Hôm nay,  

Sống Ảo

19/04/202400:00:00(Xem: 845)

song-ao
Tranh Ann Phong “Ocean Heart #2”.

Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe  có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng. Những người lính sống sót trở về sau cuộc chiến thường mắc phải căn bệnh mà thuật ngữ chuyên môn gọi là  “Hội chứng hậu chiến” ( post traumatic stress disorder ) ( hay  syndrome ) như các cựu quân nhân Hoa Kỳ trờ về sau cuốc chiến Việt Nam, như các cựu quân nhân người Việt được định cư ở Mỹ sau thời gian dài bị đày đọa trong các trại tập trung Cộng sản. Những người lạm dụng ma túy và lạm dụng rượu cũng thường mắc bệnh hậu chấn tâm lý, sống ảo và có hành động nguy hiểm. Dầu do bất cứ nguyên nhân nào, những người lâm vào tình cảnh sống ảo thì rất nguy hiểm cho chính họ và cho xã hội. Về mặt y học, bác sĩ nói những người sống ảo ngoài những căn bệnh thông thường như biến ăn , bỏ ăn, mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ, suy nhược thần kinh, tinh thần và thể chất,  họ còn có nguy cơ bị ung thư, đau tim, đột quỵ. Những người sống ảo khi đi đến bước đường cùng thì tìm cách giải thoát bằng cách tự tử không còn là chuyện lạ và  khó hiểu nữa. Tòa án Bình Dương ngày 3/7/2022 đã đưa ra tòa xét xử và kết án một trường hợp giết nhiều người do những kẻ ảo vọng gây ra, làm chấn động dư luận trong tỉnh và cả nước. Sống ảo do một nguyên nhân đã là “ mệt ” rồi. Nếu như cùng một lúc do nhiều nguyên nhân tác động vào thì càng nguy hiểm hơn. Cùng một lúc khó mà chống lại với nhiều kẻ thù.

Một vài trường hợp sống ảo điển hình :
 
1/ SỐNG ẢO LÀ DO MÊ TÍN VÀ MÊ MUỘI

Ai cũng biết ung thư là căn bệnh nan y mà y học hiện đại bây giờ vẫn chưa tìm được một phương thuốc nào hữu hiệu nhất để đẩy lùi một cách hiệu quả mà không để lại di chứng nguy hiểm trên người bệnh. Vậy mà cũng có người tin là khí công làm được bằng cách sờ tay vào người bệnh nhân và không cần dùng thuốc men gì cả. Đây là một sự ảo tưởng và hằng ngày họ sống với ảo tưởng đó cho đến khi người bệnh qua đời họ cũng không sáng mắt ra và không công nhận rằng mình đã sai lầm vì quá tin vào những lời tuyên truyền vô căn cứ, phản khoa học. Trường hợp này đã xảy ra trong gia đình của người em ruột mà tôi cùng sống chung và chứng kiến trong hai tháng khi về thăm quê nhà ở Việt Nam.
 
2/ SỐNG ẢO DO KÉM HIỂU BIẾT

Ông thày chữa bệnh là một trung niên đầu cạo trọc, mặc áo nâu sòng, ra vẻ là một nhà sư. Bệnh nhân là một người đàn bà lớn tuổi khai rằng bị đau ( thoái hóa) cột sống  mấy chục năm, thường xuyên bị đau nhức, hiện tại thì bị tê cả hai chân. Ông thày bảo bệnh nhân nằm ngữa, xoa một loại dầu ( dầu nóng ? ) lên hai chân rồi dùng hai tay vuốt và xoa bóp mạnh lên hai chân chừng 10 đến 15 phút. Xong, bệnh nhân ngồi dậy. Ông thày hỏi bệnh nhân có còn đau và bị tê chân nữa không. Bệnh nhân nói hết rồi. Ông thày lại hỏi hết bao nhiêu phần trăm. Bệnh nhân nói 90 phần trăm. Ông thày nói chị đến lần nữa là tôi chữa dứt luôn. Bênh nhân nói thày  tài giỏi quá. Rồi cả hai cùng cười ( một cách nham nhở). Cảnh tượng này tôi ( người viết) xem được trên You Tube Việt Nam. Khi về Mỹ tôi cũng còn nhìn thấy nó. Nhận định : Bệnh nhân nói hết đau nhức thật ra chỉ là ảo tưởng,  là một cảm giác nhất thời, một sự dễ chịu nhất thời sau khi cơ thể được làm nóng và xoa bóp ( massage). Ông thày nói chữa hết bệnh hoặc sẽ chữa hết bệnh là ba xạo, là nói dóc. Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính, khoa học bây giờ chưa có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn. Người ta dùng nhiều liệu pháp khác nhau cũng chỉ để hỗ trợ làm chậm sự phát triển của căn bệnh thôi. Nói rõ hơn, người ta chỉ tạm thời chữa triệu chứng bằng các phương pháp như chườm nóng, massage, châm cứu..và cho uống các loại thuốc giảm đau như Aspirin, paracetamol, ở Mỹ thì có Tylenol, Ibuprofen, nhưng các loại thuốc giảm đau này đều có tác dụng phụ  (side affects ) là làm hại bao tử, thận. Cái gốc của căn bệnh thì vẫn còn đó.
 
Trải nghiệm bản thân : Tôi bị thoái hóa cột sống ( có khi gọi là gai cột sống, vôi cột sống) hơn bốn chục năm nay. Ở Việt Nam đi châm cứu ở bệnh viện Y Học Dân Tộc mà không hết. Qua Mỹ năm 1997 tôi đi làm, phải nói là rất cực nhọc, không có thì giờ quan tâm đến bệnh tật và tự nhiên căn bệnh biến mất cả chục năm, sau đó lại tái phát. Tôi đi bệnh viện chụp X ray, MRI và theo các liệu pháp điều trị khác nhau do bác sĩ chỉ định nhưng không hết. Đã hai lần tôi phải đi cấp cứu ở bệnh viện do cơn đau trổi dậy, hành hạ. Ngồi trên giường tôi không thể nào đặt chân xuống sàn nhà được, cũng không dám thở mạnh nữa vì thở cũng đau. Bác sĩ để tôi nằm yên và theo dỏi hơn một tiếng đồng hồ, chích cho tôi một mủi thuốc, tôi đoán là thuốc giảm đau rồi thôi. Khi ra về kê cho tôi một toa thuốc, cũng chỉ là Ibuprofen một loại thuốc giảm đau với nhiều tác dụng phụ, có hại cho bao tử và thận. Bác sĩ Việt Nam khuyên tôi không nên uống Ibuprofen, khi cần thì uống Tylenol. Tôi không uống gì cả mà chỉ tập thể dục hàng ngày thôi.  Chừng ba bốn năm nay cơn đau nhức cũng tự nhiên biến mất kể cả vào mùa Đông lạnh dưới 0 độ. Tôi không biết tại sao. Nếu có ai đó đọc được bài viết này và có kiến thức về y khoa hoặc một bác sĩ nào biết được trường hợp của tôi, xin giải thích giùm. Nếu trong thời gian này có ông đạo hay ông thày  nào sờ tay vào người tôi rồi nói tôi khỏi bệnh là nhờ phương pháp khí công của ông là nói láo. Nếu tôi tin vào lời nói của ông thì tôi là người sống ảo, là không hiểu biết. Trong y khoa người ta phân biệt triệu chứng và nguyên nhân. Nhiều trường hợp người ta đẩy lùi được triệu chứng ( tạm thời không còn đau nhức ) nhưng nguyên nhân gây bệnh thì vẫn còn đó. Bác sĩ giỏi là bác sĩ tìm ra được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh và chữa được nó. Tôi có người bạn trạc tuổi tôi, có cùng căn bệnh như tôi, đã dùng nhiều loại thuốc,  từng đi chích và châm cứu nhiều lần nhưng bệnh ngày càng nặng. Lần này bác sĩ quyết định là phải mổ ( đốt sống ở thắc lưng). Có lẽ bạn tôi bị thoái vị đĩa đệm. Hy vọng lần này may mắn sẽ đến với anh.
 
3/ SỐNG ẢO VÌ MẶC CẢM TỰ TI

Mặc cảm tự ti ( Inferiority ) chính nó không phải là sống ảo nhưng đưa tới hệ quả tiêu cực như sống ảo, không hội nhập được với xã hội. Những người thất bại trong cuộc sống hoặc không đạt được mục tiêu trong nghề nghiệp, hôn nhân, gia đình sẽ có cảm giác không an toàn, bị thua thiệt, là nguy cơ tiềm ẩn của những trạng thái và hành vi tiêu cực như mất ngủ, lo âu, trầm cảm, thường hay cáu giận vì những lý do không chính đáng. Họ cắt đứt mọi quan hệ với người thân, bạn bè, không buồn trả lời mọi cuộc gọi điện thoại từ bên ngoài, họ không sử dụng các trang mạng xã hội như Face Book, Instagram và rút lui khỏi những hoạt động hàng ngày và các tình huống xã hội. Họ xa lánh người thân, có rất ít bạn bè nên rất cô đơn, đành phải thu mình trong một vỏ bọc của một loài ốc sên để sống đời nội tâm,  biệt lập với thế giới sinh động bên ngoài. Nếu có năng khiếu viết văn thì suốt ngày đắm chìm với những con chữ trên bàn phím để viết những truyện tưởng tượng, hư cấu xa rời thực tế, một đôi khi rất bệnh hoạn. Nếu biết vẽ thì họ vẽ toàn những bức tranh với gam màu tối hoặc là trừu tượng, siêu thực không ai hiểu được, một đôi khi lại trắng trợn vẽ những bức tranh tục tĩu và gọi đó là sáng tạo. Đến lúc này thì họ đạt tới đỉnh cao của sống ảo rồi. Nhìn những bức tranh này người ta cũng có thể đoán biết là vận mệnh của tác giả, người vẽ ra nó không cò gì sáng sủa.

Quan trọng hơn, để che đậy cảm giác hụt hẩng và thất bại, họ có phản ứng rất mạnh mẽ từ  thái cực này sang thái cực khác. Lúc này họ trở nên tự tôn ( superiority ), con người họ hình thành hai tính cách. Họ không bao giờ nhận lỗi  hay sai lầm mà đỗ lỗi cho người khác hay tìm lỗi của người khác để chỉ trích. Họ ảo tưởng rằng mình có tài năng mà không được người đời công nhận.


Có những người có một khuyết điểm về ngoại hình nhỏ thôi cũng làm họ bận tâm quá mức, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mặc dầu không có ai để ý đến khuyết điểm của họ đâu

Tóm lại tự ti hay tự tôn mặc cảm là một chứng bệnh tâm thần, rất cần được bác sĩ và những nhà tâm lý học giúp đỡ càng sớm càng tốt. Nếu không, sự yếu đuối, suy  sụp tinh thần sẽ kéo theo suy sụp về thể chất rất tai hại. Tôi có nhiều người bạn ở Mỹ cũng như người thân ở Việt Nam rơi vào hoàn cảnh này  mà không thể có lời khuyên nào dành cho họ. Chỉ họ mới có thể cứu họ mà thôi, đó là lúc họ phản tỉnh.
 
4/ HỘI CHỨNG HẬU CHIẾN

Hội chứng hậu chiến là một thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh là Post traumatic stress disorder   (PTSD) hay syndrome là một thứ bệnh tâm thần, một chấn động tâm lý thường xảy ra cho những người lính sống sót trở về sau cuộc chiến khốc liệt mà họ từng tham dự, để lại cho họ hậu chấn tâm lý nặng nề, tác động lên suy nghĩ, cảm xúc, giấc mơ và nguy cơ tự tử vì không chịu nổi những ảo giác  ám ảnh, đêm ngày rình rập họ. Họ thường nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận những điều không có thật, về cuộc chiến đã qua. Giấc ngủ của họ không bao giờ bình yên vì họ gặp toàn ác mộng, sức khỏe suy yếu dần, trí nhớ giảm sút. Những người được bác sĩ về tâm thần chẩn đoán và kết luận mắc phải căn bệnh này ở Mỹ được chánh phủ trợ cấp hàng tháng cùng với những tiện ích cần thiết khác như nhà ở, phương tiện đi lại, tiền mua thực phẩm và chế độ y tế miễn phí vân. vân... Ở Chicago có cơ quan phụ trách, giúp đỡ, giải quyết những vấn đề của bệnh nhân thuộc diện PTSD . Nếu xét thấy cần thì chánh quyền cử người đến chăm sóc, giúp đỡ họ hàng ngày. Theo định kỳ, mấy anh em này tập trung lại sinh hoạt với nhau như trong một lớp học, dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia về tâm thần.Trong sinh hoat anh em tự do phát biểu. Có người lớn tiếng giận dữ, có người thì ôm mặt khóc nức nở, có người suốt buổi cứ ngồi một chỗ, im lặng không nói gì. Bác sĩ cố gắng giúp anh em bớt căng thẳng thần kinh, giảm stress nhưng hiệu quả không nhiều.  Hầu hết anh em đều có bệnh trong người và lần lượt qua đời và lớp học cứ thưa dần.
 
5/ MÊ TÍN, ẢO TƯỞNG VÀ GIẾT NGƯỜI

Họ gồm có bốn người, là thành viên của Pháp Luân Công. Sinh trưởng trong gia đình giàu có và ai cũng có bằng đại học, cao nhất là Thạc sĩ, giảng viên đại học. Kẻ chủ mưu là Phạm thị Thiên Hà, 32  tuổi, sống tại tp Hồ Chí Minh, trình độ đại học, từng đi du học Nhật Bản, là thông dịch viên tiếng Nhật. Theo Pháp Luân Công từ năm 2018. Sau một thời gian, Thiên Hà tách ra  cùng với nhóm bạn lập hệ phái riêng để tu tập theo tài liệu và nguyên tắc Pháp Luân Công nhưng cao siêu hơn bằng cách chỉ ăn cơm trắng với nước tương cùng rau củ quả trong giai đoạn đầu gọi là “ Tẩy Tịnh ” kế đến là giai đoạn “tịch cốc ” trong  14 ngày khổ hạnh, nhịn ăn, nhịn uống, tự cô lập với thế giới bên ngoài, cắt đứt mọi quan hệ với người thân, bạn bè. Nhóm này mướn nhà để tu tập và liên tục thay đổi chỗ ở từ Khánh Hòa vào thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu. Nhiều thành viên trong nhóm không chịu nổi cách tu khổ hạnh  và kỳ dị của Hà nên đến tháng 10 năm 2018  tìm cách bỏ trốn, có người thành công như Lê Phú Hạnh, Phạm thị Việt An. Riêng Trần Đức Linh 50 tuổi, quê Nghệ An sau khi nhịn ăn 10 ngày thì kiệt sức. Ngày 19/1/2019  Linh tìm cách  trốn thoát bằng cách nhảy từ lầu một xuống đất, bị thương.  Đồng bọn bắt được không báo cảnh sát, không đưa đi cấp cứu mà đánh đập cho đến chết. Sau khi xác Linh bị phân hủy thì bỏ vào thùng phuy nhựa, đổ bê tông giấu xác nạn nhân. Thiên Hà nói là giữ xác Trần Đức Linh để dùng phép thuật cứu sống lại. Vào ngày 15/3/2019 thủ lãnh Thiên Hà kết tội Trần Trí Thành 27 tuổi ngụ tại TP Hồ Chí Minh là không trung thành, không tuân thủ qui định, không bỏ được trần tục, nếu để sống sẽ là quỷ dữ, có hại cho xã hội. Hà đã cùng đồng bọn ra tay sát hại Thành bằng cách chích điện và dùng dây thừng xiết cổ nạn nhân đến chết rồi bỏ vào thùng phuy nhựa, đổ bê tông giấu xác trong căn nhà họ thuê mướn ở Bình Dương.  Ngày 18/5/2019 cả bọn bị bắt ở Vũng Tàu. Ngày 31/12/2020 Tòa Phúc Thẩm Bình Dương giữ y án của Tòa Sơ Thẩm ngày 3/7/2020 với nhận định hành vi của kẻ chủ mưu và đồng bọn là đặc biệt nghiêm trọng và tuyên phạt Phạm Thị Thiên Hà tử hình, các bị cáo khác về tội giết người và  không tố giác tội phạm, cụ thể  Nguyễn Ngọc Tâm Huyên 41 tuổi người Quảng Ngãi, thạc sĩ, giảng viên đại học 19 năm tù, Trịnh Thị Hồng Hoa, mẹ ruột của Thiên Hà, 67 tuổi,  13 năm, Lê Ngọc Phương Thảo 30 tuổi, ở Tiền Giang,  không kháng cáo, 22 năm. Trong lời nói sau cùng, Thiên Hà xin tha cho đồng bọn,  nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và xin được tha tội chết vì bản thân cũng có nhiều điều tốt. Khi tòa hỏi bị cáo giết người, xác đã phân hủy, bỏ vào thùng phuy đổ bê tông mà nói sẽ dùng phép thuật để cứu sống lại thì lập luận đó có phản khoa học không thì Thiên Hà im lặng không trả lời.

Câu chuyện mê tín, sống ảo và độc ác này tôi đã đọc được từ các bài tường thuật của báo chí  Sàigòn và tôi cũng được xem băng ghi hình trực tiếp phiên xử của tòa phúc thẩm Bình Dương. Không thể tưởng tượng trong thời đại ngày nay lại có chuyện như vậy xảy ra, rùng rợn và ly kỳ hơn cả tiểu thuyết kinh dị. Thế mới biết ảo tưởng đi với mê tín nó khủng khiếp tới mức nào.
 
KẾT LUẬN

Sống ảo, một từ ngữ khi đọc lên nghe nó êm ái nhẹ nhàng nhưng hậu quả của nó, những gì nó mang lại là vô cùng nghiêm trọng, thường xảy ra ở những nước lạc hậu chậm tiến, nhiều người vẫn còn mê tín dị đoan như ở Việt Nam hơn là những quốc gia tiên tiến có nền khoa học hiện đại như là Hoa Kỳ và châu Âu. Dầu sao, một sự nhìn lại, so sánh, đối chiếu bao giờ cũng là điều cần thiết.

Đức Đalai Lama ( Đạt La Lạt Ma thứ 14) có viết  “ Trong một năm chỉ có hai ngày không làm được gì cả. Đó là ngày hôm qua và ngày mai. Vì vậy ngày hôm nay chính là ngày để yêu thương, tin tưởng, để làm và để sống”. Ngày hôm qua là quá khứ, đã qua rồi, không lấy lại được, cũng như không ai kéo ngược thời gian lùi lại được. Vì vậy có tiếc nuối, có khóc than cho quá khứ cũng chỉ là vô ích, là sống ảo, không làm được gì cả. Đeo bám quá khứ để nuôi lòng thù hận dĩ nhiên là quá tệ hại rồi. Tây phương có câu “Let bygones be bygones ” cùng đồng nghĩa với thành ngữ Việt Nam “ Cái gì qua rồi thì cho nó qua” là thái độ sống tốt nhất vì nó bao hàm ý nghĩa tha thứ trong đó. Tại sao ngày mai cũng không làm gì được ?  Vì ngày mai là tương lai, là những gì chưa xảy tới. Có mấy ai biết được ngày mai sẽ ra sao ? Có chăng chỉ do tưởng tượng ! Có mặt ngày hôm nay để sống bằng tưởng tượng của ngày mai, nếu không phải là sống ảo thì là gi ? Có người không chỉ sống ảo lúc còn sống mà còn sống ảo sau khi chết nữa, chẳng hạn như muốn chết để gặp người thân mới qua đời, hoặc là hẹn nhau lúc “ tái sinh ”. Ngày mai còn chưa biết được thì làm sao biết được sau khi chết, lúc tái sinh ? Vì vậy, ngày hôm nay chính là ngày để sống, để tin tưởng, để làm và để yêu thương. Đó là thực tế. Ngày hôm nay, từ tiếng Anh là the present, cũng có nghĩa là món quà. Ngày hôm nay đúng là món quà mà Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta. Ai cũng chỉ có một cơ hội, một lần để sống. Hãy sống sao cho trọn vẹn và ý nghĩa từng ngày mà Thượng Đế đã ban cho. Sống có ý nghĩa, không tự cho mình là có tài, là quan trọng, không cần phải thực hiện những gì quá lớn lao, mà chỉ cần sống bình thường như mọi người khác. Sống là sống với người khác. Không ai sống một mình mà tồn tại được. Lúc nhỏ thì có cha, mẹ, ông bà. trưởng thành thì có mối quan hệ vợ chồng, con cái, anh chị em, hàng xóm láng giềng,  hội nhập với xã hội, sinh hoạt cộng đồng. Khi về già cũng không thể không có những người bạn già để cùng nhau ôn lại những thời kỳ tốt đẹp trong quá khứ và chia sẻ với nhau những rắt rối của cuộc đời, những phiền muộn trong gia đình, vì có những lúc mà vợ con ta chưa chắc đã hiểu và thông cảm với ta hơn là bạn bè. Quan trọng hơn hết, chỉ có những người bạn già mới có thể mang lại cho nhau những trận cười, những nụ cười sảng khoái nhất. Ông bà ta đã từng nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ”.
 
Duy Nhân
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai phụ nữ bị thưa ra Tòa án Paris về tội xúc phạm sĩ diện và đời sống riêng tư vì hai người này quả quyết bà vợ của ông Tổng thống Macron là người chuyển giới và bà vì thế không phải là mẹ của các con của bà. Hai phụ nữ loan tin thất thiệt đó sẽ ra Tòa vào ngày 16 tháng 6 tới đây. Một bà là đồng bóng, bà kia là nhà báo độc lập. Đồng thời, nhiều Twitter và hashtag #JeanMichelTrogneux đồng loạt quả quyết Đệ nhứt phu nhơn thật sự là một phụ nữ chuyển giới, tên khai sanh là Jean-Michel Trogneux.
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo phải để vào tai dốt đặc. Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không, có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.
Tình cờ trong một gian hàng của nghệ nhân làm Bonsai, cây kiểng, tôi thấy trưng bày một chậu kiểng nhỏ, có nhiều nhánh cong queo, lá hình bầu dục, phía dưới có nhiều lông trắng óng ánh như nhung, trĩu nặng từng chùm quả nhỏ tròn trông giống như trái mồng tơi nhưng nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím đen... trông rất quen, nhưng không thể gọi ngay ra tên của loài cây này được...
Tôi quen biết một cô Tây, gọi là một cô đầm thì đúng hơn, tên gọi đầy đủ là Florence Cavalier, vợ của ông tây Jean Paul Cavalier. Florence còn trẻ, lối 30 tuổi. Ngày từ khi còn nhỏ, 9 tuổi, Florence đã là một hướng đạo sinh, scout, lớn lên em học và hành nghề y tá. Cái gốc scout và nghề nghiệp y tá bổ túc lẫn cho nhau, thêm Flor có ngoại hình xinh xắn tươi vui, thành ra trông lúc nào cô ấy cũng tràn đầy nghị lực, sức sống và yêu đời...
Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân...
Cuối tháng ba, đầu tháng tư và kéo dài đến tháng sáu, tháng bảy, du khách đến với Đà Lạt, từ những con đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, đến Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, hay Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm... sẽ thấy lòng mình chùng xuống, trước sắc tím lãng mạn, êm đềm và thơ mộng của những cây “ phượng vĩ tím” hay gọi tắt là “phượng tím”. Những cây phượng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Đà Lạt từ những năm 1962 của thế kỷ trước.
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.
Chùa Linh Sơn ở Joinville Le Pont của chúng tôi, bên dưới chánh điện là một phòng sinh hoạt Phật sự khá khang trang và rộng rãi dành cho các em oanh vũ gia đình Phật tử Quảng Đức. Các em tới học Phật pháp, tập hát, học giáo lý và cùng làm văn nghệ. Trên tường chính diện có treo một tấm tranh lớn như bằng hai cái chiếu, chiếm gần hết một phần tường. Trong tranh là cảnh biển trời bao la xanh xanh vây quanh, tọa lạc ở gần giữa là hình tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giầy trên tích trượng vắt vẻo trên vai. Ngài đang thong dong du hành vô ngại đầy an bình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.