Hôm nay,  

Sự Bất Mãn Của Cộng Đồng Da Trắng Ở Nông Thôn: Mối Đe Dọa Cho Nền Dân Chủ Hoa Kỳ

19/04/202400:00:00(Xem: 731)

Da trang
Một số người gốc da trắng đang có dấu hiệu bất mãn với các nguyên tắc dân chủ then chốt. (Nguồn: pixabay.com)
 
Trong nền chính trị Hoa Kỳ, cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn từ lâu đã nắm trong tay quyền lực lớn hơn nhiều so với tỷ lệ dân số thực tế của họ. Họ có sức ảnh hưởng lớn trong các cuộc bỏ phiếu tại cả Thượng Viện, Hạ Viện và Cử Tri Đoàn.
 
Theo Sở Thống Kê Dân Số (Census Bureau), dù không có định nghĩa thống nhất thế nào là “vùng nông thôn,” và thậm chí các cơ quan liên bang cũng không thể đưa ra một tiêu chuẩn chung, nhưng có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ sống ở các cộng đồng nông thôn. Và 3/4 trong số đó – tương đương khoảng 15% dân số Hoa Kỳ – là người gốc da trắng.
 
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1820, kể từ khi mô hình Nền Dân Chủ Jacksonian (Jacksonian democracy) nổi lên và thúc đẩy mở rộng quyền bầu cử cho tất cả nam giới gốc da trắng, sự ủng hộ của cử tri gốc da trắng ở các vùng nông thôn đã trở thành yếu tố quan trọng đối với các đảng lớn, giúp định đoạt quyền lực chính trị thuộc về ai. Đây là lý do tại sao trong cuốn sách “White Rural Rage: The Threat to American Democracy” (Sự Bất Mãn Của Cộng Đồng Da Trắng Ở Nông Thôn: Mối Đe Dọa Với Nền Dân Chủ Hoa Kỳ), các tác giả Paul Waldman và Tom Schallert đã gọi người gốc da trắng ở các vùng nông thôn là “nhóm thiểu số quan trọng” của Hoa Kỳ
 
Là một khoa học gia chính trị, giáo sư Tom Schallert đã viết hoặc là đồng tác giả năm cuốn sách đề cập đến các vấn đề chính trị liên quan đến chủng tộc ở một số cấp chính quyền hoặc khu vực khác nhau của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất “White Rural Rage” tập trung vào việc hiểu sâu hơn về những mối tương quan phức tạp giữa chủng tộc, vùng miền, và quan điểm, cùng với những tác động đến hệ thống chính trị của Hoa Kỳ.
 
Một thực tế đáng tiếc hiện nay là, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy mức độ gắn bó của người gốc da trắng ở nông thôn với hệ thống chính trị Hoa Kỳ ngày càng suy giảm. Dù chẳng phải là tổ chức chiến binh hay lực lượng quân sự, nhóm người gốc da trắng ở nông thôn đang đặt ra bốn mối đe dọa có ảnh hưởng qua lại với nhau đối với tương lai của nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của Hoa Kỳ.
 
Mặc dù những đặc điểm này không phải là ‘quơ đũa cả nắm’ đối với tất cả những người gốc da trắng sống ở các vùng nông thôn, và cũng không đặc biệt dành riêng cho họ, nhưng khi so sánh với những nhóm người khác ở Hoa Kỳ, nhóm người gốc da trắng ở nông thôn thường sẽ có những đặc điểm sau:
 
·        Thường có các quan điểm phân biệt chủng tộc rõ rệt nhất, kém thân thiện và bao dung nhất, bài ngoại nhất, kỳ thị cộng đồng LGBTQ+ và kỳ thị dân nhập cư nhất.
 
·        Thường tin vào các lý thuyết âm mưu về QAnon, cuộc bầu cử năm 2020, quốc tịch của Barack Obama và vắc xin COVID-19 nhiều hơn.

·        Thường ủng hộ nhiều quan điểm phản dân chủ và vi hiến, đồng thời thể hiện sự gắn bó mạnh mẽ với các phong trào theo Chủ nghĩa dân tộc da trắng (White Nationalist) và Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng (White Christian Nationalist).  Những phong trào này thường đi ngược lại các nguyên tắc của hệ thống chính trị của chúng ta: không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo và tuân theo các quy định của hiến pháp.

·        Thường viện cớ biện minh, nếu không muốn nói là hô hào, ủng hộ sử dụng bạo lực hoặc vũ lực như một phương pháp hợp lý để đạt được mục tiêu chính trị hoặc giải quyết các mâu thuẫn, thay vì tham gia vào các cuộc thảo luận và quá trình chính trị đàm phán một cách hòa bình và xây dựng.
 
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài dữ liệu về các vấn đề trên.
 
Về thói bài ngoại
 
Theo cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew năm 2018, chỉ 46% người gốc da trắng ở nông thôn coi việc phải sống trong một cộng đồng đa dạng là điều quan trọng. Tỷ lệ này thấp hơn khi so với cư dân thành thị và ngoại thành, và thậm chí còn thấp hơn cả cư dân nông thôn gốc da màu.
 
Và ở các khu vực nông thôn, có chưa đến một nửa đồng ý rằng ‘người gốc da trắng được hưởng những lợi thế mà người gốc da đen không được,’ tán thành việc ‘hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới,’ và đồng ý với quan điểm cho rằng ‘dân nhập cư giúp xây dựng xã hội Hoa Kỳ giàu mạnh hơn.’
 
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Cornell phát hiện ra rằng người gốc da trắng ở nông thôn thường cảm thấy không thoải mái khi ở bên người đồng tính nhiều hơn so với người gốc da trắng ở thành thị. Và 49% nhóm người LGBTQ+ ở nông thôn trong độ tuổi từ 10 đến 24 cảm thấy cộng đồng của họ “không chào đón” người LGBTQ+, tỷ lệ gần gấp đôi so với cảm nhận của nhóm người LGBTQ+ ở ngoại thành và thành thị.
 
Về các lý thuyết âm mưu
 
Theo các cuộc thăm dò dư luận trong năm 2020 và 2021, những người ủng hộ các lý thuyết âm mưu về QAnon có khả năng sống ở vùng nông thôn cao hơn 1.5 lần so với những người sống ở khu vực thành thị. Ngoài ra, 49% cư dân ở các vùng nông thôn tin rằng ‘có một tổ chức âm mưu bí mật đang làm suy yếu sức ảnh hưởng của Trump,’ tỷ lệ này cao hơn 10 điểm so với mức trung bình toàn quốc.
 
Theo cuộc thăm dò năm 2021 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (Public Religion Research Institute), cư dân nông thôn cũng tin ‘cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã không diễn ra một cách công bằng hoặc đã bị gian lận nhằm hãm hại Trump’ nhiều hơn so với cư dân thành thị và ngoại thành.
 
Còn theo cuộc thăm dò năm 2022 của Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng (Bipartisan Policy Center), mức độ tin tưởng vào việc ‘các phiếu bầu của bang và toàn quốc được kiểm đếm chính xác và công bằng’ của những người sống ở vùng nông thôn thấp hơn so với những người sống ở khu vực thành thị.
 
Ngoài ra, trong số 139 thành viên Hạ Viện đã bỏ phiếu phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống của Joe Biden chỉ vài giờ sau khi đám đông bạo lực ủng hộ Trump tràn vào và gây hỗn loạn Điện Capitol, có 103 người (tương đương 74%) là DB của các quận là “nông thôn thuần túy” hoặc “nông thôn/ngoại thành,” được phân loại theo dự án CityLab của Bloomberg.
 
Về những quan điểm phản dân chủ
 
Theo một phân tích học thuật dựa trên dữ liệu trong nhiều năm của dự án Nghiên Cứu Bầu Cử Quốc Gia Hoa Kỳ, người dân ở vùng nông thôn thường “có nhiều khả năng (so với cư dân thành thị) ủng hộ các biện pháp hạn chế tự do báo chí” và tin rằng “Tổng thống nên được làm việc một cách độc lập” mà không bị ‘chặn đường’ bởi Quốc Hội hoặc tòa án.
 
Thêm vào đó, hơn một nửa số cư dân nông thôn được khảo sát bởi Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng cho biết việc theo Cơ Đốc / Thiên Chúa Giáo là điều quan trọng để “là công dân Hoa Kỳ đích thực” – cao hơn 10 điểm phần trăm so với người dân ở các khu vực ngoại thành hoặc thành thị. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy người dân nông thôn có nhiều khả năng ủng hộ Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng. Những tư tưởng của chủ nghĩa này vượt xa khỏi các giá trị và nguyên tắc của Kitô giáo về đức tin và đạo đức, và thâm nhập vào lĩnh vực chính trị và chính phủ. Những người theo Chủ nghĩa dân tộc Cơ Đốc Giáo da trắng mong muốn Hoa Kỳ xây dựng pháp luật dựa trên các giá trị Kitô giáo thay vì duy trì sự tách biệt nhà nước và nhà thờ, một nguyên tắc mà các nhà sáng lập coi là nền tảng của một nền dân chủ thế tục (secular democracy, một nền dân chủ tách biệt khỏi tôn giáo, không liên kết ủng hộ, và cũng không liên kết chống đối bất kỳ giáo phái nào).
 
Viện cớ biện minh cho bạo lực
 
Theo các cuộc thăm dò trong năm 2021 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng và Viện Chính Trị Đại Học Chicago, cư dân nông thôncảm thấy lo lắng về tình hình chính trị và ngày càng ủng hộ sử dụng bạo lực để bảo vệ quốc gia’ nhiều hơn so với cư dân thành thị hoặc ngoại thành.
 
Theo Dự Án của Chicago về An Ninh và Các Mối Đe Dọa, tính đến cuối năm 2021, ước tính có 21 triệu người dân Hoa Kỳ tin rắng chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là “bất hợp pháp.” Trong số đó, có 30% sinh sống ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, có 27%, cũng là cư dân nông thôn, cho rằng Trump nên được trở lại ghế Tổng thống ngay cả khi phải “dùng vũ lực.” Mặc dù những quan điểm này chỉ là ý kiến thiểu số, nhưng cả hai tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ của cộng đồng cư dân nông thôn trong tổng thể dân số.
 
Khi cuộc bầu cử năm 2024 đang đến rất gần, một lần nữa, quan điểm của cộng đồng gốc da trắng ở nông thôn lại trở nên quan trọng, vì họ và các nghị sĩ Quốc Hội đại diện cho họ vẫn ôm niềm tin rằng chiến thắng năm 2020 đã bị Joe Biden đánh cắp khỏi tay Donald Trump. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 71% cử tri gốc da trắng ở nông thôn đã bầu cho Trump trong năm 2020. Vậy nên, quan điểm và sự ủng hộ của họ trong tháng 11 sắp tới có thể sẽ là chìa khóa quyết định nhiệm kỳ thứ hai ở Tòa Bạch Ốc thuộc về tay ai.

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “Why rural white Americans’ resentment is a threat to democracy” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khổng Tử và những nhà hiền triết Phương Đông đề cao nguyên tắc vương đạo, đức trị, quang minh chính đại làm tiêu chuẩn cho con người lãnh đạo. Người quân tử thì lời nói – viêc làm trước sau như một (ngôn hành hợp nhất) khác biệt với những hành động bá đạo, ma giáo, biểu diễn chính trị của kẻ tiểu nhân...
Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ được dự kiến diễn ra vào Thứ Ba ngày 5 tháng 11 năm 2024, yêu cầu công dân Hiệp Chủng Quốc bầu chọn một vị tổng thống và vị phó tổng thống, nhằm tổ chức điều hành lãnh đạo Chính Quyền Liên Bang theo nhiệm kỳ 4 năm. Trước hết là Ứng Cử Viên Dân Chủ Joe Biden, tổng thống đương nhiệm đã được Đảng Dân Chủ chấp thuận, và cho tiếp tục thực hiện chiến dịch tranh cử theo Hiến Pháp Hoa Kỳ...
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11. Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.