Hôm nay,  

Tùy Bút Vu Lan: Lòng Mẹ

19/08/200500:00:00(Xem: 6513)
-Hồi ấy là cuối tháng 5/1995, tại KB trại giam Ba Sao Nam Hà, vào một buổi sáng sớm, tôi được gọi lên để nghe đọc quyết định "trích xuất phạm nhân." Thế là tôi được xe của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) chở đi từ Nam Hà về trại B14, còn gọi là trại Thanh Liệt thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Xe vào đến cổng, tôi liếc nhìn thấy dòng chữ "Trung tâm thẩm vấn An ninh Quốc gia." Tại đây, tôi được các cán bộ Công an Cục A16, Bộ nội vụ, đến trực tiếp thẩm vấn liên tục trong 10 tháng.
Nội dung thẩm vấn hoàn toàn không liên quan gì đến "Sự kiện ngày 24/5/1993 tại Huế," mà chủ yếu là vấn đề thống nhất Phật giáo từ 1980 đến 1982, việc đòi phục hồi GHPGVNTN, việc tôi cộng tác giúp việc cho Ngài Hoà Thượng Huyền Quang và một số văn kiện quan trọng do Thầy tôi (Cố Đại lão Hoà Thượng Linh Mụ) ký nhân danh Chánh Thư Ký - Xử lý thường vụ Viện Văn Thống. Sau nầy tôi mới biết, cũng trong thời gian đó, Ngài Huyền Quang, nay là Đức Đệ Tứ Tăng Thống, cũng bị quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống đối Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết Dân tộc." Nhưng sau một thời gian thẩm vấn không có kết quả, thì Nhà nước lại có quyết định đình chỉ vụ án và chỉ đọc lệnh quản chế tiếp Ngài tại Nghĩa Hành, chứ không phải ở chùa Hội Phước, Thị xã Quảng Ngãi như trước. Còn phần tôi thì sau mười tháng ở trại B14, cho đến tháng 02/1996, thì được trả về lại KA trại giam Nam Hà ở Ba Sao.
Theo nguyên tắc, khi giam giữ một người nào ở đâu, thì các cơ quan thi hành pháp luật phải thông báo cho thân nhân gia đình họ. Nhưng riêng trường hợp của tôi, bị chuyển trại từ Ba Sao về B14 mà cha mẹ tôi, cũng như tăng chúng huynh đệ ở chùa tôi, không hề hay biết. Đến khi mẹ tôi từ Quảng Nam ra Huế, đến chùa Linh Mụ để nhờ quý Thầy đưa đi, cùng với mẹ của TT. Trí Tựu và anh em của thầy Hải Thịnh ra Ba Sao thăm chúng tôi (Lúc nầy Thầy Hải Chánh thì đã được đặc xá về trước rồi). Đến nơi, mẹ tôi được các cán bộ Công an của trại cho biết là tôi không còn ở đây nữa, đã chuyển trại khác rồi.
- Mẹ tôi hỏi: Vậy thì con tui bây giờ đang giam ở đâu"
- Họ trả lời: Không biết.
Hỏi chi họ cũng không nói. Mẹ tôi phần thì buồn tủi vì không gặp được tôi, phần thì bâng khuâng lo lắng liệu tôi có mệnh hệ gì chăng, mà người ta giấu, cứ nói là không biết"
Nhìn các vị kia thì được thăm gặp, còn tôi thì không biết chừ ở phương mô, mẹ tôi chỉ biết ngồi đó mà khóc nức nở! Lúc nầy mẹ tôi đã 81 tuổi, may nhờ có quý Thầy an ủi đỡ đần mọi thứ... Sau đó mẹ tôi và mọi người trong đoàn cũng trở về. Về đến chùa Long An, mẹ tôi không ngớt lo lắng và khóc lóc rất thảm thiết, khiến cho quý Thầy và bà con Phật tử ai thấy cũng phải động lòng. Mọi người mới bàn với nhau là chở Bà cụ ra Sở Công an tỉnh Quảng Trị để hỏi.
Mẹ tôi đến Sở Công an tỉnh Quảng Trị kêu khóc: Mấy ông bắt con tui chừ nhốt ở đâu rồi" Vì sao không cho tui biết"
Công an Quảng Trị giải thích là từ khi tôi thụ án, thì do Bộ quản lý, chứ Sở không có trách nhiệm trong việc giam giữ nữa.
Thế là mẹ tôi lại trở ra Hà nội, được quý Thầy đưa đến trụ sở Bộ Nội vụ. Mẹ tôi trình bày sự việc và tha thiết muốn được gặp thăm tôi, nhưng ban đầu không được chấp nhận. Mẹ tôi bằng nằm đó kêu khóc: "Nếu con tui có chết thì các ông cũng phải cho tôi biết là chôn ở đâu" Nếu các ông có đưa con tui lên trời, thì tui cũng quyết lên cho thấy mặt con tui, rồi tui mới về. Còn không, thì tôi sẽ nằm ở đây mà đợi!" Thấy bà cụ già tuổi đã ngoại 80, vật vã đau khổ như vậy, họ cũng động lòng. Sau đó, họ bàn với nhau, và liên hệ với chùa Quán Sứ, xếp đặt nơi ăn chỗ ở, rồi họ phái một nữ Công an dắt dẫn mẹ tôi đến đó, an ủi là Cụ cứ nằm ở đây đợi vài hôm, rồi họ sẽ giải quyết cho gặp. Mẹ tôi tin vậy, mừng lắm, ở lại Quán Sứ nằm đợi.
Năm ngày sau, tôi được xe của trại B14 cùng công an dẫn giải đến gặp mặt mẹ tôi tại một căn phòng nhỏ của Bộ nội vụ ở phố Trần Nhân Tông. Tôi cũng không hiểu vì sao họ không cho mẹ tôi đến gặp tôi tại trại như thường lệ. Lẽ nào họ lại muốn giữ bí mật nơi giam giữ tôi chăng" Nên khi gặp mẹ tôi, tôi lưu ý nhắc đi nhắc lại là tôi hiện bị giam ở trại B14, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà nội. Bà cụ 81 tuổi nhưng nhớ rất rõ và hiểu ý tôi, nên sau đó mọi người ai cũng biết là tôi đang bị giam tại trại B14 - Trung tâm Thẩm vấn An ninh Quốc gia.
Mẹ tôi gặp tôi mừng không kể xiết. Tôi thấy mẹ già lặn lội khổ nhọc vì tôi, tôi cũng xúc động mãnh liệt.
- Tôi hỏi mẹ: Mẹ đi hôm nào mà nay đến đây"
- Mẹ tôi nói: Đi 16 ngày rồi, bữa ni mới gặp được.
- Tôi ngạc nhiên hỏi mẹ: 16 ngày! Sao lạ vậy" Mẹ đi đâu mà lâu thế"
Mẹ tôi mới kể đầu đuôi tự sự về chuyến đi thăm nuôi tôi đầy gian nan và nghiệt ngã nầy.
- Tôi an ủi mẹ tôi: Cha mẹ già lắm rồi, nên giữ gìn sức khoẻ, đừng quá lo cho con mà khổ. Con đã lớn rồi, con tự lo liệu được. Vả lại, quý Ôn quý Thầy và bà con Phật tử không ai bỏ con đâu! Mẹ cứ yên tâm như vậy.
- Mẹ tôi nói: Đi gặp được Thầy như ri về mới khỏe. Tui nói với họ là, mấy ông có đưa con tui lên trời, thì tui cũng lên cho tới nơi để gặp cho được con tui, rồi tui mới chịu về, chờ mãi nên họ mới cho gặp đây!
Tôi yên lặng không nói gì thêm nữa, chỉ biết nhìn mẹ, thương mẹ, kính mẹ và cảm phục mẹ vô vàn.
Sau nầy, về nằm ở trại giam, nghĩ lại cảnh ấy, tôi có làm mấy khổ thơ:
Ôi sao quên được cảnh mẹ già
Lặn lội tìm con khắp gần xa
Mẹ bảo có đường lên trời đặng
Để hỏi trời xanh có mắt mà!
Mẹ đi, cha phải ở trông nhà,
Mòn mõi trông chừng dải sao xa
Đời - Đạo thăng trầm cha đã rõ
Nên hằng trông đếm bước con qua
(Cha tôi hơn mẹ tôi 3 tuổi, lúc ấy chỉ có hai cụ sống với nhau, các anh em của tôi đều có gia đình và sống riêng cả).

Kinh Báo Ân có dạy: "Con đi đường xa vắng, lòng mẹ bóng theo hình, ngày đêm không yên dạ, sớm tối nào tạm quên" hoặc "Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi." Mỗi mùa Vu Lan đến, tụng lại lời kinh trên, tôi thấy thống thiết vô cùng, vì nó đã nhắc lại được một kỷ niệm lớn nhất của đời tôi về mẹ. Năm nay mẹ tôi 91, còn cha tôi thì 94 tuổi, sức khỏe yếu kém lắm rồi, không còn đi lại được như xưa. Thỉnh thoảng nhớ tôi, mẹ tôi gọi điện thoại: "Hồi đêm nằm ngủ mơ thấy họ bắt Thầy lại rồi! Mẹ lo lắm, ngủ không được. Mẹ nhớ quá chừng đi, Thầy không vào thăm, tui nhớ, tui chết mất!" Tôi nghe vậy mà thương mẹ xót xa. Ôi, cái cảnh tù tội của đời tôi đã trở thành một cơn ác mộng, cứ ám ảnh vào trong tâm thức mẹ! Rồi nhớ đến lời kinh dạy: "Khổ lây cha mẹ, hoạ đến bà con...," tôi lại càng cảm thấy buồn và tự thầm trách mình, nhưng biết làm sao được. Hoàn cảnh của tôi "kể từ lận đận mối tơ vương..." thì đến nay vẫn còn cứ lận đận mãi. Phần thì chùa qúa ít người, do người ta không cho tạm trú, phần thì việc đi lại của tôi cũng còn có nhiều trở ngại, trong khi cha mẹ già thì cách trở phương xa, nằm đợi con trong mỏi mòn thương nhớ, để rồi cứ mỗi mùa Vu Lan về, thì lòng tôi lại dằn vặt, mang mang... buồn!
*
Nhân đây, nhớ lại hồi tôi bị giam ở Ba Sao - Nam Hà, tôi có biết một bà mẹ ở Hà Nội đi thăm nuôi con. Con bà tên H. cùng ở chung một phòng giam với tôi. H. là một người con đặc biệt hư hỏng, ăn chơi, trác táng, trộm cắp đủ thứ... trong giới anh chị ở đất Hà thành. Thế nhưng, mẹ anh không vì thế mà oán trách, ghét bỏ. Bà vẫn thăm nuôi anh rất đều đặn, bới xách không thiếu món chi, từ tiền bạc, thuốc men cho đến các thứ nhu yếu phẩm khác. Có lẽ bà nghĩ, nỗi lòng thương con tha thiết và sự hy sinh không bờ bến của mẹ có thể giúp chuyển hóa cho con bà sớm biết hồi tâm.
Có lần, hai mẹ con được thăm gặp, đến lúc sắp chia tay, anh nhận giỏ quà để qua một bên, rồi anh ôm chầm bà cụ hôn thắm thiết. Vừa hôn, anh vừa đưa tay sờ nặn khắp túi mẹ, tín hiệu ấy trong túi bà còn được mấy chục ngàn, anh liền chụp lấy và nói: "Mẹ cho con nốt...!" Bà cụ chỉ nói: "Thế con không để cho mẹ mấy nghìn về xe à!" Nói vậy, nhưng bà không đòi lại, mắt cứ nhìn theo con cho đến khi H. vào khuất trong cổng trại. Tội nghiệp, không còn một đồng dính túi, không biết bà cụ sẽ về lại Hà Nội bằng cách nào, nhưng có vẻ lòng bà vẫn bình an và mãn nguyện, vì đã gặp được con, lo được cho con...
Khi biết được chuyện này, tôi lại càng cảm thấy thắm thía cái bao la của lòng mẹ. Kinh Báo Ân có dạy: "Chẳng hiềm không mắt mũi, đâu ghét què chân tay, con sinh từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai." hoặc "Quần áo lo cho con, rách rưới mẹ đành chịu, thân con không thiếu thốn, là lòng mẹ ấm rồi."
Chẳng những không ghét bỏ vì con đui, què, mẻ, tật..., mà con có hư đốn, tội lỗi, xấu xa... về tâm tính, thì mẹ cũng không từ, mà luôn yêu thương, bao dung, khoan thứ. Và, "tình ấy có hết chăng, chỉ hơi thở cuối cùng"!
Từ hình ảnh của mẹ tôi, bà mẹ Quảng Nam; tôi nhớ đến hình ảnh của bà mẹ đất Bắc. Một người là mẹ của một tu sĩ, một người là mẹ của một kẻ lưu manh, ở nơi họ, mỗi người có một hoàn cảnh riêng, một nỗi đau riêng. Nhưng có một điều chung nhất, là dù ở hoàn cảnh nào, nỗi lòng của người mẹ cũng chỉ biết thương con, lo cho con và hy sinh vì con. Một tình thương và sự hy sinh không bờ bến!
*
Tôi cũng nhớ lại một nhạc sĩ ở quê tôi: Nhạc sĩ Thuận Yến. Tôi nghe nói ông sinh ra từ một gia đình trí thức, đượm nét Nho gia. Thuở thiếu thời, là một người con có giáo dục, có lý tưởng, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, vì giặc Pháp xâm lược. Cũng như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, ông đi theo tiếng gọi non sông để kháng chiến chống Pháp. Ngày ấy, có lẽ ông được Cách mạng giáo dục một tinh thần chiến đấu bất khuất và một lý tưởng Cách mạng rất hào hùng: Chiến đấu cho quê hương sạch bóng quân thù và xây dựng cho nước nhà được công bằng, ấm no, giàu đẹp, không còn có cảnh người bóc lột người. Và, cũng có lẽ còn hơn thế nữa, lớp người Cách mạng của ông hồi ấy còn có một ước vọng lớn hơn: Tiêu diệt cho hết đế quốc để đưa nhân loại tiến lên thế giới đại đồng...!
Ngày hoà bình ông trở về quê xưa trong lớp người chiến thắng với hào khí ngất trời. Thế nhưng, lòng ông dường như đã chùng xuống, khi nhìn thấy cảnh quê hương điêu tàn và đổ nát sau một cuộc chiến thần thánh mà ông đã từng biết mấy tự hào! Những cảm xúc từ thực tế này càng làm cho ông như sững sờ và bé nhỏ khi được tiếp xúc với những bà mẹ chốn quê; được nghe, được thấy tận mắt những khổ đau, mất mát, chịu đựng và hy sinh quá lớn từ nỗi lòng của những bà mẹ. Và, phải chăng đó là tất cả những cảm xúc mà ông đã gói ghém vào trong mấy lời nhạc nỗi tiếng: "Tôi muốn ôm cả đất, tôi muốn ôm cả trời, nhưng mà sao em ơi, không thể nào ôm nỗi, trái tim một con người." (Tôi nhớ đại khái như vậy, và xin lỗi nhạc sĩ Thuận Yến nếu tôi có trích sai!). Trái tim đây, theo tôi hiểu, chính là trái tim của mẹ, là cõi lòng của mẹ. Và như vậy, chính lòng mẹ mới vĩ đại, mới phi thường hơn là những gì ông tưởng!
Tôi đã cảm nhận như thế, đã thấy lòng mình lâng lâng như thế, khi được nghe mấy lời nhạc đã dẫn ở trên và cũng rất muốn xin được chia sẻ tâm tình nầy cùng nhạc sĩ Thuận Yến. Bởi trong cuộc sống đời thường, không ít người trong chúng ta, vì cứ mãi đi tìm cái gì cao xa theo vọng thức mà quên đi, hay đánh mất đi cái hạnh phúc, cái nhiệm mầu của cuộc sống, mà lẽ ra mình đã có, nếu mình biết lắng lòng để cảm nhận được nó từ thực tại. Lòng mẹ thật là bình dị, nhưng lại rất thiêng liêng; giản đơn nhưng vô cùng ngọt ngào và mầu nhiệm; gần gũi nhưng lại rất cao quý tuyệt vời! Trên thế gian nầy, cuộc đời của biết bao người được hạnh phúc, được nở hoa... không phải từ lòng mẹ"!
*
Vu lan về, vài dòng tùy bút này xin để niệm ân những người mẹ, nhất là những bà mẹ đã từng khổ lụy vì con. Và, chính trong hoàn cảnh ấy, chúng ta mới cảm nhận rõ nét cái bao la của lòng mẹ. Mong sao cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay, luôn luôn biết quay về nương náu nơi lòng mẹ, để chiêm nghiệm tình thương và sự hy sinh của mẹ cho cuộc đời của mỗi chúng ta; để từ đó, ta có thể tìm thấy được nhiều điều mầu nhiệm, nhiều bài học lớn nhất của một đời người./.
Mùa Vu Lan - Phật lịch 2549
Hải Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.