Hôm nay,  

Chủ Nợ Lớn Nhất Của Mỹ: Nhật Hay Tq?

19/02/201000:00:00(Xem: 14146)

Chủ Nợ Lớn Nhất Của Mỹ: Nhật hay TQ"

Nguyễn Xuân Nghĩa & Anh Vũ RFI

Họ cố nuôi khách nợ để khách nợ thành khách hàng. Nếu không, họ bị loạn...
Thứ Ba 16/2 vừa qua, bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã công bố thống kê hàng tháng về tình hình mua bán Công khố phiếu Mỹ - nghĩa là tình hình nợ nần của nước Mỹ. Một dữ kiện khiến dư luận và các thị trường tài chính thế giới chú ý là việc Trung Quốc đã bán Công khố phiếu Hoa Kỳ và vì vậy, Nhật Bản mới thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Sau đây là phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California...
Anh Vũ: Xin kính chào anh Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa anh, qua số liệu do Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, tức là Bộ Tài Chính, vừa công bố ngày 16/2, thì khoản quốc trái của Hoa Kỳ mới tăng thêm gần 17 tỷ Mỹ kim so với tháng 12 vừa rồi qua lượng công khố phiếu được thiên hạ mua vào. Nhưng dư luận chú ý nhất đến sự kiện Trung Quốc đã bán ra trong khi Nhật Bản vẫn mua vào và giữ lại nên trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Trước hết, xin anh trình bày bối cảnh chung của sự việc này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói về bối cảnh chung, tôi thấy trước tiên là một sự kiện mà có người cho là lạ, nhiều người khác thì lại coi là bình thường. Đó là cơ quan có trách nhiệm quản trị công sản là bộ Ngân khố vẫn định kỳ thông báo tình hình vay mượn của Mỹ với số liệu rõ ràng. Hôm sau, ngày 17, thì cũng vẫn bộ Ngân khố đã công bố tình hình dự trữ ngoại tệ của Mỹ, gồm có những khoản gì, trị giá bao nhiêu tiền, v.v.... Với giới kinh tế và người dân tại Hoa Kỳ hay các nước dân chủ, đây là những số liệu phải được công khai hoá, trong khi nhiều quốc gia khác vẫn cứ coi là bí mật quốc gia! Đấy là một sự khác biệt mà mình nên nhìn ra.
- Thứ hai, và cũng về bối cảnh, thì trên cơ sở của các số liệu công khai này, thị trường và công chúng có thể rút tỉa kết luận nhưng cách suy luận cũng là điều đáng chú ý ở sự khác biệt! Tôi sẽ nói đến sự khác biệt ấy mà có người coi là nghịch lý....
Anh Vũ: Anh suy diễn chuyện này như thế nào mà lại nói rằng đó là một nghịch lý"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói cho ngắn gọn thì Trung Quốc vừa xác nhận là kinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi nên lãnh đạo về quản lý ngoại tệ của họ trở lại loại quyết định bình thường hơn khi bán bớt hơn 34 tỷ đô la Công khố phiếu ngắn hạn của Mỹ. Tôi xin được giải thích chuyện ấy vì họ đã bắt đầu lặng lẽ bán ra từ tháng Tám năm ngoái rồi, trong khi vẫn mua vào loại dài hạn hơn.
- Hoa Kỳ bị bội chi ngân sách nên phải đi vay tức là phát hành giấy nợ hay Công khố phiếu cho ai muốn đầu tư bằng cách cho Mỹ vay tiền để hưởng lợi một cách an toàn. Thành phần đầu tư tức là chủ nợ này có tư nhân Hoa Kỳ và ngoại quốc và có cơ quan chính thức của các quốc gia khác. Chúng ta chú ý đến thành phần ngoại quốc chính thức ấy, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc.
- Nhìn từ phía Hoa Kỳ thì đây là việc đi vay tiền thiên hạ. Nhìn từ nước ngoài thì đây là cách đầu tư khi cho chính quyền Mỹ vay tiền, với hy vọng sinh lời và ít rủi ro tức là khỏi bị mất vốn vì có thể dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Trên nguyên tắc, công khố phiếu có hạn kỳ lâu hơn thì có phân lời cao hơn, còn công khố phiếu ngắn hạn thì có mức an toàn cao hơn nhưng lời rất thấp, thậm chí ngang bằng số không khi Mỹ ráo riết hạ lãi suất.
- Trong năm 2009, khi kinh tế thế giới bị suy trầm sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ thì cả thế giới hốt hoảng và yêu cầu về an toàn là yếu tố then chốt cho giới đầu tư. Giải pháp bảo toàn giá trị tài sản của họ là mua Công khố phiếu ngắn hạn, có giá trị gần như tiền mặt. Giữa cơn biến động của các khối kinh tế mạnh nhất thế giới thì nơi đầu tư an toàn hơn cả chính là thị trường trái phiếu Mỹ. Vì vậy Trung Quốc đã mua vào rất nhiều Công khố phiếu Mỹ - là một nghịch lý - và bên trong là một tỷ trọng đáng kể của loại Công khố phiếu ngắn hạn.
- Bây giờ, khi tình hình đã ổn định rồi, họ bán bớt loại ngắn hạn và ít lời đi. So với tháng 12 năm ngoái thì trong tháng Giêng vừa qua, họ giảm tỷ trọng ngắn hạn đó chừng 36%, cụ thể là bán bớt hơn 34 tỷ đô la Công khố phiếu ngắn hạn. So với các khoản nợ của Mỹ thì Trung Quốc bớt làm chủ nợ vỏn vẹn có 4,3% mà thôi. Một con số rất nhỏ, không đáng kể. Nhìn trên toàn cảnh thì Trung Quốc chỉ còn làm chủ một lượng công khố phiếu Mỹ trị giá 755,4 tỷ đô la, so với 768,8 tỷ của Nhật Bản.
- Vì vậy, thiên hạ mới tri hô là Nhật Bản vừa vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Chuyện này chỉ hấp dẫn với nhà báo và hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh chứ không là biến cố đáng kể vì Trung Quốc mới chỉ vượt qua Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ từ hồi tháng Chín năm ngoái mà thôi!
Anh Vũ: Một số dư luận lại cho rằng Bắc Kinh bật tín hiệu cho Hoa Kỳ biết là họ hết chiếu cố Công khố phiếu Mỹ nên mới bán ra. Có thể là vì những lý do chính trị như việc Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan, hoặc Tổng thống Barack Obama vừa gặp đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng hay là vì những tranh chấp mậu dịch giữa hai quốc gia. Anh cho rằng điều ấy không đúng sao"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nếu có thì chỉ một phần, cỡ bằng một phần ngàn!


- Tôi ngờ rằng Bắc Kinh muốn dư luận ngớ ngẩn của Mỹ, và nhất là dư luận chết nhát trong cánh tả của đảng Dân chủ Hoa Kỳ rút kết luận như vậy để dùng thành phần này tác động ngược vào chính quyền Mỹ. Thực tế thì các lãnh tụ Bắc Kinh đều rất thực tiễn và lý tài khi tính toán về chuyện tiền bạc của họ.
Anh Vũ: Họ tính toán ra sao, anh có thể giải thích được cho thính giả được rõ không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nếu có nơi nào an toàn và có lời hơn thì dù ông Obama có bò bốn chân năn nỉ, Bắc Kinh vẫn rút tiền khỏi thị trường Mỹ. Nhưng trên thế giới, không có thị trường trái phiếu nào đủ dày và đủ sâu như thị trường Mỹ để nhận cả trăm tỷ đô la như nước lũ có thể tràn vào hay chảy ra mỗi ngày. Thị trường Âu Châu hiện nay với viễn ảnh các nước miền Nam có khi vỡ nợ, hay thị trường Anh hoặc Thụy Sĩ cũng không đủ sức đó. Thị trường Nhật là nơi mà Công khố phiếu Nhật có giá trị như mớ giấy lộn vì đang là khách nợ lớn nhất thế giới, hơn cả Hoa Kỳ!
- Thứ hai, kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào xuất cảng và thị trường xuất cảng lớn nhất của họ cũng lại là Hoa Kỳ. Khi cho Mỹ vay tiền bằng cách mua Công khố phiếu do Mỹ phát hành, Bắc Kinh có góp phần làm giảm bớt phân lời trái phiếu trên thị trường tín dụng Mỹ, tức là làm hạ lãi suất dài hạn khiến dân Mỹ tiếp tục tiêu xài như Mỹ mà lại mua hàng Trung Quốc. Năm ngoái, khi tổng sản lượng nội địa Trung Quốc tăng được 8,7% là nhờ đầu tư làm tăng được 8% - tức là đóng góp đến 92% vào đà tăng trưởng, nếu không là chết - trong khi xuất cảng lại là số âm -3,6% và tiêu thụ nội địa chỉ tăng có 4,6% thì Bắc Kinh rất lo sợ và mong muốn Hoa Kỳ bình phục.
- Nhìn ngược vào Trung Quốc thì Bắc Kinh có khối dự trữ ngoại tệ trị giá tương đương với 2.400 tỷ đô la và không muốn tài sản ấy bị hao mòn nên phải đầu tư. Nếu có khả năng thì sao họ không đầu tư ngay trong các tỉnh lạc hậu nghèo khó của họ bị khoá trong lục địa" Họ cần đến sự an toàn nên gần một phần ba của khối ngoại tệ đó mới trút vào thị trường công trái của Mỹ, nay trị giá khoảng hơn 750 tỷ đô la. Họ cố nuôi khách nợ để khách nợ trở thành khách hàng. Nếu không thì họ bị loạn. Bây giờ, nếu muốn hăm he trả đũa Hoa Kỳ mà bán tháo Công khố phiếu Mỹ thì Bắc Kinh sẽ trước tiên mất vốn vì trị giá công khố phiếu sẽ sụt. Và phân lời mà tăng thì kinh tế Mỹ càng bớt tiêu thụ, bớt nhập cảng thì Trung Quốc càng khốn đốn!
Anh Vũ: Anh vừa nhắc đến trường hợp Nhật Bản, vì sao nước Nhật là con nợ lớn nhất thế giới mà cũng lại là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ" Chuyện này có thể là hơi lạ cho nhiều người.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nhật Bản bị khủng hoảng vì vụ bể bóng đầu tư từ hai chục năm trước - như Trung Quốc cũng có thể bị trong vòng 10 năm tới vì những nguyên nhân tương tự mà nguy kịch hơn nhiều. Kể từ năm 1991 trở đi, Nhật thường xuyên bị suy trầm thậm chí suy thoái sáu đợt và chính quyền phải bơm tiền kích thích kinh tế mà chưa có kết quả. Hậu quả là Nhật đang có gánh nặng công trái lên tới 217% tổng sản lượng nội địa của họ nên cũng phải phát hành Công khố phiếu để vay tiền. Nhưng, Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế với dự trữ ngoại tệ tương đương với hơn ngàn tỷ Mỹ kim, hạng nhì thế giới sau Trung Quốc và lớn hơn tổng số dự trữ của 16 nước trong khối Euro - chỉ có chừng hơn 700 tỷ đô la - cho nên họ cũng phải tìm nơi đầu tư lượng tài sản này cho an toàn và có lời. Xưa nay họ vẫn chủ yếu đầu tư vào thị trường Mỹ, trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ từ cả chục năm nay cho tới khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới OMC và gom được rất nhiều ngoại tệ nhờ bán hàng cho Mỹ, lấy đô la về là lại cho Mỹ vay vì thấy rằng đó vẫn là an toàn hơn cả! Ưu thế rất bất công ở đây của Mỹ là đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất và dễ giao dịch thanh toán nhất.
Anh Vũ: Câu hỏi cuối thưa anh, liệu Trung Quốc có vượt qua Nhật Bản thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới hay không"
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Người ta có nhiều cách tính về sức nặng kinh tế của một quốc gia. Nếu tính trên mệnh giá của Tổng sản lượng nội địa PIB thì Hoa Kỳ đang dẫn đầu với lượng sản xuất là hơn 14.400 tỷ Mỹ kim một năm. Kế tiếp là Nhật với gần 5.000 tỷ Mỹ kim rồi tới Trung Quốc là 4.300 tỷ, còn Việt Nam chỉ có khoảng 90 tỷ. Nhưng, một Mỹ kim tại Trung Quốc hay Việt Nam lại có sức mua hay mãi lực cao hơn một Mỹ kim tại các nước công nghiệp hoá. Vì vậy, người ta có cách tính thực tế hơn, đó là tính ra tổng sản lượng kinh tế theo tỷ giá mãi lực, gọi tắt theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế là PPP hay "parité du pouvoir d'achat". Theo cách tính này, kinh tế Trung Quốc có sản lượng cao hơn Nhật Bản từ cả chục năm nay rồi, hiện tương đương với gần 7.000 tỷ Mỹ kim, bằng phân nửa nước Mỹ và gấp đôi nước Nhật! Cho nên bảo rằng Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về sản lượng kinh tế thì cũng là đúng thôi. Với dân số hơn gấp 10 Nhật Bản và hơn gấp bốn Hoa Kỳ thì đây chẳng là chuyện gì ghê gớm nếu ta tính theo sản lượng bình quân một đầu người. Nhưng đó là chuyện khác mà ta sẽ đề cập tới trong một kỳ khác!...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.