Hôm nay,  

Em -- Anh -- Chúng ta -- Thiền

21/12/202211:13:00(Xem: 1894)

DTChinh_3
Tranh Đinh Trường Chinh.



"Tình yêu như lối đi của con cá, sau lưng không để lại chút gì." (Rabintanath Tagore)


Em

Hoa quỳnh nở cuối đêm. Tình yêu đến muộn tuổi. Mãnh liệt như bão nổi. Khao khát Sahara. Bụng Zigan trắng ngà. Ngày cháy lòng xích đạo. Đêm lạnh, gió lao xao. Em cá luồn trong nước. Cặp mắt bi sũng nước. Ngước tìm dấu tình yêu. Giữa cỏ và rong rêu. Mong một lần núi lửa. Sóng trào và nứt vỡ. Như cô bé mười lăm. Thuở chập chững yêu thầm. Nhìn ngực mình vừa nhú. Muốn vươn cao hung dữ. Dưới một chút chũm cau. Hỏa diệm sơn rì rào. Cho đi, cho tất cả. Không cần Xuân hay Hạ. Mỗi ngày mỗi căng đầy. Nhưng, đời chỉ là mây. Vi vu tầm mắt khuất. Mới là vó ngựa cất. Bỗng cánh chim đỏ hồng. Mới là nụ nhung hồng. Chợt đầm đìa nước mắt. Em hỏi, Trời sao tắt? Mất ngọn nến tình yêu? Giờ tuổi đã xế chiều. Làm sao tình nở muộn? Em chính là Nàng Thơ. Vào đời anh chậm trễ. Không còn chi tuổi trẻ. Ngực em đã nhăn nheo. Tay như tầu lá héo.

 

Anh

Một đời trôi du đãng. Phong sương nhuộm hình hài. Tóc bắt bụi nhạt phai. Anh sắp thành cục đá. Đá thêm một tuổi già. Chờ ngày tim lạnh nguội. Anh không còn gió thổi. Thổi tung tóe xiêm y. Cũng chẳng làm cây si. Rễ cuốn chân em ướt. Anh không còn dòng nước. Tưới mát hồn em đêm. Anh chỉ là bậc thềm. Ngồi hát bài ca cũ. Nghe giọng mình ủ rũ. Ngờ tiếng hát nghĩa trang. Ngẩng lên nhìn ánh trăng. Tiếc một thời suơng khói. Tim giờ đây đã mỏi. Đập mãi cả triệu lần. Còn một chút phân vân. Nhớ hồn nhiên tuổi ấy. Thời tình yêu trang giấy. Vẽ biết bao hình hài. Tóc lượn, tà áo bay. Còn chăng? Trơ thân hạc.

 

Chúng ta

Gặp nhau như lãng đãng. Gọi nhau trong cơn say. Ruợu không bao giờ đầy. Nến không bao giờ lụn. Giọng em, thơ vỡ vụn. Lời em, anh tan hoang. Ta hốt hoảng, chân quàng. Rung như cung đàn lỡ. Nước ở đâu vỡ lở? Sông ở đâu tràn bờ? Đất còn đâu? Bơ vơ? Chúng ta giờ mơ ngủ. Mơ mộng giữa ban ngày. Không hôn mà ngây say. Không ôm mà tay mỏi. Chưa yêu mà nóng hổi. Quờ quạng như mắt mù. Chỉ nhìn thấy thiên thu. Ôm nhau mà khóc ngất...

 

Thiền

Thôi! Bỏ! Bỏ đi! Em! Đừng cho nụ cười mềm. Đừng thêm lời ân ái. Một mai ta tỉnh lại. Em vẫn ở đầu sông. Anh bơi ở cuối sông. Giòng sông thay đổi luôn. Dù chỉ có một nguồn. Nhưng từng giây biến mất. Phút này đang rất thật. Sát na sau, giả hình. Giữa vạn tỷ chúng sinh. Ta chỉ là hột cỏ. Mộng mơ là đồ bỏ. Ý thức chỉ trong đầu. Có thực tế chi đâu? Trong cuộc đời nô lệ. Nô lệ với bản năng. Làm con người lăng xăng. Nô lệ với vật chất. Miệng nói lời tưởng thật. Nhưng thật sự nói càn. Cả triệu điều hoang đàng. Làm vui người đối diện. Còn bản thân? Hiện diện? Chỉ là muốn cho Mình. Ăn, ngủ và làm tình. Chỉ mong Mình sảng khoái. Một mai, nằm ngay lại. Hai tay chắp trên đùi. Cho một giấc ngủ vùi. Mọi vui, buồn biến mất. Em? Anh? giọt nước mắt. Rơi xuống đời lạnh tanh. Bên kia, cỏ vẫn xanh. Người vẫn làm tình đều. Những vần thơ diễm kiều. Vẫn thường xuyên nở rộ. Vẫn trên cao, thác đổ. Vậy, thôi, thôi, em nhé... Thiền đi, em!

-- Chu Tất Tiến


(Trích Tuyển Tập Thơ Chu Tất Tiến (Tập 2) sắp xuất bản.)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.