Hôm nay,  

Những Điều Cần Biết Về Quyết Định Của Tối Cao Pháp Viện Đối Với Thuốc Phá Thai Mifepristone

28/04/202300:00:00(Xem: 2067)

abortion-pill
Cuộc chiến pháp lý về quyền phá thai vẫn còn rất ‘dài hơi,’ kéo theo nhầm lẫn và xung đột nhiều hơn bao giờ hết ở khắp mọi miền đất nước. Hình: biểu tình trước Tối Cao Pháp Viện.

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2023, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ban hành phán quyết khẩn cấp, cho phép tiếp tục sử dụng thuốc phá thai mifepristone ở các tiểu bang quy định việc phá thai là hợp pháp.
 
Với vài chi tiết ít ỏi và chỉ nói rằng Thẩm phán Clarence Thomas và Samuel Alito không đồng tình, quyết định của TCPV tuân theo một quy trình pháp lý nhanh chóng để giải quyết câu hỏi liệu mọi người có thể mua mifepristone, một trong hai loại thuốc được sử dụng để phá thai nội khoa, hay không.
 
Vào ngày 7 tháng 4, hai thẩm phán tòa án sơ thẩm liên bang cách nhau nửa vòng đất nước đã đưa ra các phán quyết trái ngược nhau về tính hợp lệ của việc Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm (FDA) chuẩn thuận mifepristone.
 
Trong vòng một tuần, một tòa án khác đã đưa ra quan điểm thứ ba, cho phép mifepristone được tiếp tục được kê toa, nhưng có những hạn chế hơn. Hai ngày sau đó, vào ngày 14 tháng 4, TCPV đã đưa ra một quan điểm thứ tư khác, mặc dù chỉ là tạm thời, cho rằng thuốc nên được cho phép kê toa trong thời gian chờ xem xét. Sau đó là tới phán quyết khẩn cấp mới đây.
 
Với tư cách là học giả về công bằng sinh sản, nhóm các giáo sư Naomi Cahn và Sonia Suter đã theo dõi sát sao tình hình để tìm hiểu ý nghĩa của các phán quyết đối với quyết định chuẩn thuận thuốc của FDA – và mức độ cho phép tiếp cận phá thai bằng thuốc, phương pháp được sử dụng trong hơn một nửa số ca phá thai hiện nay.
 
Một vấn đề nữa khiến nhiều người bối rối là vì sao mà các tòa án khác nhau có thể đưa ra các phán quyết trái ngược nhau? Trên thực tế, có nhiều trường hợp các tòa án liên bang ở một khu vực của quốc gia đưa ra các quyết định trái ngược với quyết định của các khu vực tài phán khác.
 
Hệ thống tòa liên bang
 
Đầu tiên là cần hiểu cách thức hoạt động của hệ thống tòa án liên bang ở Hoa Kỳ. Các hệ thống tòa án do tiểu bang điều hành hoàn toàn tách biệt với hệ thống tư pháp liên bang, nơi các phán quyết về mifepristone được đưa ra.
 
Các tòa án liên bang giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ, Hiến pháp hay các luật liên bang, hoặc tranh chấp giữa các tiểu bang hoặc giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ nước ngoài.
 
Có 94 tòa sơ thẩm liên bang (federal district court) được tổ chức dưới 12 khu vực, thẩm quyền phúc thẩm liên bang được phân cho 12 tòa thượng thẩm liên bang, bao gồm các tòa được đánh số thứ tự từ 1 đến 11 và D.C Circuit (Tòa thượng thẩm liên bang Quận Columbia) . Các tòa sơ thẩm là các tòa án xét xử, nơi các vụ kiện cáo được giải quyết trước một thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn. Các quyết định của họ bị ràng buộc bởi pháp luật được thiết lập bởi các tòa thượng thẩm tương ứng, nơi giải quyết các kháng cáo từ các vụ kiện xét xử bởi các tòa sơ thẩm trong khu vực. Tất cả các tòa án này đều bị ràng buộc bởi các quyết định của Tối Cao Pháp Viện.
 
Nếu trước đó chưa có phán quyết nào đặt ra án lệ cho vụ việc, các thẩm phán tòa sơ thẩm liên bang có thể đưa ra phán quyết dựa trên sự xét xử độc lập của họ. Do đó, các tòa sơ thẩm ở các khu vực khác nhau có thể đưa ra các phán quyết riêng biệt và trái ngược với nhau.
 
Tình trạng có các phán quyết khác nhau giữa các tòa sơ thẩm là tương đối phổ biến – hay kể cả các tòa án khu khác nhau cũng thường đưa ra phán quyết khác nhau đối với kháng cáo trong các vụ kiện cáo tương tự.
 
Chỉ TCPV mới có thể đưa ra một ý kiến ràng buộc tất cả các tòa án khu vực. Vì vậy, khi có sự bất đồng giữa các tòa án sơ thẩm, TCPV có thể can thiệp và đưa ra quyết định chung cho cả nước.
 
Thí dụ, Tòa Thượng Thẩm 6, dành cho các tiểu bang Kentucky, Ohio, Michigan và Tennessee, đã duy trì lệnh cấm kết hôn đồng tính ở cả bốn tiểu bang này vào năm 2014. Sau đó, bốn tòa sơ thẩm khác đã ra phán quyết ngược lại và bỏ lệnh cấm kết hôn đồng tính. Trường hợp này “gần như chắc chắn sẽ được TCPV xem xét,” đặc biệt bởi vì đây là “một vấn đề có ý nghĩa cơ bản trong hiến pháp.”
 
Tuy nhiên, trước khi TCPV ra phán quyết về vấn đề này vào năm 2015, hôn nhân đồng tính là hợp pháp ở một số bang, nhưng là bất hợp pháp ở một số bang khác.
 
Những thí dụ khác
 
Có nhiều thí dụ về các vấn đề mà các tòa án khu vực không thống nhất quan điểm với nhau.
 
Vào năm 2018, Tòa Khu Vực 7, dành cho các bang Illinois, Indiana và Wisconsin, đã phán quyết rằng luật của tiểu bang Indiana về việc cấm phá thai dựa trên các bệnh dị thường di truyền (genetic anomalies) là không hợp hiến. Rồi TCPV đã quyết định không chấp nhận kháng cáo của Indiana về phán quyết đó.
 
Nhưng vào năm 2021, Tòa Thượng Thẩm 6 đã giữ nguyên luật của Ohio về việc cấm phá thai đối với thai nhi mang bệnh dị thường di truyền, hội chứng Down. Điều đó đã tạo ra sự chia rẽ quan điểm giữa các tòa sơ thẩm, vấn đề thường sẽ được TCPV giải quyết.
 
Tuy nhiên, phán quyết vụ Dobbs, một trường hợp khác về vấn đề phá thai, về cơ bản đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách cho rằng Hiến Pháp Hoa Kỳ không ngăn cản các tiểu bang cấm phá thai vì bất kỳ lý do gì: Họ chỉ cần đưa ra “cơ sở hợp lý” cho “lợi ích hợp pháp của tiểu bang.”
 
Nhiều người có thể bối rối về việc làm thế nào các tòa án vùng có thể ban hành các lệnh vượt ra ngoài biên giới của vùng và thậm chí là cả khu vực, đôi khi còn áp dụng trên toàn quốc. Có một số tranh chấp về học thuật đối với vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều thẩm phán đã ban hành các phán quyết có hiệu lực trên toàn quốc về nhiều vấn đề, bao gồm các giao thức bảo vệ di dân, xóa nợ và quy định bắt buộc đeo khẩu trang.
 
Trường hợp của mifepristone
 
Đây là thí dụ mới nhất về việc các tòa án có ý kiến trái ngược nhau. Trong vụ này, Thẩm phán Matthew Kacsmaryk (Thẩm Phán Tòa Sơ Thẩm Liên Bang) ở Texas đã ra phán quyết đầu tiên vào ngày 7 tháng 4. Quyết định của ông được đưa ra ở dạng một “lệnh ban đầu”. Về cơ bản, nó là một phán quyết tạm thời, cho đến khi có phán quyết được đưa ra thông qua một phiên tòa đầy đủ và hoàn chỉnh. Kacsmaryk kết luận rằng FDA đã vượt quá thẩm quyền của họ trong việc chuẩn thuận mifepristone vào năm 2000, cũng như việc nới lỏng các hạn chế, cho kê toa ‘thả cửa’ trong nhiều năm. Do đó, ông phán quyết rằng việc chuẩn thuận loại thuốc này nên bị hủy bỏ hoàn toàn.
 
Trong vòng một tiếng đồng hồ sau phán quyết của Thẩm phán Kacsmaryk, Thẩm phán Thomas Rice (Thẩm Phán Tòa Sơ Thẩm Liên Bang) ở bang Washington đã đưa ra phán quyết trái ngược, cũng là pháp lệnh khẩn cấp ban đầu, tuyên bố không hủy bỏ sự chuẩn thuận của FDA đối với loại thuốc này và việc sử dụng nó.
 
Trong khi phán quyết của Thẩm phán Kacsmarkyk được áp dụng trên toàn quốc, phán quyết của Thẩm phán Rice chỉ áp dụng cho 17 tiểu bang và District of Columbia là nguyên đơn trong vụ kiện mà ông đang giải quyết. Rice lưu ý rằng ông có quyền đưa ra phán quyết trên toàn quốc, nhưng cũng có toàn quyền hạn chế phạm vi của phán quyết đối với các bên liên quan trong vụ kiện này.
 
Vấn đề nằm ở đâu?
 
Phán quyết của TCPV có nghĩa là thuốc mifepristone sẽ vẫn được bán rộng rãi như trước đây. Trong khi đó mười lăm tiểu bang đã đặt nhiều hạn chế với quyền tiếp cận việc phá thai bằng thuốc.
 
Trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden cho biết: “Theo phán quyết của Tối Cao Pháp Viện còn đó, mifepristone vẫn có sẵn và được chuẩn thuận để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả trong khi chúng tôi tiếp tục cuộc chiến pháp lý về vấn đề này.”
 
Nhưng nó chỉ có hiệu lực trong thời gian vụ kiện được xem xét và xét xử bởi Tòa Thượng Thẩm 5. Và chắc chắn, quyết định đó sẽ được kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện một lần nữa.
 
Cho đến nay, chưa có ai kháng cáo ý kiến của tòa sơ thẩm liên bang ở Washington, dù có khả năng trong tương lai phán quyết của TCPV sau quyết định của Tòa Khu Vực 5 cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của vụ kiện đó. Và bấy nhiêu vẫn chưa đủ độ phức tạp, thêm một vụ kiện thứ ba được đệ trình lên tòa liên bang ở Maryland vào ngày 19 tháng 4. Vụ này được khởi kiện bởi GenBioPro, nhà sản xuất dòng thuốc phổ quát (generic version) của mifepristone, được FDA chuẩn thuận vào năm 2019. GenBioPro đang tìm cách để giữ cho loại thuốc của mình vẫn được chuẩn thuận, bất chấp tất cả các phán quyết rối rắm và mâu thuẫn của các tòa án.
 
Mặc dù đa số trong TCPV nói họ hy vọng rằng quan điểm về vụ Dobbs sẽ chấm dứt các cuộc chiến pháp lý về quyền phá thai, nhưng nhầm lẫn và xung đột lại phát sinh nhiều hơn bao giờ hết ở khắp mọi miền đất nước. Và ‘mớ bòng bong’ này có thể vẫn còn rối rắm thêm một thời gian dài.

Nguyên Hòa phỏng dịch
 
Nguồn: “The Supreme Court rules mifepristone can remain available – here’s how 2 conflicting federal court decisions led to this point” của Naomi Cah, Giáo sư Luật, University of Virginia; và Sonia Suter, Giáo sư Luật, George Washington University. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tại trụ sở Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Hawaii. Hai bên đã thảo luận các cách để tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng song phương, bao gồm thông qua hiệp ước AUKUS về Vũ khí dẫn đường và vật liệu nổ của Australia và của Anh quốc, nhằm tăng cường khả năng sản xuất vũ khí dẫn đường của Australia.
Cầm trên tay một chiếc túi xách có tất cả những điểm đặc trưng của mẫu túi xách Chanel cổ điển: lớp da chần bông sang trọng, phụ kiện vàng lấp lánh, đường khâu tinh tế. Chỉ có một số chi tiết nhỏ khác lạ. Zekrayat Husein nhận xét khi nghiên cứu chiếc túi qua kính hiển vi: “Phần da quá cân đối, và kích thước của mỗi hạt trang trí rất đồng đều.” Bà cho hay, đó là một món đồ giả có chất lượng tốt, nhưng chẳng có giá trị gì khi so với một chiếc Classic Flap chính hiệu từ Chanel giá 11,000 Mỹ Kim.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã phát hiện 15 khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc bay lượn trên eo biển Đài Loan hôm thứ Năm. Theo thông báo, 4 trong số các vật thể được phát hiện đã vi phạm không phận phía trên hòn đảo tranh chấp.
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
nhà văn Linh Bảo, vừa kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi vào Chủ Nhật 14/4/2024 đã qua đời tại tư gia vào Thứ Hai 22/4 ở thành phố Westminster, Nam California...
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
- Chú ơi, chú ơi… cứu con với! Con mồ côi, con không có gia đình, nhà cửa, không có ai hết. Con đã mất hai đứa con rồi, chừ còn đứa nầy trong bụng mà mất nữa là con đâm đầu cho xe cán chết cả mẹ, cả con luôn. Cho con giữ đứa con trong bụng con lần nầy nhe chú… “Please, please uncle, don't move my kid out my tommy. Please help me. You take away my kid, I kill me self…”
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.