Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Tu chính án thứ 14 đã bị phản bội như thế nào?

07/08/202000:00:00(Xem: 1774)

tu chanh an


“Bây giờ, chúng tôi được tự do. Chúng tôi không muốn bị săn đuổi…Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là công lý và được đối xử như một con người.”
 
Vào ngày 3 tháng 12 năm 1865, một nhóm người da đen ở Mississippi đã viết thư cho thống đốc bang, yêu cầu tôn trọng quyền tự do họ vừa giành được. Họ nhớ lại tiếng kêu của những con chó săn, nhớ lại sự sợ hãi của những người nô lệ và kêu gọi chấm dứt những bạo lực đó.
 
Một năm sau đó, bản sửa đổi Tu chính án thứ 14 được ra đời. Đến năm 1868, sau khi được ba phần tư số bang ở Mỹ thông qua, Tu chính án thứ 14 chính thức đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1968, minh chứng cho các yêu cầu của người Mỹ gốc Phi về bình đẳng công lý, nhân phẩm và an toàn thân thể.
 
Tu chính án thứ 14 là một thay đổi cơ bản trong luật hiến pháp Hoa Kỳ trong hai khía cạnh. Đầu tiên, nó yêu cầu các quốc gia tôn trọng những quyền cơ bản, bao gồm cả các quyền đối với cuộc sống và an ninh cá nhân của người Mỹ gốc Phi. Cảnh sát tiểu bang không thể săn tìm bừa bãi và bắt giữ họ. Thứ hai, như Thượng nghị sĩ Jacob Howard - một trong những người soạn nội dung sửa đổi Tu chính án - đã khẳng định trong các cuộc tranh luận tại quốc hội rằng Tu chính án thứ 14 đảm bảo người Mỹ gốc Phi được “luật pháp bảo vệ bình đẳng” (equal protection of the laws), yêu cầu một hình thức công như nhau cho tất cả mọi người không phân biệt sắc tộc.
 
Theo ông Howard, yêu cầu bảo vệ bình đẳng đã chấm dứt sự bất công của trong việc hành xử theo đẳng cấp.
 
Thêm vào đó, Tu chính án thứ 14 đã tìm cách để chấm dứt các hành động phân biệt chủng tộc. Để làm được điều đó, những nhà làm luật cấp tiến đã tác động trực tiếp vào Hiến pháp Hoa Kỳ với ý kiến rằng phải kết thúc những bạo lực chống lại người da đen. Điều này phản ánh rõ nhất và cơ bản nhất rằng an toàn cá nhân là nền tảng của tự do.
 
Tu chính án thứ 14 được soạn ra để xé toang tấm màn lịch sử trong nhiều thế kỷ vốn cho phép sự xâm phạm bất công đối với người Mỹ da đen. Các nhà soạn luật công nhận quyền lực mở của cảnh sát chính là công cụ của áp bức và bạo lực. Quyền bình đẳng công dân và tự do thật sự không thể có được nếu không hạn chế sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát.
 
Thế nhưng, vào mùa hè 1866, sự tàn bạo và giết người của cảnh sát leo thang khi Quốc hội vừa hoàn thành công việc sửa đổi và quá trình phê chuẩn bắt đầu. Tại Memphis, Tennessee và New Orleans, cảnh sát là nhóm dẫn đầu các vụ thảm sát đẫm máu khiến hàng trăm người Da Đen thiệt mạng. Họ bị đánh đập tàn bạo hơn. Chính những hành vi giết người và cướp bóc được dẫn dắt bởi những người mang danh “bảo vệ hoà bình cộng đồng” đã thuyết phục được người Mỹ. Họ thấy rằng bỏ qua những quyền cơ bản và sự bảo vệ bình đẳng trong Tu chính án 14 là cần thiết để khắc phục bạo lực và sự bất bình đẳng trong xã hội.
 
Cuộc điều tra về vụ thảm sát ở New Orleans đưa ra kết luận, nếu không có những luật bảo vệ mới, người Mỹ da đen sẽ tiếp tục bị săn lùng như loài thú hoang và bị tàn sát không thương tiếc, cảnh sát sẽ tiếp tục giết hại những người đàn ông lẫn phụ nữ vô tội bằng tất cả những hình phạt.
 
Nhưng, lịch sử đã bị gạt bỏ. Toàn án Tối cao đã phản bội lời hứa sửa đổi quyền bình đẳng của Tu chính án 14 bằng cách cho phép cảnh sát ngăn chặn, bắt giữ, đánh đập và giết chết người Mỹ da đen theo ý muốn.
 
Ví dụ, chính sách “chặn lại và khám xét” (Stop-and-frisk), đầu tiên được thực thi bởi ông Earl Warren (Chánh án Hoa Kỳ từ năm 1953 đến 1969) ở Terru và Ohio, sau đó duy trì trong nhiệm kỳ của ông Warren Burger và William Rehnquist. Chính sách này cho phép cảnh sát tuỳ tiện “hướng mục tiêu” vào người da màu, thường xuyên làm nhục họ.
 
Kết quả là chính sách “chặn lại và khám xét” mang sự tương đồng đáng kinh ngạc trong việc thực thi các điều luật mơ hồ mà Tu chính án 14 muốn nhắm đến để sửa đổi. Tuy nhiên, bằng cách nhắm mắt làm ngơ, toà án đã cho phép sự phân biệt chủng tộc bành trướng. Toà án liên tục bỏ qua vai trò của sắc tộc ngay cả khi nó hiển hiện rõ ràng trong chính sách.
 
Năm 1890, Vụ kiện Plessy v. Ferguson (giữa Homer A. Plessy và John H. Ferguson) gây chấn động khi nó cho thấy quyền bình đẳng của người da đen bị bóp nghẹt trong Tu chính án 14.
 
Tiểu bang Louisiana vào năm đó thông qua Đạo luật Toa Xe Riêng (Separate Car Act.) Luật này yêu cầu phải có chỗ ngồi riêng tách biệt cho người da đen và người da trắng trên xe lửa. Năm 1892, Plessy, dù là con lai, nhưng vẫn bị xếp vào nhóm người da đen, đã mua một vé hạng nhất và lên toa tàu dành riêng cho người da trắng của Công ty Đường sắt Đông Louisiana. Nhưng ông bị yêu cầu phải chuyển sang toa xe dành riêng cho người da đen. Ông Plessy không thực hiện yêu cầu đó. Kết quả là ông bị bắt và bị phạt 25 đô la.
 
Trước toà, luật sư đã trích dẫn quy định trong Tu chính án 14 và chỉ ra rằng ông Plessy bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, thẩm phán John Howard Ferguson, cho rằng bang Louisiana có toàn quyền điều chỉnh luật của các công ty đường sắt hoạt động trong phạm vi của bang này.
 
Ông Plessy vẫn bị kết án. Ông tiếp tục kháng cáo lên Tối cao Pháp viện, nhưng các thẩm phán ở đây lại chấp nhận phán quyết của thẩm phán Ferguson, viện dẫn học thuyết “tách biệt nhưng công bằng” (separate but equal.)
 
Hơn 100 năm sau, những gì chúng ta thường xuyên nhìn thấy, bắt đầu khi cảnh sát “bắt dừng lại” thì thường kết thúc bằng bạo lực tàn bạo. Thực tế cái chết của George Floyd, Eric Garner, Philando Castile và nhiều người khác cho thấy, cảnh sát “stop” họ lại vì những hành vi phạm tội bình thường cũng có thể dễ dàng dẫn đến kết thúc là cái chết của người da đen.
 
Thế nhưng, Toà tối cao chưa bao giờ công nhận việc chấm dứt bạo lực phân biệt chủng tộc của cảnh sát là mục đích cốt yếu của bản thay đổi Tu chính án 14.
 
Xem thường lịch sử, phản bội lời hứa với Tu chính án 14, Toà án tối cao đã cho phép cảnh sát xem người da đen là công dân hạng hai, hình thành mục tiêu chủng tộc, ý thức phân biệt chủng tộc, bạo lực chủng tộc bằng cách thực thi pháp luật. Một loạt các phán quyết của toà tối cao cho phép cảnh sát được quyền ngăn chặn, bắt giữ và đối xử tàn bạo với người da đen. Đó là kết quả của việc toà án xoá bỏ Tu chính án 14 từ hiến pháp.
 
Nói tóm lại, lời hứa sửa đổi Tu chính án 14 về sự tôn trọng quyền sống và an toàn cá nhân đã không được thực hiện. Giờ đây, khi cảnh sát vượt quyền hạn, bắt họ chịu trách nhiệm là điều gần như không thể. Học thuyết do thẩm phán đưa ra về quyền miễn trừ đủ điều kiện khiến việc kiện cảnh sát và đòi bồi thường thiệt hại trở nên vô cùng khó khăn.
 
Bằng chứng đã bị cảnh sát bắt giữ trong quá trình tìm kiếm trái luật không nên bị loại khỏi phiên tòa, hầu như là một lá thư chết. Những nạn nhân của chính sách kiểm soát trái hiến pháp, chẳng hạn hành động đè xiết chặt đã được sử dụng để giết Floyd và Garner, vẫn không thể dùng để kiện cảnh sát ra toà và kết tội giết người.
 
Tu án chính 14 của nước Mỹ đã bị phản bội như thế.

Nguồn: The Interpreter - Kalynh Ng. phỏng dịch từ bài của tạp chí The Atlantic “
The 14th Amendment Was Meant to Be a Protection Against State Violence.
 
The Interpreter | Người Thông Dịch là một nhóm biên soạn tổng hợp thông tin, với các thành viên gồm những người Mỹ trẻ gốc Việt, có sứ mệnh nhìn lại và đóng góp cho cộng đồng qua cách chọn lọc tin tức từ các cơ quan phương tiện truyền thông tiếng Anh có uy tín và cân bằng, và dịch bài sang tiếng Việt. Người Thông Dịch nhắm thực hiện hai điều: 1)Thu hẹp khoảng cách thông tin do rào cản ngôn ngữ tạo ra, bằng cách dịch các bài báo, sáng kiến, và ý kiến từ hãng tin chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt; và 2) Cung cấp cho độc giả người Mỹ gốc Việt các tài liệu tiếng Việt để giúp bắt đầu những cuộc đối thoại khó khăn về công bằng xã hội, sự tàn bạo của cảnh sát, sự đoàn kết và lịch sử phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
05/05/202409:32:00
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?” Thiền sư đáp: -Chỉ có tâm người là đáng sợ...
03/05/202400:00:00
Tuần qua Tổng thống Joe Biden ký ban hành gói dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ MK thành luật chính thức. Và cũng từ đây, đồng hồ bắt đầu đếm ngược thời hạn 9 tháng để ByteDance, công ty mẹ của TikTok, tìm cách thoái vốn khỏi ứng dụng này. Thời hạn có thể được gia hạn thêm ba tháng, tức là tối đa 1 năm, và TikTok đã tuyên bố sẽ lôi vụ việc ra tòa giải quyết.
30/04/202407:38:00
Chúng ta đang ở trong một cõi lúc nào cũng đầy những cuộc chiến tranh. Có khi vì thánh chiến giữa các tôn giáo để mở rộng tôn giáo, để cưỡng ép bên thua trận phải quy thuận theo tôn giáo của mình. Có khi vì bành trướng lãnh thổ, khi nước lớn muốn chiếm nước nhỏ để mở rộng biên giới, để sáp nhập thêm lãnh thổ. Có khi là một cuộc chiến cốt nhục tương tàn, như trường hợp “Vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, triệu tập bốn binh chủng gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kāsi” bất kể rằng vua Ajātasattu là cháu trai của vua Pasenadi.
26/04/202400:00:00
Mới nghe qua thì tưởng chỉ đơn thuần là mấy lời bông phèng với chuyện gái trai thế nhưng, thực sự, câu ca dao hiện đại hậu tháng Tư 1975 này là lời gan ruột của những thành phần tinh hoa ở miền Nam, giới khoa bảng thiên tả và ngụy hòa, sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với niềm hy vọng “chờ nhìn quê hương sáng chói”, đã cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một thứ Thị Nở, cái kẻ không chỉ “xấu ma chê quỷ hờn” mà còn khiến đất nước ngày càng tăm tối hơn.
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.