Hôm nay,  

Cuối Năm, Ngồi Chạm Cõi Tử Sinh

21/01/201700:07:00(Xem: 5811)
CUỐI NĂM, NGỒI CHẠM CÕI TỬ SINH
 
Đặng Phú Phong

 

Cõi vô thường ở chung quanh ta. Ở ngay trong chúng ta. Vậy mà, vào những ngày cuối năm - mưa nhiều, lạnh nhiều, gió nhiều - tôi như chợt bỗng thấy, bỗng nhận ra. Rất thật. Rất gần gũi: Cây cỏ, hoa lá trong vườn trong nhà tôi tàn lụn; những người quen biết tôi lần lượt đi về nơi vĩnh hằng; những căn nhà tưởng như là trăm năm, hôm nay là đám đất trống. Tất cả chuyện sinh tử vô thường đều nằm trước mắt tôi. Như mấy ngón tay của tôi đang gõ trên bàn phím; như những bài thơ chiêu niệm những bạn bè thân quen đã ra đi hay ngay cả một số người vẫn còn có mặt trên cõi đời, của Du Tử Lê, trong tập thơ trước mắt.
 blank

 
Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” là một tập thơ tình: Tình yêu, tình bạn… nhưng cái chuyện tử sinh đâu đó, khi thẳng thừng, khi thấp thoáng trong suốt tập thơ dày trên 350 trang. Ngay trong bài thơ đầu tiên đã có 2 câu nhắc đến chuyện sống chết:
 

“nhớ tóc em phủ kín mặt tôi,

để chỉ thấy tình yêu: lẽ sống /chết

( cho giọt lệ buồn/vui có nơi an nghỉ,Tr.9)

Và, trong bài cuối cùng của tập thơ , cũng có 2 câu nói đến chuyện vĩnh viễn chia xa:

“ (gió xuân thì? trăm năm buốt giá?

gió một ngày vĩnh viễn chia/xa?)”

(Bài: khi gối đầu lên ngực em,Tr.358)
 

Từ tóc và gió thi nhân liên tưởng đến sự chia cách nghìn trùng, đến cảnh sinh ly tử biệt thì khi đối diện với cái-mất-thật-sự của bạn bè, của người thân, sự liên tưởng đó trở thành giọt máu tím bầm chạy luân lưu trong cơ thể một nỗi đau không rời. Dẫu vẫn biết rằng chết là hết, sẽ không ai chờ sự trở lại:

cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

( bây giờ Nguyên Long đã đi rất xa. Tr.66)
 

Nhiều khi cái chết nhẹ nhàng bằng một sự “bốc hơi” (thơ nhặt từ trái-tim-nắng-gió,cũ) hoặc nằng nặng hơn là “chiếc lá rơi”. Tự thân cái chết là một điều hiển nhiên. Du Tử Lê hiểu rõ. Họ Lê, qua thời gian chiêm nghiệm, đã thấy nhẹ đi nỗi tử biệt vĩnh hằng trong suy nghĩ nhưng vẫn phải căng trái tim mà hứng. trải nỗi buồn. Nó: một nửa có thể diễn tả ra, nửa kia không thể diễn tả được.  Như phần chìm của một tảng băng.

đời sẽ hết, dù ngày mai vẫn tới

Nhưng trong tôi: em không chết một lần”

( tôi đã trả môi người cho tháng sáu. Tr.201)
 

Họ Lê quan sát sự ra đi thinh lặng của chiếc lá trong đêm khuya mà vẫn cảm thấy có sự quấn quýt, trao gửi của một linh hồn. Đó là sự khác biệt của thi nhân, sự ngẩn ngơ của tâm hồn nhạy cảm và đa mang:

như khuya qua

có chiếc lá khi rơi

cố tình (?) chạm vào cửa sổ phòng tôi

nói… chỉ điều nó hiểu.”

( có chiếc lá khi rơi/nói điều chỉ nó hiểu. Tr.283)
 

Bốn câu thơ vừa thật dễ hiểu cũng vừa thật khó hiểu. Từ cảnh chiếc  Ba câu trên diển tả cách chiếc lá rơi.  Việc vô tình hay cố tình chạm vào cửa sổ là của tác giả. Và,” nói …chỉ  điều nó hiểu.” là việc riêng tư của chiếc lá. Nó trở thành mật ngữ vì chiếc lá đã trở thành có linh hồn. Chiếc lá sẽ mục ruỗng trở về với hư không, còn linh hồn chiếc lá vẫn lẩn khuất một cõi riêng. đâu đó. nhưng rất gần với cõi-người-thơ-cô-đơn.
 

Trong ba giai đoạn của cuộc đời, chúng ta có ba cách nhìn, nói một cách khác là quan điểm của thời trẻ là cách nhìn xa rộng hàm ý nghĩa mưu cầu cho đời mình, mang tính chất đồ đậm; tuổi trung niên, chúng ta có cách nhìn sâu xa, thấu đáo sự việc; và vào tuổi già chúng ta có cái nhìn làm giảm nhẹ mức nặng nề, trầm trọng trên tất cả mọi thứ. Tôi nhớ đến những câu thơ thê-thiết trong bài Khúc Thụy Du mà họ Lê đã viết về những cái chết oan khốc, tức tưởi  năm Mậu Thân 1968, lúc Lê ở tuổi hai mươi sáu:

bầy quạ rỉa xác người

. . . . . . . . . . . . .

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
…”

(Khúc Thụy Du)
 

Những câu thơ người đọc không khỏi rùng mình, ghê rợn. Gần 50 năm trôi qua, Du Tử Lê đối diện với những cái chết của người thân, của bạn bè, đôi lần đối diện với thần chết mon men đến giường bệnh của chính mình. Họ Lê đã thay đổi, thay đổi rất nhiều, nhất là sau sự ra đi của mẹ. Từ cái nhìn thông thốc, trắng dã vào cái chết, họ Lê, giờ đây đã nhìn cái chết nhẹ nhàng đi vì nó quẩn-quanh như làn gió, vì nó, đôi khi lộ diện cũng rất hiền từ. Cái đầu lâu trắng xóa chỉ mang ý nghĩa bình thường là sự nhắc nhở của thời gian.
 

“cuộc đời mà Long

lẽ tử /sinh thường hằng

khung cửa hẹp/nỗi buồn lớn

không ai hoài công đợi chờ sự trở lại

những gì đã vĩnh viễn ra đi...”

Du Tử Lê đã lập lại đoạn này ít nhất là 2 lần trong bài thơ nói với người bạn Nguyên Long đã mất như nói. nhấn mạnh. với tất cả mọi người, với chính bản thân mình, hãy quen đi lẽ sinh tử thường hằng và chắc rằng sẽ không ai hoài công để chờ đợi sư trở lại của một người đã chết. Người chết sẽ mãi mãi mất tích để dấu chân kia còn nhường cho kẻ sau này.
 

Mai Thảo, sau thời gian khổ sở đối phó với bệnh hoạn, ông chợt nghĩ sao ta không xem nó như là một người bạn thân thiết cùng ăn, ngủ, sống chết với nó. Có thế ta sẽ thanh thản hơn chăng. Và, đấy cũng là một triết lý sống!

“ Bệnh ở trong người thành bệnh bạn
Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân
Gối tay lên bệnh nằm thanh thản
Thành một đôi ta rất đá vàng”

(Dỗ Bệnh, Ta thấy hình ta những miếu đền. Mai Thảo)
 

Xem bệnh tật, sinh tử là chuyện thường hằng đã là khó huống chi xem những chuyện đó như bạn bè. Tôi đồ rằng những người làm được như vậy phải có thật nhiều kinh nghiệm sống, phải có tâm hồn bay bổng và một tấm lòng  độ lượng.
 

Như trên đã nói, “Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” trước hết là một tập thơ tình góp lại trong ba năm. Tôi đến với tập thơ với sự chuẩn bị đọc những câu thơ tình nhẹ nhàng hay oằn oại, sâu lắng hay hừng hực nồng nàn và nhất là sự mới mẻ mà bất kỳ trong tập thơ nào của Du Tử Lê đều có. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ, mỗi tập thơ của ông hình như là những sức bậc, những nấc thang cho những câu thơ, bài thơ sắp tới. Đó là cái đặc biệt của Du Tử Lê. Nhưng khi cầm tập thơ trên tay đọc lướt qua trước khi đọc kỹ, qua một số bài đã gợi, hướng cho tôi đến chuyện tử sinh. Và, tôi cứ mãi trôi theo dòng suy nghĩ mà viết. Tôi không nghĩ là tôi áp đặt, tôi không nghĩ là tôi khiên cưỡng khi lấy cái tựa như trên. Điều tôi chỉ thấy mình mới chỉ ra một góc cạnh của tập thơ này. Trong khi tập thơ có đến trên 70 bài, có những bài dài hun hút và những nỗi niềm với dấu yêu với bạn bè với những Hòn đá làm ra lửa. Và, chắc chắn còn có nhiều điều đáng nói hơn nữa.

Thôi thì để quí vị tìm nó mà đọc vậy.

Đặng Phú Phong.


GHI CHÚ: Tập thơ “Khi Gối Đầu Lên Ngực Em” của Du Tử Lê có thể mua ở Amazon.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.