Thông tấn Infonet có bản tin “Không thể để công lý bị trì hoãn vì thẩm phán đi... họp công đoàn” ghi lời một quan chức nêu lên chuyện lạ này.
“Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động... bị chậm lại theo. Công lý bị trì hoãn…”.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP Sài Gòn) bình luận như vậy khi góp ý kiến tham gia thảo luận về dự án Luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
Infonet ghi rằng, theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, Bộ luật dân sự dù tốt đến mấy cũng thành "bỏ đi" nếu Bộ luật tố tụng dân sự không tốt. Thực tiễn chủ đạo của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua kéo dài và quá chậm trễ.
Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm. Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, sống xa hoa va thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói "để tôi chỉ chỗ cho đi kiện". ĐB Trương Trọng Nghĩa nói:
“Thẩm phán đi học nghị quyết, họp công đoàn, học chính trị cao cấp, nghỉ phép thì các đương sự đều lãnh đủ. Trong khi lẽ ra nếu thẩm phán vắng lâu lãnh đạo tòa phải phân công lại. Những đương sự nào muốn việc xét xử càng chậm càng tốt thì rất có lợi, vì luật hiện hành có rất nhiều công cụ cho sự trì hoãn. Tục ngữ có câu "công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối". Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố dụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo. Tố tụng là một nỗi đoạn trường, thi hành án lại là một đoạn trường khác.”
Nghĩa là, nan đề thời gian dây thung, co giãn, và dân chúng là thê thảm.
Gửi ý kiến của bạn