Hôm nay,  

Các Dòng Sông Khí Quyển Ngày Càng Đổ Về Bắc Cực, Băng Tan Ngày Càng Nhiều

17/02/202300:00:00(Xem: 2361)
tin 3 dong song khi quyen

Dòng sông khí quyển (atmospheric river) là những dòng hơi ẩm mạnh mẽ và trải dài trên bầu trời. Ngày càng có nhiều dòng sông khí quyển kéo về Bắc Cực, khiến cho lớp băng biển nơi đây bị thu hẹp đáng kể. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

Các dòng sông khí quyển (atmospheric river), những dòng hơi ẩm mạnh mẽ và trải dài trên bầu trời, ngày càng kéo về Bắc Cực, góp phần làm cho lớp băng biển nơi đây bị thu hẹp đáng kể.
 
Dù rằng băng biển ít đi cũng có một số ích lợi – chẳng hạn như vận chuyển sẽ thuận lợi hơn vào mùa đông và dễ tiếp cận với khoáng sản hơn – nhưng cái tai hại của việc mất đi băng biển là sự nóng lên toàn cầu và những cơn bão cực đoan gây thiệt hại trên toàn thế giới.
 
Pengfei Zhang là một khoa học gia nghiên cứu về khí quyển. Trong một nghiên cứu mới về Biển Barents-Kara và vùng lân cận trung tâm Bắc Cực, được xuất bản vào ngày 6 tháng 2 năm 2023 trên tạp chí Nature Climate Change, ông và các đồng nghiệp nhận thấy rằng những cơn bão kéo đến khu vực này thường xuyên hơn và chịu trách nhiệm cho hơn một phần ba số băng biển mất đi vào đầu mùa đông kể từ năm 1979.
 
Sông khí quyển ‘quấy nhiễu’ thường xuyên hơn
 
Đầu đông, nhiệt độ ở hầu hết Bắc Cực giảm xuống dưới mức đóng băng và ngày cũng tối mịt như đêm. Băng biển sẽ ‘mọc ra’ và trải dài trên một khu vực rộng hơn. Tuy nhiên, tổng diện tích có băng biển ở Bắc Cực đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây.
 
Một phần lý do là các dòng sông khí quyển đã xâm nhập vào khu vực này thường xuyên hơn trong những thập niên gần đây.
 
Sở dĩ có tên là ‘dòng sông khí quyển’ (atmospheric river) là vì về cơ bản, chúng là những dòng sông hơi nước trải dài trên bầu trời. Chúng mang nhiệt và nước từ các đại dương vùng cận nhiệt đới vào các khu vực ở vĩ độ trung bình* và xa hơn. Trong tháng 1 năm 2023, California và New Zealand đều chứng kiến lượng mưa cực lớn từ nhiều dòng sông khí quyển. Những cơn bão này cũng đẩy một lượng lớn hơi ẩm đến Bắc Cực.
 
* Các vĩ độ trung bình (còn gọi là midlatitudes, đôi khi midlatitudes, hoặc vĩ độ vừa phải) là một vùng không gian trên Trái Đất nằm giữa vĩ độ 23 ° 26'22" và 66 ° 33'39" bắc, và 23 ° 26'22" và 66 ° 33'39" về phía nam. Chúng bao gồm các đới ôn hòa và cận nhiệt đới của Trái Đất, nằm giữa các vùng nhiệt đới và các vòng tròn địa cực (giữa chí tuyến và vòng Bắc Cực, và giữa chí tuyến và vòng tròn Nam Cực).
 
Không khí ấm có thể chứa nhiều hơi nước hơn. Vì vậy, khi Trái Đất và Bắc Cực ấm lên, các dòng sông trong khí quyển và các cơn bão khác cũng mang theo nhiều hơi ẩm hơn và trở nên phổ biến hơn – kể cả ở những vùng lạnh giá như Bắc Cực.
 
Khi các dòng sông khí quyển ‘trôi’ qua vùng biển băng mới hình thành, sức nóng và lượng mưa của chúng có thể làm tan chảy lớp băng mỏng và dễ vỡ. Băng sẽ bắt đầu tụ lại khá nhanh, nhưng sự xâm nhập của dòng sông khí quyển theo từng đợt có thể dễ dàng làm băng tan trở lại. Và tần suất của những cơn bão này càng tăng thì càng mất nhiều thời gian hơn để thiết lập lớp băng ổn định.
 
Do đó, băng biển không trải rộng được tới mức mà đúng ra nó sẽ trải nhờ nhiệt độ lạnh giá của mùa đông, khiến cho nước biển lộ ra lâu hơn, giải phóng nhiệt nhiều hơn.
 
Các dòng sông khí quyển làm tan băng biển như thế nào?
 
Các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến sự tan băng trên biển theo hai cách chính.
 
Lượng mưa trút xuống nhiều hơn. Nhưng ảnh hưởng đến sự mất băng lại có liên quan đến hơi nước trong khí quyển nhiều hơn. Khi hơi nước biến thành mưa, quá trình này giải phóng rất nhiều nhiệt, làm ấm bầu khí quyển. Hơi nước cũng có hiệu ứng nhà kính ngăn nhiệt thoát ra ngoài không gian. Cùng với hiệu ứng của những đám mây, chúng ‘hâm’ bầu khí quyển ấm hơn nhiều so với băng biển.
 
Trong nhiều năm, các khoa học gia đã biết rằng sức nóng từ sự việc hơi ẩm di chuyển mạnh có thể làm tan băng biển, chỉ là chưa biết ở mức độ nào. Lý do là bởi vì gần như không thể lắp đặt các thiết bị trên băng hoang dã để quan sát quá trình trao đổi năng lượng trong thời gian dài.
 
Nghiên cứu mới đã nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Nhóm nghiên cứu đã lập ra mối liên quan về mặt thống kê giữa lượng băng bị mất đi và số lượng trung bình các dòng sông khí quyển đã kéo đến khu vực. Ở Biển Barents-Kara và trung tâm Bắc Cực, góc phần tư Bắc Cực có nhiều sông khí quyển hoạt động nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khoảng 34% lượng băng giảm từ năm 1979 đến năm 2021 có thể là do tần suất xuất hiện của các dòng sông khí quyển tăng lên.
 
Các nghiên cứu khác đã mô tả sự gia tăng của các dòng sông khí quyển ảnh hưởng đến tình trạng mất băng ở Nam Cực, Greenland và trên khắp Bắc Cực trong mùa đông có lượng băng thấp gần kỷ lục vào năm 2016-2017.
 
Sự nóng lên do nhân loại – sự gia tăng nhiệt độ do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch – là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng các dòng sông khí quyển. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có một số ảnh hưởng từ sự biến đổi tự nhiên ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tác động của con người có khả năng lấn át ảnh hưởng của sự biến đổi tự nhiên vào giữa thế kỷ 21.
 
Nghiên cứu trước đây từng gợi ý rằng từ nửa sau thế kỷ này, khi nhiệt độ ấm hơn, gần như mọi phần của các vùng cực sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể các dòng sông khí quyển.
 
Sự suy giảm băng biển có ý nghĩa gì đối với con người?
 
Giống như hầu hết mọi thứ, mất băng biển cũng có tác động xấu và tốt.
 
Nhiều vùng nước mở hơn có thể cho phép vận chuyển nhiều hơn, các con tàu có thể đi từ Bắc Âu đến Bắc Mỹ và Đông Á qua Bắc Cực, hải trình này sẽ rẻ hơn nhiều. Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các khoáng chất quan trọng để sản xuất năng lượng sạch, cũng sẽ tăng lên.
 
Tất nhiên, các dòng sông khí quyển cũng đi kèm với gió mạnh, tức là những cơn bão có gió giật sẽ nguy hiểm hơn đối với vận chuyển và làm xói mòn các khu vực ven biển. Đối với một số động vật hoang dã, đây sẽ là một thảm họa. Chẳng hạn, loài gấu Bắc Cực dựa vào băng biển để săn hải cẩu. Mất băng biển cũng góp phần làm thay đổi khí hậu. Băng biển phản xạ năng lượng nhiệt trở lại không gian. Không có nó, các đại dương tối sẽ hấp thụ hơn 90% năng lượng nhiệt đó, khiến nước biển nóng lên, kéo theo nhiều hệ lụy.
 
Theo đánh giá toàn cầu mới nhất được công bố bởi Intergovernmental Panel on Climate Change, vào giữa thế kỷ này, Bắc Cực có thể gần như hoàn toàn không có băng vào mùa hè. Điều đó có nghĩa là khi bước vào đầu đông, lớp băng mỏng ở khu vực sẽ càng ‘mong manh’ hơn khi bão kéo đến ngày càng nhiều.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Atmospheric rivers are hitting the Arctic more often, and increasingly melting its sea ice” của Pengfei Zhang, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên nhiều nơi ở nước Mỹ, học sinh trung học đã phản đối cuộc chiến ở Gaza - và Quốc hội đang chú ý đến điều đó. Những người trẻ dưới 18 tuổi đã tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình ngồi và bãi khóa tại trường học, nơi năm học thường kéo dài đến tháng Sáu. Versha Sharma, tổng biên tập tạp chí Teen Vogue, cho biết: “Thế hệ của họ thực sự được xác định bởi rất nhiều phong trào phản kháng toàn cầu”.
Theo hai nghiên cứu mới, thiếu ngủ có thể khiến quý vị cảm thấy mình già hơn tuổi thật từ 5 đến 10 tuổi. Leonie Balter, chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ tại Đại Học Stockholm ở Thụy Điển và là tác giả chính của cả hai nghiên cứu, giải thích qua email: “Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến cảm giác về tuổi tác của bản thân.”
Máy bay không người lái của Ukraine tấn công xưởng lọc dầu Nga sâu trong nội địa Nga, cách biên giới Ukraine 1.700 km. Thống đốc Radiy Khabirov tuyên bố hôm 9/5: Khói được nhìn thấy phía trên tòa nhà Gazprom Naftokhim Salavat của Nga ở Salavat, Cộng hòa Bashkortostan (Bashkiria) sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Bộ Y tế do Hamas điều hành cho biết tổng số người chết ở Dải Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã tăng lên 34.844 người, và 78.404 người đã bị thương từ ngày 7 tháng 10
Cục Hàng không Liên bang hôm thứ Hai cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về Boeing sau khi công ty báo cáo rằng các công nhân tại một nhà máy ở Nam Carolina đã làm giả hồ sơ kiểm tra trên một số máy bay 787. Boeing cho biết các kỹ sư của họ đã xác định rằng hành vi sai trái không tạo ra "vấn đề an toàn ngay lập tức cho chuyến bay".
Báo The Hill thắc mắc, rằng vì sao nhà thờ rủ nhau tin Trump, rủ nhau bầu Trump. Một trong những bí ẩn lớn nhất của thời đại Donald Trump là tại sao rất nhiều giáo dân Cơ đốc lại có cái nhìn tích cực về Trump. Trong số 46 người từng làm tổng thống, chỉ có ba người không theo đạo Thiên Chúa. Nhưng không ai trong số 46 người - ngoại trừ Donald Trump - thường xuyên và công khai vi phạm các giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo.
Michigan: Các sinh viên biểu tình đoàn kết với Gaza đã phất cờ cờ và khắn vấn đầu keffiyeh của Palestine, đồng thời hô vang các khẩu hiệu phản chiến trong lễ ra trường của Đại học Michigan hôm thứ Bảy. Video trên mạng xã hội cho thấy các sinh viên mặc trang phục tốt nghiệp và hô vang: “Bom Israel, UMich trả tiền!” và "Hôm nay bạn đã giết bao nhiêu đứa trẻ [Palestine]?"
Người cư sĩ tại gia có khả năng phát huy đạo đức cao thượng, từ từ bước lên nấc thang thánh vị, qua việc trì giữ giới luật: Năm Giới, Tám Giới, Mười Giới và Bồ Tát Giới Tại Gia. Chính những giới này giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa nghiệp xấu, vun trồng tâm lành để hiện tại và mai sau có được cuộc sống an vui, lợi mình, lợi người. Kính mời quý Phật tử phát tâm về Chùa Hương Sen thọ giới, nhận giới và giữ giới.
Một người đàn ông ở California đã bị đại bồi thẩm đoàn liên bang ở Atlanta (Georgia) truy tố về tội đe dọa Biện lý quận Fulton Fani Willis vì Willis đã truy tố cựu Tổng thống Donald Trump, theo Bộ Tư pháp cho biết hôm thứ Sáu trong một thông cáo. Marc Shultz, 66 tuổi, ở Chula Vista, California, xuất hiện lần đầu vào thứ Năm tại tòa án liên bang ở San Diego. Theo thông cáo báo chí, y bị truy tố vào ngày 24 tháng 4 và sẽ bị buộc tội ở Atlanta vào tháng 6.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tại trụ sở Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Hawaii. Hai bên đã thảo luận các cách để tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng song phương, bao gồm thông qua hiệp ước AUKUS về Vũ khí dẫn đường và vật liệu nổ của Australia và của Anh quốc, nhằm tăng cường khả năng sản xuất vũ khí dẫn đường của Australia.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.