Hôm nay,  

Quốc Hội Nam Úc Tiếp Tân: Cờ Vàng Bay Rợp Trời

20/08/200500:00:00(Xem: 7027)
Một buổi tiếp tân rất long trọng Tại toà nhà Quốc Hội Tiểu Bang Nam Úc đã được ông Thủ Hiến Mike Rann và Bộ trưởng Bộ Đa Văn Hoá và Sắc Tộc Sự Vụ, ông Michael Atkinson, tổ chức để Mừng 30 Năm Định Cư của cộng đồng người Việt tại Nam Úc.
Buổi tiếp tân bắt đầu lúc 4 giờ 45 chiều thứ Sáu 12 tháng 8 năm 2005. Quan khách Úc, Việt có hằng trăm người đã được đón tiếp từ phòng tiền sảnh nhà Quốc Hội, và sau đó được các viên chức chính phủ ân cần mời vào phòng khánh tiết.
Trên bảng tên nơi ve áo của mỗi người, có hình con dấu của chính quyền Tiểu Bang Nam Úc và dòng chữ "Tiếp tân của Thủ Hiến Nam Úc để vinh danh Cộng Đồng người Việt" "Nhà Quốc Hội, 12-8-05". Mỗi người được tặng một phù hiệu hình hai lá cờ rất đẹp đan chéo nhau, cờ Tiểu Bang Nam Úc và cờ vàng ba sọc đỏ. Phù hiệu trao tặng kèm với một tấm thiếp khá đặc biệt, có in hình thủ phủ Adelaide và con dấu tiểu bang Nam Úc, trên ghi rõ: "Phù hiệu lưu niệm, do Dân Biểu Michael Atkinson, Bộ Trưởng Nội Vụ, Bộ Trưởng Đa Văn Hoá và Sắc Tộc Sự Vụ, tặng để vinh danh 30 năm định cư của cộng đồng người Việt" "Nhà Quốc Hội Adelaide, Nam Úc, ngày 12/8/05". Ông Michael Atkinson đã thay mặt Thủ Hiến, đứng trực ngay cửa vào phòng khánh tiết, bắt tay thăm hỏi từng người.
Bên trong phòng khánh tiết, nơi trang trọng nhất có đặt hai lá cờ lớn gắn chéo nhau, một lá cờ Úc và một lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hai bên là hai tấm phướn. Một tấm là huy hiệu chính quyền Tiểu bang Nam Úc, còn một là huy hiệu đa văn hoá của nước Úc. Các vị khách Việt đến tham dự hôm nay gồm hầu hết những đại diện tôn giáo, hội đoàn trong CĐNVTDUC/Nam Úc. Tuy không nói ra, nhưng nhìn thấy cờ vàng quốc gia tại Quốc Hội ai cũng xúc động, nghe ấm áp trong lòng. Đây là một sự thật không thể chối cãi. Đó là ngay hôm nay, Chính Phủ Tiểu Bang Nam Úc, tại toà nhà Quốc Hội, đã mặc nhiên vinh danh công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ chính nghĩa quốc gia, lá cờ tự do của cộng đồng người Việt đang định cư ở Nam Úc. Thật là cảm động và vui sướng biết bao! Tình yêu Việt Nam và mối tình đang gắn bó, mặn mà với quê hương thứ hai này như quyện lẫn với nhau. Lòng bồi hồi nhớ thương, cùng với lòng cảm mến nên đã dạt dào xúc động.
Sự xúc động lại có dịp dâng trào một lần nữa. Sau khi Thủ Hiến Mike Rann đến bắt tay vui vẻ với mọi người, cuộc diễn hành Ngày Quốc Khánh Úc 26/1/05 được chiếu lên màn ảnh. Hơn 500 người Việt từ các đoàn thể ở Nam Úc đang bước đi rực rỡ giữa lòng thành phố Adelaide. Tai nghe tiếng hát: "đường dài ngút ngàn, chỉ một trận cười vang vang..." mà tâm can rúng động, như có những giọt lệ ứa ra từ trong linh hồn của mỗi người.
Phải rồi!... chúng ta đến đây cũng đã 30 năm. Ta đã đi một con đường dài. Nhưng mà đã thấm vào đâu so với đường đi của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Dân ta còn tiếp tục bước trên đường đi ngút ngàn, mà tai mắt bị che chắn; chân tay đang vướng xích xiềng độc tài và áp bức. Trong cái vui và hãnh diện được người vinh danh hôm nay, tự nhiên có chút u hoài, hối tiếc.
Trong phần chính buổi tiếp tân, Thủ Hiến Mike Rann đã đọc một bài diễn văn nhớ đời. Ông ca ngợi sự hội nhập thành công của cộng đồng người Việt và hãnh diện với những bạn trẻ đã học hành chăm chỉ, thành đạt xuất sắc. Ông ngưỡng phục sự can đảm dấn thân, với tinh thần hy sinh và nhẫn nại chịu khó của những bậc cha mẹ, ông bà người Việt. Vì chính trên đôi vai của những con người thầm lặng mà thật cao cả này, cộng đồng người Việt tại Nam Úc đã được nuôi lớn và đã đứng lên vững vàng trong 30 năm qua.
Thủ Hiến Mike Rann còn công nhận và long trọng tuyên dương công cuộc đấu tranh liên tục của cộng đồng người Việt nơi đây, để đòi nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho những người còn ở lại Việt Nam. Ông Mike Rann đã mạnh mẽ tuyên ngôn rằng: "Chính phủ do tôi lãnh đạo và cá nhân tôi đứng về phía quý vị, trong công cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản của con người cho quê hương của quý vị".
Trước khi đáp từ, ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch CĐNVTDUC/NU, đã nói nhỏ nhẹ qua sự xúc động: "diễn văn của Ông Thủ Hiến thật hay, chúng tôi rất cảm động". Sau đó, bài đáp từ được nói ngắn gọn và chân thành, đã lưu lại cảm tình trong dịp trọng đại này.

Buổi tiếp tân của Thủ Hiến Mike Rann mừng 30 năm định cư của cộng đồng người Việt đã kết thúc vào lúc 7 giờ tối. Nhưng những gì chúng ta đã nghe thấy và cảm nhận được trong hai tieêếng đồng hồ nơi phòng khánh tiết nhà Quốc Hội của Tiểu Bang Nam Úc ngày hôm nay thật là vui và khó quên.
Thủ Hiến Nam Úc ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho VN
Thủ hiến Nam Úc: "Chính Phủ do tôi lãnh đạo và cá nhân tôi đứng về phía quý vị trong công cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ, nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản của con người cho quê hương của quý vị. Vì vậy, trong khi chúng ta tán dương những thành tựu của cộng đồng người Việt hôm nay, chúng ta cũng công nhận sự nghiệp đấu tranh liên tục cho người dân tại Việt Nam."
Bài diễn văn của Thủ Hiến Mike Rann tại Quốc Hội tiểu bang ngày Thứ Sáu, 12-8-2005 trong buổi tiếp tân dành cho Cộng Đồng Người Việt kỷ niệm ba mươi năm định cư tại tiểu bang Nam Úc có thêm các đoạn sau:
“...Chúng ta không được quên những người đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam trong thập niên 1970. Chúng ta phải vinh danh họ và chúng tôi phải vinh danh quý vị là những người đã sống sót để thuật lại câu chuyện thắng lợi vinh quang của mình, một câu chuyện về vô số người Việt đã trốn chạy khỏi chế độ Cộng Sản ác ôn, áp bức vào năm 1975, sau khi Sàigòn thất thủ. Cuộc trốn chạy can trường này của người Việt để thoát khỏi áp bức, chiến tranh, và việc họ đến nước Úc đã làm cho cả thế giới kinh ngạc. Họ là khối người Việt đông đảo nhất đã ra đi tập thể bằng đường biển trong lịch sử đương đại. Họ ra đi trên những chiếc thuyền nhỏ bé, nhiều chiếc chỉ vừa đủ khả năng chịu đựng sóng gió, và tất cả đều quá nhỏ đối với biển cả và hải trình xa xôi mà họ phải vượt qua. Và thật buồn thay, một số người Việt tị nạn đã bỏ mình trên hành trình tìm tự do này!
Quý vị phải đương đầu với bão tố và hải tặc, sự thiếu thốn thức ăn và nước uống, với niềm hy vọng trong lòng rằng quý vị có thể trông thấy một dãi đất nhân hậu bên kia chân trời, một vùng đất ở đó quý vị có thể bắt đầu cuộc sống mới. Kể từ đó, hơn 150,000 người Việt đã chọn Nước Úc làm quê hương. Và gần 11,000 người đã định cư tại Tiểu Bang này...
...Sự đóng góp của quý vị đã tạo ra của cải cho Tiểu Bang Nam Úc, không chỉ về phương diện kinh tế mà thôi, mà còn cả phương diện xã hội và văn hoá nữa: từ các ngành chuyên môn, lĩnh vực y khoa, nghệ thuật, học thuật, chính quyền, mậu dịch, doanh nghiệp, nông nghiệp và nghề trồng rau quả, đến vô số loại tiểu doanh nghiệp khác. Những người đến Úc đã làm lụng vô cùng vất vả, ngõ hầu con cháu của họ có thể an hưởng quyền tự do, được học hành trong một nền giáo dục khả dĩ tốt nhất, và để có nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc đời. Họ đã cống hiến tận cùng năng lực của mình để thân nhân của họ khỏi phải lâm vào cảnh thiếu thốn khó khăn.
Tên của những người Úc gốc Việt trẻ tuổi học hành tận tụy đã chiếm nhiều hàng tít lớn trên báo chí vào tháng Giêng mỗi năm, khi kết quả các kỳ thi được công bố, với số điểm tối ưu hoặc rất cao. Các em đó cũng học hành xuất sắc như thế ở bậc đại học. Các em là niềm hãnh diện của Cộng Đồng và cả của Tiểu Bang chúng ta. Những thành tựu của các em, phần lớn nhờ vào những sự hy sinh của quý ông bà và cha mẹ của các em. Thật ra, các em đã được đứng vững trên đôi vai phi thường của các bậc phụ huynh vĩ đại....
“...Cộng đồng người Việt cũng đã tiến hành những cuộc tranh đấu cho quyền lợi con người và quyền tự do của những người còn ở lại Việt Nam. Cuộc đấu tranh để đòi những quyền căn bản mà tất cả mọi người chúng ta đương nhiên được hưởng, như quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, và đi lại...; như quyền tự do không bị ngược đãi bằng bất cứ hình thức nào, vì bất cứ lý do gì. Sự quan ngại về những quyền căn bản nhất của con người, về sự tôn trọng và bảo vệ con người và về việc thực thi nguyên tắc dân chủ, thật là phù hợp với địa điểm mà chúng ta đang đứng hôm nay, một nơi tiêu biểu cho những giá trị dân chủ, mà rất nhiều người đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ những giá trị này.
Chính Phủ do tôi lãnh đạo và cá nhân tôi đứng về phía quý vị trong công cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ, nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản của con người cho quê hương của quý vị. Vì vậy, trong khi chúng ta tán dương những thành tựu của cộng đồng người Việt hôm nay, chúng ta cũng công nhận sự nghiệp đấu tranh liên tục cho người dân tại Việt Nam...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.