Hôm nay,  

Chuyện nhà mình

05/04/201100:00:00(Xem: 8464)
Ba đẹp trai, dĩ nhiên rồi! Ba là đại mỹ nam tử nhưng mạ vẫn cho bác và chú đẹp trai hơn (ngày còn bé có lần chú đóng vai Đức mẹ mà có người lầm tưởng bà nội còn một cô con gái nữa).

Tính ba thật dễ thương, cậu Hải, dì Liễu em của mạ đi “tị nạn” dì ghẻ để được ăn học, ba rộng tay chào đón. Mỗi lần muốn ông ngoại đến thăm và để mạ có thời gian chăm sóc,ba phải đích thân đi đón ông mới về chơi vài tháng, để có dịp cho mạ cơm bưng nước rót và để ông trỗ tài làm"ông cọp" mà ông đã mang danh từ thuở xa xưa. Thời ông còn hét ra lửa ngoài làng.

Ngày đó, mỗi lần ba từ Sài gòn ra Huế. Nhà mình vui như có việt kiều về quê, nhà lúc nào cũng có khách, hỏi han chuyện trò râm ran vui như tết. Qùa cho mạ dĩ nhiên rồi vẫn không thiếu dì Liễu, bác Trường, qùa cho đám con nít trong nhà lẫn hàng xóm. Con có đồ chơi con rắn, con rùa thụt đầu ra, thu đầu vào...thật dể sợ, con hét ầm lên vậy là đồ chơi đó biến mất, chẳng biết đứa bạn hàng xóm nào may mắn nhận nó.

Cậu út từ nhỏ ở với ba mạ nên với bọn con, cậu là anh trai lớn không hơn không kém. Cậu chúa nghịch nhưng bọn con vẫn sợ cậu như sợ một ông thần. Không ngủ trưa, bị phạt. Bốc thức ăn khi bàn ăn mới dọn, bị phạt. Con nhớ có lần mới nhón miếng thức ăn chưa kịp đưa vào miệng bị bắt gặp vậy là bị quì chung với chị Tú, Tí Nị ngay bậc cửa. Mới lớp 2 chứ cũng biết xấu hổ khi có người đi qua, con quì giữa bá cổ hai người quì hai bên lắc lư qua lại chứng tỏ cho hàng xóm biết con nghịch quì chơi thôi, không phải bị phạt đâu. Đừng lầm!

Bọn con sợ, nên đâu méc tội cậu leo lên trụ ximăng trước cổng cho búp bê nhảy dù xuống đất. Vì bọn con đều thích chạy lượm từng bộ phận ráp lại rồi chờ đợi để lượm tiếp. Vui đáo để! Chơi với cậu út vui vậy đó nhưng một lần trốn ngủ trưa theo chị Du, chị Tú đến nhà bạn chơi. Đang ăn mít ngon lành thấy cậu cười cười đi tới mà tự dưng á khẩu chẳng nhớ đoạn kết thế nào. Cả ba chị em ở lại ăn tiếp hay bỏ dở dang ra về, hỏi cậu đoạn kết thế nào" Cậu nói nhớ chuyện tào lao nên kết luận vẫn còn bỏ ngõ.

Một lần ba đi vắng, cậu mượn tạm xe ba đi học và để dựt le với bạn, không ngờ chiếc xe không cánh mà bay luôn trong ngày. Hoãng hồn chờ trận lôi đình ai ngờ ba chỉ nói
- Mất thì thôi! Của đi thay người!
Cậu mừng rỡ và được một phen hú hồn nên nhớ hoài nhớ mãi không nguôi.

Mạ, nhà quê chay! Vì gái quê chính hiệu mà! Mạ hay mắc cỡ mỗi lần dẫn mạ đi ăn tiệm. Phải than rằng:
- Đói ơi là đói! Đói...bất tận!
Mạ vô tiệm chỉ vì sợ con xấu đói.

Mạ ít học nhưng kiến thức của mạ không thiếu vì mạ thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách báo. Bạn của mạ cứ há hốc ra mà nghe mạ kể chuyện phương trời Tây, mạ còn nhắc con cháu tẩy chay thức ăn, không uống sửa của Tàu vì lo rằng ngộ độc. Mạ truyền cho con cháu sự ham tìm tòi học hỏi, thêm kiến thức trong cuộc sống đời thường.

Sau cuộc đổi đời bất đắc dĩ, nếu không có mạ thì đám anh chị em con trong nhà làm gì được tiếp tục đến trường. Chúng con chắc phải gánh cũi và đi rẫy để kiếm miếng ăn giúp ba mạ đỡ vất vã chứ đâu để ba mạ bị thiên hạ chê
- Cho mỗi đứa một gánh cũi để kiếm miếng ăn chứ học hành chi nữa.

Thằn Lằn đậu đại học Ykhoa Sài Gòn người ta nói mạ cho hắn đi học làm chi sau này nó chỉ biết lo cho vợ, cho con. Mạ chỉ cười,
- Hắn lo cho vợ thì mình khỏi lo
Mạ yên lặng cho thiên hạ coi mạ như người khờ khạo nhất trần gian vì tâm nguyện của mạ chỉ muốn giữ lại căn nhà dưới phố cho đám con được đến trường. Và bây giờ những người chê bai mạ cũng cho con ăn học để khỏi nghe cha chánh xứ nhắc nhở
- Noi gương ông bà cụ Lạc!

Vì nơi đây xa xôi hẻo lánh, cho con cái đến trường là cả một kỳ công. Trường tiểu học đi bộ băng qua đường rừng hơn 5km, học trung học phải về Long Khánh.

Ba,mạ và chúng con cả nhà đều ham đọc sách những bữa cơm, canh cạn nước còn cơm trên sống dưới khê tứ bề nhảo nhoẹt vì mê sách cũng là chuyện thường ngày nhưng chẳng hề bị rầy la. Nên bởi thế đám bạn nhìn thấy tủ sách Ngàn thông, tuổi hoa… đủ thể loại cũng ao ước, ganh tị, thèm thuồng.
Ngày đổi đời, ba mạ thành nông dân vẫn không ngừng đọc sách. Một lần, len lén mượn và chuyền tay cuốn sách mang danh” văn hóa đồi truỵ của Mỹ Nguỵ” Lửa cháy thành Tây Đô. Bọn con đọc xong, cho ba mạ đọc ké.
Truyện hay thiệt nên đến bữa ăn, mạ đem giấu một nơi thật kín đáo, đợi ăn xong sẽ đọc tiếp. Như mọi ngày, ăn xong ba cũng đánh một giấc rồi mới tiếp tục ra rẫy nhưng hôm ấy lạ nha, ba vác cuốc ra rẫy thật sớm và căn dặn
-Mấy đứa nằm nghỉ cho khoẻ rồi từ từ ra sau!
- Dạ! Cả đám đồng thanh

Còn mạ cứ mãi lay hoay và vẫn chưa chiụ đi nằm.
-Mạ! Đi ngủ đi! Cả đám cùng nhao nhao
-Từ từ đã! Một lúc sau mạ mới hỏi
- Mấy đứa con có thấy cuốn truyện của mạ mô không"
-Mạ cất chổ mô"
- Trong khạp gạo!
- Trời thần! Cuốn truyện mạ dấu kỷ trong khạp gạo mà tự dưng biến mất. Ghê quá! Chắc ma dấu! Cả đám lè lưỡi sợ hãi, còn mạ thì tiếc rẽ phần tiếp của câu chuyện không được đọc, không biết câu chuyện diễn tiến thế nào đây" Tội mạ ghê!

Hết giờ nghĩ trưa, cả đám ra rẫy phụ ba tỉa đậu, tỉa bắp.

Đang đi, chị Tuyết bỗng la lên
-Ê! Tụi bây coi ba đang làm cái chi rứa" Rón rén tới rình sau lưng, hì! hì! Thủ phạm dấu sách của mạ chính là ba. Con ma đây rồi!
-Ba làm răng mà lấy được cuốn sách"
-Mạ mi len lén vô phòng, ba nhìn thấy mạ dấu kỹ đoán là sách hay nên rình lấy đọc thử. Cả nhà được dịp cười đã đời quên cả mệt nhọc.

Mạ và ba là đầu tàu cho sự chống đối chính sách “làm ăn tập thể”. Một lần vào năm 76, 77 cả xã Xuân Trường, Huyện Xuân lộc hô hào mọi người vào làm ăn tập thể. Mạ bàn với ba.
- Làm chi thì làm ba con Du không được ký tên vô hợp tác xã, vô là cả đám 11 đứa con chết đói đó! Ba mi nhớ không"
Mạ nói là mệnh lệnh ba phải thi hành nhưng chắc là run lắm. Lời mạ nói đúng quá nên ba phải thi hành, nhà toàn con nít lấy ai đi làm để được chấm công. Đói là phải rồi! “Lệnh ông không bằng cồng bà” vậy là bao nhiêu đêm phải đến hội trường hội họp ba vẫn từ chối ký tên, mấy ông bạn già trong xóm cũng đồng lòng với ba.
- Tui theo gương bác Lạc, khi nào bác ký tụi tui mới ký.
Hì! Hì! Ba có đồng minh và ba không cô độc.

Ủy ban nhân dân xã cho đám du kích vào nhà hỏi tội, cu Quả, cu Tủn thấy đám người súng ống vào nhà sợ hải khóc la ỏm tỏi, ôm chầm lấy ba. Còn mạ đúng là “điếc không sợ súng” hiên ngang để mạ đấu khẩu vì mạ nghỉ họ không dám bắt đàn bà.
- Gia đình chúng tôi muốn chấp hành và thực thi đúng chính sách của nhà nước nhưng mấy ông có bảo đảm vô hợp tác xã làm có đủ ăn thì chúng tôi nộp đất .
Tép riu làm sao dám hứa và thấy đám di cư 54 này khó dạy, hù dọa mãi không được đành chịu thua. Những ông già trong xóm phục bác Lạc qúa trời luôn!

Nhà thị xã, còn để ở cũng nhờ mạ lì đòn. Chính sách di dân mọi khu phố phải “triệt dể” thi hành, mạ sợ đám con nheo nhóc không đủ gạo ăn nên phải ghi danh vì được mua gạo theo chính sách. Gia Lào, một nơi khỉ ho cò gáy mà hồi nào đến giờ không ai để tâm tới, cả gia đình cắt hộ khẩu về Gia Lào nhưng mạ dặn ba giữ lại căn nhà cho đám nhỏ đến trường .

Thời mà CA, du kích làm cha thiên hạ, không đêm nào trong nhà khỏi bị quấy rầy, bị xét nhà, xét hộ khẩu. Hộ khẩu có đâu mà xét, xét hoài cũng huề, xét mãi cũng như không. Vô nhà kiểm tra
- Nhà bao nhiêu người"
Trả lời số người nhưng lúc đếm giày dép thấy dư ra nhiều quá lại đâm nghi ngờ chủ nhà gian dối.
- Nhà năm người sao lắm giày dép thế"
Trời trời! Áo quần còn có bộ nghiêm, bộ nghỉ thì giày dép cũng vậy chứ sao. Đúng là đĩnh cao trí tuệ!

Kiểm tra hộ khẩu một đêm đôi ba bận, bắt mạ dỡ nhà lên vùng giản dân. Mạ gan lì nói
- Tôi nghèo quá chưa có tiền để dỡ nhà, nếu cho xe thì tôi sẽ dỡ nhà ngay còn không tôi chỉ dỡ nó từ từ, hôm nay một tấm tôn mai một tấm. Ba mươi mấy năm rồi mạ vẫn chưa đủ tiền còn nhà nước thua bà già lì lợm và gân cùng mình! Nhờ căn nhà mà đám con cái học hành đến nơi đến chốn, một đám cô giáo, bác sĩ, kỷ sư cũng từ căn nhà này mà ra có lời đồn ông bà Lạc còn vàng chôn dấu từ xưa nên mới nuôi nỗi đàn con 11đứa ăn học thành tài.

Trên trán mạ có cái thẹo, cái thẹo tình thương mạ dành cho con gái. Ngày đầu theo ba mạ dọn rẫy, con khờ khạo cầm rựa đi vài vòng quanh cây, không biết chặt từ đâu, bắt đầu từ nơi nào và làm sao để chặt" Thương con, mạ nói
-Tránh ra để mạ làm cho!
Con vừa tránh thì mạ đã la lên, con chạy đến thì mạ tay đầy máu vì bất ngờ nhánh cây bật vào trán mạ. Nơi khỉ ho cò gáy đó không thầy thuốc, băng đại tí thuốc đỏ đợi về Long Khánh mới có thuốc chữa trị, con thương mạ vì con mà mang thẹo, còn mạ thấy may mắn đã lãnh thẹo dùm con.

Đến bây giờ mỗi lần nhìn thẹo nhỏ đã hằn sâu trên trán mạ, con lại nhớ những ngày rất ư khốn khổ của cả nước sau 75. Ba mạ, vất vả bỡi những công việc tay chân chưa hề bao giờ làm đến chỉ để kiếm miếng ăn và tham vọng nuôi đàn con khôn lớn thành người.

Trong mắt ba mạ, con luôn khờ khạo, dại dột nên vẫn lắng lo, cho dẫu con đã trưởng thành và đã thành nhân. Nhiều lần con tự nhủ, con sẽ trổ tài nấu cho ba mạ ăn để biết con đã giỏi dắn ra sao. Nhưng mỗi bận về nhà con trở lại là con của ngày xưa vì luôn được yêu thương. Con khờ khạo làm sao để tồn tại được trên xứ sở này, làm sao để lo cho hai bé được đến trường mà là trường tư thục! Và làm sao để kiếm được công ăn việc làm. Tìm mọi cách để chứng minh ba mạ vẫn chưa tin. Mạ cười chọc
- Con tự an ủi để mà vui sống.

Phải chi ba còn sống để thấy ngày hai bé Phương,Anh trưởng thành và khôn lớn ra sao" Được giáo dục thế nào để khỏi lo lắng cho con gái của ba. Có một điều con hằng ân hận là con chưa làm cho ba tin rằng cuộc sống của con không qúa tệ. Con chưa chứng minh được nên lúc ba bệnh nặng cũng chẳng dám báo tin sợ con lo lắng,buồn phiền. Thậm chí nhìn chúng con về thăm nhà, thấy bộ dạng ốm nhom, ốm nhách lại lo rằng thiếu ăn.

Ba mạ muôn đời vẫn lo lắng cho con, cho dẫu rằng con đang cư ngụ tại thiên đường hạ giới của Mỹ Quốc. Một nơi mà nhiều người đánh đổi cả mạng sống để được đến nơi này. Hy vọng một ngày nào đó mạ hiểu ra và vững tin rồi sẽ khen
- An ơi! Con đã trưởng thành! Con đang đợi mẹ khen con đấy mẹ ơi!

Lan Anh,WA.
Apr.4,11

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.