snakes, resulting in injuries that posed a threat to their lives. Therefore, the Buddha taught the monks to cultivate compassion towards poisonous snakes, ensuring their safety. Buddha taught the monks a verse. The content of the verse is not a mysterious mantra, but rather a simple wish. It expresses the hope that the practitioner's compassion will extend to all beings, including poisonous snakes, creatures without legs, those with two legs, and those with four legs. The verse wishes for the safety and well-being of all living beings and for no harm to come to monks. This written wish is called a "protective mantra" (parittam).

  

In modern times, a French doctor who came to Vietnam to do charity work in the early 20th century also confirmed that he was able to escape from poisonous snakes thanks to his "compassion." That was the case with Dr. Yersin. In 1894, Dr. Yersin traveled from the Lang Bian plateau to Darlac, and then from Darlac to Attopeu. One day, the doctor was walking in the forest, gazing up at the towering trees, when he suddenly heard a noise behind him. Turning around, he saw a large cobra standing upright on its tail, releasing venom. Doctor Yersin stood still, maintaining a completely calm demeanor. The snake shook its flat head and attempted to lunge at the doctor, but hesitated. After a while, the snake lowered itself, jumped into the bushes, and disappeared. After hearing the story, someone approached the doctor to inquire whether he had used hypnosis to escape the danger. The doctor smiled and replied, "Poisonous snakes are similar to wild animals; they only bite people in self-defense. They all have premonitions. Once you realize that you harbor no malice or hostility towards them, they will never harm you."

 

Above are some personal instances of praying for safety for oneself or others, relying on the power of compassion, and adhering to precepts. In situations involving a significant number of living beings, such as areas impacted by natural disasters, storms, and floods, numerous individuals go missing and perish, resulting in additional catastrophic outbreaks. Buddhism, in addition to providing material assistance, also offers other forms of support through the collective power of prayer, rooted in compassion, right faith, and right view. One such practice is the recitation and chanting of the Ratana Sutta, which is commonly observed in Theravada Buddhist countries.

 

So, it can be said that in addition to relying on one's own strength, Buddhism also emphasizes reliance on the strength of others and the power of prayer. The practice of prayer can be understood as a sincere intention to change one's own karma while also assisting others in transforming their karma. It is primarily driven by compassion and the commitment to uphold moral principles. However, the main thing is that prayer must be in accordance with reason and dharma. In a sermon, Venerable Tinh Khong said that prayer can be effective, but it must be “practiced in accordance with reason and with the dharma.” Practice in accordance with reason and dharma must be for the sake of the happiness of the majority of all sentient beings, not just for oneself.

CHANTING SUTRAS

Chanting sutras is a widely practiced tradition in both Southern and Northern Buddhism.

 

Sutras are the teachings of the Buddha, encompassing his sermons from the first sermon at Ba La Nai until his entry into Nirvana.

  

Chanting sutras is a way to study the teachings of the Buddha and to remind the chanter to apply those teachings in their everyday life. This involves refraining from engaging in harmful actions, actively engaging in virtuous actions, and cultivating a pure mind. When chanting, due to focusing on the words of the sutra, there is no opportunity for the three karmic actions of body, speech, and mind to arise. Therefore, by avoiding the causes of suffering, such as greed, anger, and ignorance, you can bring benefits to both yourself and others.

 

Many important suttas from the Buddha's fundamental teachings were selected from the sutras. The selected names of the early Pali scriptures are: Digha Nikaya, Majjhima Nikaya, Samyutta Nikaya, Anguttara Nikaya, and Khuddaka Nikaya. Early Buddhist Sutras in Sanskrit include Agamas such as Dīrgha Āgama, Madhyama Āgama, Saṃyukta Āgama, and Ekottara Āgama (equivalent to Digha Nikaya, Majjhima Nikaya, Samyutta Nikaya, and Anguttara Nikaya in the Pali Canon).

 

There are also sutras in Northern Buddhism, such as the Lotus Sutra of Wonderful Dharma, the Avatamsaka Sutra, the Diamond Sutra, the Maha Prajnaparamita Sutra, the Mahaparinirvana Sutra, the Great Treasure Sutra, the Shurangama Sutra, the Perfect Enlightenment Sutra, the Heart Sutra, the Vimalakirti Sutra, the Amitabha Sutra, and many more.

 

The sutras recited by Buddhists in the Southern Buddhist tradition to pray for peace are the Ratana Sutta and the Buddhajayamaṅgalagāṭhā (the Power of Buddha Sutta). For praying for the deceased, they recite the Anattalakkhaṇa Sutta (the No-Self Sutta) and the Sutta Dedicated to the Dead. For Northern Buddhism, the sutras used to pray for peace include the Universal Gateway Sutra and the Medicine Buddha Sutra. On the other hand, the Amitabha Sutra and the Ksitigarbha Sutra are recited to pray for the deceased.

 

Praying for Peace means wishing for ourselves and others to be free from all forms of evil, misfortune, illness, and the negative effects of environmental changes in the planetary system. It also means having trust in our own minds, cultivating compassion, having right faith, right view, and the ability to maintain morality. The Requiem Prayer is a prayer offered for our deceased relatives, friends, or even unfamiliar individuals. It is an act of compassion where we perform charitable deeds on their behalf, dedicating the merits of these actions to help them escape the three evil paths and find blessings.

 

Avoiding evil, doing good, and adhering to the precepts, both individually and collectively, along with the benevolent influence of numerous Bodhisattvas, Buddhas, and divine beings, can yield fruitful outcomes, enabling the fulfillment of prayers in accordance with one's desires. The blessing, often referred to as a force of others in the scriptures, is very difficult to explain and can only be felt through personal experience.

 

(Excerpted from the book Live The Buddhist Teachings, Hồng Đức Publishing House, 2014)

 

.... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
22/02/202407:46:00
Bài viết này của Bhikkhu Bodhi, vị Thầy đã dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Anh, đăng trên trang Buddhists Respond (Người Phật tử đáp ứng) có địa chỉ ở https://www.buddhistsrespond.org/ một trang web tự ghi nhận là có mục đích hỗ trợ các phản ứng khôn ngoan và từ bi của người Phật tử đối với các sự kiện hiện tại. Tác giả Bhikkhu Bodhi cũng là một nhà hoạt động, người sáng lập và chủ tịch của Hội Buddhist Global Relief (Hội Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu), một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các cộng đồng trên khắp thế giới đang bị nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên. Bản thân của Bhikkhu Bodhi còn có một vị trí đặc biệt khi nhìn về cuộc chiến giữa Israel và quân Hamas: ngài Bodhi là nhà sư Mỹ gốc Do Thái cao cấp nhất.
31/12/202306:32:00
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Đại học University of Wisconsin, Madison ở Hoa Kỳ, người lớn ngồi thiền hoặc tập các bài tập thể dục thông thường như đi bộ nhanh, trong hai tháng sẽ ít bị bệnh cảm lạnh hơn so với những người không làm gì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngồi thiền có số ngày nghỉ việc do bệnh ít hơn 76% trong khoảng thời gian 9 tháng từ tháng 9 đến tháng 5 so với những người không ngồi thiền. Những người chỉ tập thể dục nghỉ ít hơn 48% trong giai đoạn này. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó đã cho thấy thiền chánh niệm có thể làm giảm căng thẳng thần kinh trong cuộc sống, làm cho tâm được an lạc và tăng cường khả năng của hệ miễn dịch.
22/12/202317:31:00
Trong các thuật ngữ của đạo Phật, có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệt rõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai thuật ngữ "Chân Đế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
20/12/202317:02:00
Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở vể với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu. Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo. Bài viết được dựa phần lớn vào những tư liệu hiện có, vào kinh điển của Phật giáo và Bà La Môn giáo đang lưu truyền.
15/12/202319:39:00
Thuở còn nhỏ ở làng quê đất Bắc, chúng tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, có vợ, có con hay sống một mình. Chỉ biết thầy trông nom ngôi chùa và thỉnh thoảng chúng tôi thấy thầy đến nhà người dân cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ trong làng thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở trong chùa và trông coi ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng đám, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Cho đến nay nhiều người vẫn lẫn lộn ba vị, Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng như chúng tôi hồi còn nhỏ không biết phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một. Nay được biết thêm các từ Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng, Đạo Sư và Thiền Sư nữa. Vậy những chức danh này có gì khác nhau? Nếu muốn nói đến các vị sư ở chùa thì nên dùng từ nào cho chính xác?
13/12/202314:57:00
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
03/12/202310:46:00
Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.
25/11/202318:39:00
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán.
23/11/202316:10:00
Trong các ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), lễ Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) và lễ Vu Lan (rằm tháng Bảy) hàng năm mọi người đua nhau mua sắm vàng mã to để đốt hầu lấy được nhiều tài lộc. Thậm chí, họ còn mua cả đồ mã kỹ thuật cao (hi-tech) như: điện thoại loại iPhone 5, máy tính bảng iPad Air gửi cho ông Công, ông Táo, và còn mua nhiều hơn nữa vào dịp Tết đến để gửi cho cha mẹ, ông bà. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng mã một cách vô cùng “lãng phí và sai lầm”.
13/11/202321:58:00
Về nghi thức cúng kiếng, cầu nguyện cho người qua đời thì tôn giáo nào cũng có. Không những thế, ngay cả từ thời kỳ mông muội, chưa có tôn giáo, cũng đã có những sự cầu nguyện các đấng mà họ nghĩ là linh thiêng, nhiều quyền phép nào đó, để che chở, cứu vớt người thân đã chết của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.