Hôm nay,  

Trận chiến thầm lặng

03/04/202221:09:00(Xem: 1985)

Truyện ngắn

bad secretary

 

Từ hơn hai năm nay, kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, như mọi người lớn tuổi, tôi ít khi ra ngoài nhà, trừ phi bắt buộc đi mua chút đồ ăn, đi bác sĩ, đi chích ngừa… Phần lớn thời gian là cách ly với mọi người, một hình thức như là mort sociale. Nhưng không mình vẫn sống nhăn và phải sống để thấy « thương hải biến vi tang điền ».

 

Tôi có nhiều thì giờ rảnh, ngày rộng tháng dài, tôi lang thang vào Internet, đi từ Âu sang Á, về Việt Nam xem Việt Cộng tạo dựng vụ bán test-kit Việt Á tịnh thất Bồng Lai. Tôi sang Nam Phi coi omicron hoành hành dữ dội ra sao, rồi trở lên giường, dựa tường mở tablette đọc hồi ký miền nam của anh Nguyễn Tài.

 

Bên lề cuộc chiến

Nỗi đau trên chiến trường

Lạc mất nhau rồi

Ngày đầu cuộc chiến

Những người lính cũ, v.v…

 

Càng đọc tôi càng thấm thía, chinh chiến điêu linh, trong cuộc chiến dài dằng dặc ấy, toàn dân tham chiến, cuộc chiến điêu linh ở chỗ chúng ta vừa thắng vừa thua, và bên địch cũng vừa thua vừa thắng. Chúng ta thua nên chúng ta không muốn sống với CS, chúng ta chạy tản mát ra ngoài Việt Nam, ra sống định cư rải rác khắp mặt địa cầu. Còn phe CS ư? Chúng bảo là « đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào » rồi chúng cũng muốn loay hoay « cút » theo Mỹ, bám theo Ngụy mới lạ kỳ!

 

Tôi nhớ mãi khi xưa trước 1975 có một chị bạn dạy học cùng trường, năm 1970 chị bỏ đi mất dạng. Sau 1975 về lại Sài Gòn, về làm trưởng phòng giáo dục quận I đô thành. Chị thường lên lớp chúng tôi trong những buổi học chính trị mở đầu. Ngại thì có ngại, nhưng vì là bạn cố cựu xưa, nên có lần có một anh bạn cắc cớ hỏi chị là:

 

– Chị Dung này, chị vô đảng chưa ?

 

– Anh hỏi chi vậy?

 

– Ý tôi muốn khuyên chị nếu chị vô đảng rồi, thì chị nên xin đảng cho chị một cái vé máy bay khứ hồi, chị sẽ bay đi tham quan sang Mỹ, Tây Đức, Canada…

 

– Để làm chi?

 

– Để xem tụi tư bản nó giẫy chết ra làm sao!

 

– Anh ăn nói chi mất lập trường!

 

– Úi chao, tụi tôi có lập trường đâu mà mất!

 

Ôn lại những kỷ niệm xưa, tôi lại cười một mình dù đã vùi đầu vô trong chăn ấm mùa đông xứ người. Tôi cũng chạnh lòng thương Dung, vì trước ngày tôi bỏ Việt Nam ra đi, có lần Dung đã tâm sự vụn cùng tôi là, Dung rất muốn cho con gái Dung đi du học ngoại quốc, vì giáo dục hậu chiến lộn xộn quá!

 

Rồi bẵng đi hàng bao năm lận đận, như đã nói, tôi sang Pháp đoàn tụ gia đình.

 

Chồng tôi, một chiến binh miền nam, sau ngày quốc hận, đi học tập cải tạo 5 năm vất vả khổ nhục, về lại thành phố, loay hoay tất bật lắm nỗi đoạn trường, vượt biên, sau cùng sang Paris và may mắn là mang được cả các con theo.

 

Năm 1985 đặt chân lên xứ người, tôi mày mò làm nhiều nghề để cùng chồng nuôi con, có lúc tôi đi bán bông, tưởng làm cô hàng hoa thì khỏe ru, nào ngờ nó vất vả quá, không chỉ bán, còn lau chùi, thay nước các bình hoa lớn và nặng, mang vác cây thông Noël è cổ trong mùa lễ Noël và năm mới dương lịch. Tiệm bán bông không có lò sưởi, nhà vệ sinh cũng để chứa hoa, ôi chao là khó khăn, giờ vắng khách, ngồi uốn dây kẽm kết hoa vòng. Sau một mùa Giáng Sinh, tôi phải vô nhà thương vì trẹo chân.

 

Khi rời bệnh viện, tôi làm việc khác, đi gác áo quần ở hồ bơi, lúc đó tôi cổ hủ và quê ơi là quê, nhìn thấy tây đầm trần truồng đi qua đi lại hà rầm trước mặt, tôi lại có ý đổi nghề, hồ tắm cũng ướt át trơn trượt dễ té lắm.

 

Quả thật là tôi không thể làm nghề tay chân cật lực ở xứ sở người ta với cái vóc dáng còm cõi nặng 40 kí lô, cao không quá 1m50.

 

Tôi không chê nghề mà nghề chê tôi.

 

Tôi quay ra đi học, vì hồi đấy nhà nước Tây còn khá giả, nên nếu tôi là mẹ một gia đình đông con mà đi học sẽ có trợ cấp khá, được đi học được trả lương mà không đi học thì dại quá. Thế là tôi cắp sách về lại trường lớp.

 

Sau 3 năm dùi mài kinh sử, tôi vẫn phải đi chệch sang một bên, tôi vẫn không được gọi làm cô giáo như ở bên nhà, tôi được gọi làm thư ký phụ tá cho bộ đại học, collège de France.

 

Làm việc ở môi trường đó, tôi tiếp xúc với nhiều giáo sư từ mọi xứ sở đến, tôi cũng gặp cơ man là các em sinh viên mọi miền mọi nước. Sinh viên Tàu đông nhất, sinh viên Việt Nam cũng đến nhiều, chỉ hầu hết là các em sinh viên miền Bắc và miền Bắc Trung phần, lác đác rất ít, có thể nói đếm trên đầu ngón tay là sinh viên Việt Nam miền Nam.

 

Sinh viên miền Bắc phần lớn con em cán bộ đảng viên cao cấp, tôi đã là thầy một thời, tôi không chấp nhất trẻ con, nhưng tôi buồn buồn cho phần thiệt thòi của các em học sinh miền Nam thân yêu của tôi.

 

Tôi cứ ngồi đó, ở văn phòng campus France nhận hồ sơ du học và chờ, chờ mãi, 1 năm, 2 năm, 3 năm mà rất ít, rất ít, họa chừng lắm mới có một em sinh viên miền Nam, còn toàn là người của phe thắng cuộc. Ngày nào, ra khỏi sở tôi cũng ngao ngán thở dài: « Các em ơi, bây giờ em ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau góc biển hay rừng sâu? »

 

Tôi nhớ học trò của tôi lắm, nhớ mặt và nhớ cả họ tên, nhớ cả đứa giỏi và đứa dốt. Nhớ cả đứa chăm chỉ và đứa lười học. Lòng buồn rười rượi, chán mớ đời, tôi rảo bộ ra phố Tàu Quận 13 ăn phở. Khi buồn tôi thích ra phố tàu ăn phở. Tiệm phở Á Đông có đầy sinh viên phục vụ chạy bàn. Mà lạ lùng, nơi đây chạy bàn cũng toàn là sinh viên Việt Cộng, nói như hát, nói líu lo, có lúc gay gắt khó hiểu, chạy trời không khỏi nắng, tôi cũng gọi phở và café sữa, thêm một ly chè 3 màu. Ăn cho đỡ buồn mà! Xung quanh có nhiều tiếng động, nhưng tôi vẫn tò mò nghe được hai cô đang tâm sự với nhau, tôi nghe lóm:

– Này, Tú ơi, mày làm tiệm này đến bao giờ?

 

– Mày sắp nghỉ việc, học thi hả?

 

– Tao thôi làm, vì tao không cần làm nữa, mẹ tao mới cho tao tiền, làm cực quá.

 

– Sộp không?

 

– Khá lắm, bà via mới bán được cái nhà.

 

– Bà via mày mới vào Nam mà đã có nhà bán à?

 

– Chậc, thì nhà cơ quan cấp cho ông bô tao ở Lê Thánh Tôn, bà via tao xin được hóa giá, lấy được sổ đỏ, bà ra Gò Vấp mua căn nhà nhỏ, dư ra 1500 cây, bà cho tao chút ít, còn đang lo chuyển sang anh tao! Bà bán nhà lớn mua 2 nhà nhỏ.

 

Hai cô lại bá vai bá cổ nhau, sầm sì, sầm sì tiếp. Tôi không còn nghe rõ, tôi choáng váng, tụi nó trắng trợn thú tội ăn cướp nhà cửa, tiền của nhân dân!

 

Xoảng!!!

 

Tôi ngất ngư làm rớt ly chè ba màu, tiếng thủy tinh vỡ sắc cạnh, đau nhói.

 

Tôi hơi luống cuống, à mà gia đình nào có ông bố bà mẹ kiếm tiền nhanh và nhiều thế thì con cái sướng thật, nhưng hỡi ôi, đó lại là những đồng tiền oan nghiệt, những đồng tiền xương máu của dân miền nam thân yêu!

 

Chúng ta đau buồn thì giờ phải làm sao? Chúng ta có quyền lực gì đâu mà ngăn chặn?

 

Họ, bọn cán bộ ăn trên ngồi chốc, lúc nào chúng cũng là kẻ cướp hiện nguyên hình. Từ khi tôi sinh ra đời, năm 1945, chúng đã là kẻ cướp, chúng cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim. Năm 1975 chúng tràn vào miền nam, ỷ thế ngoại cường thu xếp trao đổi, chúng lên chân cướp bóc tiền bạc, của cải của miền Nam chở ra miền Bắc. Chúng đuổi dân thành phố đi kinh tế mới để cướp nhà kiểm kê tài sản để cướp vàng cướp tiền chúng đánh tư sản, tổ chức vượt biên chính thức. Ngày nay, thế kỷ 21 này, nhờ có tiền vàng đã ăn cướp được của miền Nam, chúng mở cửa làm kinh tế thị trường.

 

Văn hoá thị trường. Tôn giáo thị trường. Cái gì cũng thị trường hết, chúng nhắm tới cướp lớn, cướp khoa bảng, cướp trí tuệ! Cướp lớn, cướp một cách vô tri thức và vô đạo đức Chúng ráo riết gửi con cái đi du học là thể hiện tất cả âm mưu cướp lớn, để xem chúng ăn cướp được những gì? Và những gì không bao giờ ăn cướp nổi!

 

Thưa bạn, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, hình như Albert Einstein, đã nói là « Người lương thiện và thông minh thì không là Cộng Sản, người Cộng Sản thông minh thì không lương thiện, người Cộng Sản lương thiện thì không thông minh ».

 

Ông tác giả này nói hơi vòng vo, tôi chỉ muốn nhớ đại khái và giản dị như ông cha ta khi xưa thường bảo: « Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. »

 

Ý là còn Cộng Sản thì muôn đời còn là xấu, xấu hết. Thêm nữa. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã định nghĩa: « Cộng sản là một loại cỏ dại, độc hại, nó mọc ở đâu, nó làm hư đất ở đó và làm chết hết những cây cỏ mọc xung quanh nó. »

 

Thế thì phải làm sao để nhổ cỏ độc hại hỡi trời? Nó, chúng nó, đang nẩy mầm mọc quanh đây. Tôi có ý ra tay làm cỏ dại… cỏ hại thì đúng hơn là cỏ dại. Việc này so ra không khó lắm với tôi. Tôi làm có tí chút, so ra chả đáng gì bạn ạ. Tôi có thể phá đám phá đám tụi Việt Cộng con khi tôi nhận hồ sơ của sinh viên Việt Nam du học mang đến nạp ở campus de France. Tôi là phụ tá bà tổng thư ký Bonnet, tôi có thể vứt bỏ luôn từng xấp hồ sơ của sinh viên miền Bắc vào máy cắt vụn giấy, rồi ấn nút, là xong, cho khỏi ngứa mắt.

 

Nhưng suy nghĩ lại, rồi họ sẽ tìm ra tôi thủ phạm. Tôi đâu phải 5, 7 tuổi, dù lòng căm ghét lên ngút trời, tôi lặp lại, tôi rất ghét họ, ghét từ thời Cộng Sản chập chững thời ông Hồ Chí Minh. Họ đã thủ tiêu cha tôi! Mẹ tôi góa bụa liều mạng cõng tôi, khi đi xe, lúc đi bộ, vượt ngày, vượt đêm từ Hà Nội vào Sài Gòn. Mẹ tôi tự xoay sở một mình buôn bán nuôi tôi lớn. Tôi được mẹ cho đi học các trường rất nổi tiếng và khi tốt nghiệp xong chương trình trung học, tôi đã có mảnh bằng tú tài Pháp. Tôi là người Việt Nam, lai Pháp ¼, tôi mang tên họ nửa Tây nửa tên thánh Marie le Témoin. Đúng là Madame le Témoin, tôi đã sinh ra và đã làm chứng cho bao nhiêu sự việc bất công trong cuộc đời này.

 

Mới lâm trận, tôi áp dụng chiến thuật bombarder tôi giở một đống hồ sơ, xem từng mặt đương sự một, mặt mũi các em cũng sáng sủa, đúng là những đứa trẻ sinh ra đời không được chọn cha mẹ, chúng đẹp và đặc vẻ Việt Cộng, vẻ Việt Cộng thì tôi không biết nói làm sao cho dễ hiểu, nhưng đặc biệt đó toàn là con của những ông to bà lớn, con ông tỉnh ủy, con ông bí thư thành ủy, con bà chủ tịch, huyện ủy cao cấp… toàn là miền ngoài, chẳng có một em miền Nam hay một em học sinh nào của tôi được lọt vô sổ vàng!

 

Cha mẹ chúng đều xin cho con đi du học tự túc. Vì đi theo diện học bổng du học, chúng hình như không đủ điều kiện. Chính phủ Pháp hỗ trợ sinh viên ngoại quốc từ 30 đến 50% tiền chỗ ở, tài trợ 60% tiền học phí và y tế. Gần như toàn bộ du học sinh Việt Nam sang Pháp từ 1976 đến 1996 đều là sinh viên du học tự túc.

 

Không hiểu sao họ nhẩy lên và đẩy lên quá mau. Nhập cuộc, lâu lâu 1, 2 tháng, tôi rút gọn một hồ sơ như rút loto, nguyên tập giấy đi vào máy cắt, tan nát, tan nát như họ đã làm tan nát cuộc đời của bố tôi khi xưa, tan nát như họ đã làm tan nát bao nhiêu binh đoàn thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tan nát như họ đã làm tan nát bao nhiêu gia đình của xã hội miền Nam thân thương của chúng tôi!

 

Xong việc, tôi quên bẵng, nhưng độ chừng nửa năm sau lại nguyên cái tập hồ sơ ấy xuất hiện. Tôi cáu tiết, thẳng tay cho vào placard cao sát trên trần nhà, đóng ập lại, cho mày mất đường ra, đáng đời con thòi lòi sáu mắt!

 

Rồi bao nhiêu lần coi kỹ một số hồ sơ, tôi thấy bắt đầu khinh bỉ và nhờm tởm. Hầu hết toàn xin campus France đến du học tự túc, nghĩa là ngoài toàn bộ hồ sơ hành chánh, họ đính kèm giấy tờ tài khoản ngân hàng, với những con số dài hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn.

 

Quái quỷ ở Việt Nam cũng có máy in tiền euro chăng?

 

Bà Bonnet xoa đầu tôi:

 

– Ôi, mày lại nổi cơn điên, mày là người Việt Nam mà mày không thích cho dân Việt Nam mày giàu có sao?

 

Rồi bà ngó lơ qua cửa sổ, kể lể:

 

– Hồi xửa xừa xưa ba và má tao cũng sang Việt Nam làm việc, tao còn nhiều hình ảnh kỷ niệm.

 

Xửa xừa xưa đó, gia đình bà có lẽ là thực dân, nhưng đó là chuyện riêng của bà, chuyện riêng của tôi lại khác. Khác, giống, thì chúng ta cứ phải làm việc đi, rồi cuối tháng sẽ được lãnh lương. Tôi cúi xuống cười thầm, dĩ nhiên tôi cần làm việc để có lương, và còn làm việc riêng kín đáo của tôi nữa, việc này quý hơn việc lãnh lương.

 

Khoảng thời gian 1985 đến 1995 tổng thống Mitterand ưu ái cho khá nhiều dân Arabe nhập tịch, rồi sự việc tòa đại sứ Việt Nam ở Pháp đòi sinh viên Việt Nam du học phải nộp cho tòa đại sứ một nửa số học bổng Pháp chu cấp cho mỗi sinh viên, đoàn sinh viên phản đối phía Việt Nam, họ dọa sẽ không cho sinh viên hồi hương sao đó. Vin vào cớ đó, một số em xin ở lại định cư ở Pháp.

 

Nhiều việc xáo trộn xẩy ra giữa tòa đại sứ Việt Nam và campus, nhưng rồi mỗi ngày tôi và bà Bonnet vẫn ngồi cùng nhau cứu xét từng chồng hồ sơ xin du học, tôi nhìn bà, bà làm việc chăm chỉ và tốt bụng, bà là một người Pháp rất tốt bụng như nguyên thủy và bẩm sinh, nhưng cũng có nhiều giấy tờ nguyên bản dịch ú ớ, nên bà hiểu lơ mơ đại khái, bà có hỏi tôi, tôi cũng không hứng thú mấy, giải nghỉa loăng quăng.

 

Từ cái loăng quăng đó, tôi tìm ra một cách thức tấn công mới, tôi bắt đầu chiến dịch bắn sẻ, lẻ tẻ. Nghĩa là thỉnh thoảng, mỗi hồ sơ, tôi rút ra một tờ, một tờ thôi, nắm vô tình tờ nào tôi vất đi tờ đó. Đa số hình như bị xé đi giấy của tài khoản ngân hàng, tôi không ưa những tiền bạc gian lận.

 

Nhưng rồi lại bổ túc, thì loay hoay máy bay qua lại cũng ba đến sáu tháng. Sáu tháng là trễ một niên khóa. Hồ sơ lại phải chờ cứu xét vào năm học sau. Chẳng ai lưu tâm tìm hiểu tại sao, vì giấy tờ hành chánh phức tạp rơi rớt là chuyện thường. Đặc biệt thủ tục hành chánh ở campus rất nặng nề và phiền toái.

 

Thời gian này tôi loại bỏ nhẹ nhàng địch thủ liên tiếp, hữu hiệu, tuần tự, kéo dài cuộc chiến đơn phương:

 

Tháng janvier, tôi rút ra vài mẫu đơn visa xin gia hạn. Tháng mars, tôi thảy đi ít bản sao hộ chiếu so với hiệu lực visa. Tháng mai, hủy đi một số hồ sơ không có bằng cấp đính kèm. Tháng juin tháng juillet tháng août, campus nghĩ hè. Tháng septembre, khai trường, hồ sơ cần kiểm điểm lại từ đầu. Tháng oct, nov, déc, chộn rộn lễ Giáng Sinh và năm mới.

 

Khi những ngày lễ cuối năm tới liên tiếp và tưng bừng chộn rộn, thì hồ sơ du học có thê bị ném đi rất nhiều, như ném giấy lộn vô thùng rác, khỏi cần sử dụng ấn nút máy cắt vụn. Tại sao? Vì là vì giấy gói quà tặng ở đâu cũng nhiều, quá nhiều, làm tôi say máu như say champagne brut!

 

Nhưng khi mình say máu, làm quá sức, thì dễ bị phát hiện. Tôi lờ mờ linh cảm sau một mùa Noël, campus nghi ngờ ra kẻ chủ mưu xáo trộn và vất bỏ giấy tờ của văn phòng.

 

Năm 2008, tôi nhận được giấy thuyên chuyển nhiệm sở, tôi về làm việc cho croust ở cité université 5. Campus chẳng phiền hà ai một câu! Họ thản nhiên mua cho tôi quà tặng khi tiễn tôi sang làm việc bên căng tin là quán ăn sinh viên.

 

Ở nơi làm việc mới, môi trường mới, tôi không gặp nhiều sinh viên Việt Nam nữa. Tôi gặp các em của đủ mọi quốc gia. Tôi ít việc làm hơn, có lúc ngồi chơi games như con nít, một đôi khi cũng có một băng sinh viên Việt Cộng đi cùng nhau vào quán ăn, họ nói nói cười cười khá ồn ào.

 

Nghe có người Việt nói tiếng Việt là tôi ngửng đầu lên ngay. Cứ liệu hồn đó! Tôi còn sống là còn nhiều phương cách sáp trận!

 

Cái hận ngàn đời kể cũng khó hóa giải! Việt Nam ơi, tôi vẫn thấy tập đoàn Cộng Sản vẫn còn đó, chúng vẫn mỗi ngày mỗi làm tệ hại hơn, đau khổ hơn cho quê hương cho dân tộc tôi. Vì sao ư? Vì cái kẻ tội đồ vẫn cứ nằm chình ình ra đó.

 

Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.