Hôm nay,  

Bên Sông

26/02/200500:00:00(Xem: 5844)
LGT : DAKTO là bút hiệu của Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Chương, nguyên Trung Úy CTCT/QLVNCH cũng là Cựu Giáo Sư Anh Văn, Trung Học PBC/Phan Thiết . Ông hiện ở Honolulu - Hoa Kỳ
*
Ngày tôi rời Phan Thiết tới nay, đã gần một nửa thế kỷ, mà sao hình ảnh thành phố hiền hòa yêu dấu đó, vẫn nằm trong tâm khảm tôi, năm này qua năm khác, sâu đậm, giống như hình ảnh một nơi tôi đã sinh ra. Gần năm mươi năm trước, tôi bước chân đến Phan Thiết, như một người xa lạ, lưu lạc qua các ngả đường đất nước, để tìm cách ổn định cuộc sống. Nhưng rồi chỉ một thời gian sống ở đây, ngày tôi rời Phan Thiết, tưởng rằng tạm bợ, nhưng một năm sau, con tim tôi cho biết, Phan Thiết không phải chỉ là một không gian vay mượn, mà chính là một góc tâm tư, tồn tại lâu dài.
Ngày đó, ở tuổi chưa tới 30, tôi cảm thấy tù túng ở đô thị, ngột ngạt về cuộc sống quá lâu mài đũng quần trên ghế trường Văn Khoa và Sinh Ngữ, tôi muốn bung ra xa, để tìm một ' chân trời nới', một phần để đổi mới chuỗi ngày đèn sách đã qua, phần khác dường như tối khao khát một luồng gió tình cảm. Ngồi ở Sài Gòn, lúc tôi nghĩ mãi chưa biết đi về hướng nào và còn đang phân vân ở ngã ba đường, không biết nên chọn nghề hành chánh hay nghề nhà giáo, thì gặp một cô bạn nhỏ, học cùng trường sinh ngữ năm thứ nhất, xuất hiện sau kỳ nghỉ vào dịp Tết. Cô tả chuyện quê nhà, ước mong kỳ nghỉ dài hơn, để cô ở lại Phan Thiết lâu hơn với những người thân. Ngồi uống cà phê, trong câu lạc bộ của trường vào một ngày đầu xuân, khi một số sinh viên , còn ăn Tết nơi xa chưa kịp trở về, tôi hỏi người bạn nhỏ :
' Phan Thiết có gì lạ Mai " '
Cô bé nhìn tôi một cách ngạc nhiên, nhưng thân mật . Cô kể cho tôi những thắng cảnh của Phan Thiết, mọi thứ hấp dẫn ở nơi sinh quán của cô, trong đó không biết bao nhiêu đia danh mà tôi không nhớ nổi. Cô tả mỗi nơi một cách say mê, chốc chốc lại ngưng lời hỏi một cách tự nhiên " Anh biết không "' làm tôi như một người cũng sinh đẻ ở Phan Thiết như cô. Naò là Lầu Ông Hoàng, nào là Bãi Thương Chánh, nào là Đức Nghĩa..một vài tên tôi còn nhớ. Theo lời Mai, Phan Thiết là một vùng trời thơ mộng không giống bất cứ một nơi nào khác, một phong cảnh độc đáo của miền Trung, một kho hải sản phong phú nhát nước và nơi có những trái tim hiền hòa, nhân ái, không tỉnh nào sánh bằng. Nghe Mai nói, tôi nghĩ chắc vì cô sinh ra ở đó, nên Phan Thiết trở thành một bức tranh vẽ ra từ con tim cô, chứ không phải từ những cảnh thực trên trái đất. Nhưng dù sao, lời mô tả của Mai, làm tôi nhớ cái tên Phan Thiết từ đó và mãi mãi về sau.
Rồi định mệnh đưa đẩy, một hôm tôi nhận được lá thư Ông thầy cũ, GS Đặng Vũ Tiễn, người cùng quê với tôi từ miền Bắc, hiện đang dạy học ở Phan Thiết. Thầy là người tôi vô cùng thương mến, từ hồi bắt đầu học Ông năm Đệ Thất tại nhà Ông, tới hồi bỏ Hà Nội vào Nam, tôi vẫn thư thăm hỏi, sau khi bắt lại được liên lạc Thầy Tiễn cho biết Ông có mở một trường tư ở Phan Thiết, lúc đó dường như là Tư thục Tiến Đức, và hỏi nếu tôi có thì giờ ra chơi thăm ông bà, những người từng coi tôi như con cái ngày xưa. Nếu lời mời của Thầy , đến với tôi trước ngày tôi gặp Mai, có lẽ tôi từ chối vì lý do bận rộn, lo cuộc sống chứa ổn định. Nhưng thư Ông đến đúng lúc tôi đang nghĩ về Phan Thiết, đang mong mỏi được nhìn thấy bức ảnh , mà Thanh Mai vẽ bằng lời hôm ngồi ở câu lạc bộ trường, và đang nghĩ về cô gái quê quán Phan Thiết tên Thanh Mai. Tôi biên ngay thư phúc đáp Ông thầy cũ và nhận lời liền.
Rồi mấy tháng chót của năm học trôi qua, hàng phượng nằm trong sân trường Sinh Ngữ rực màu đỏ, rơi cánh xuống thảm cỏ dọc theo lối đi. Tôi vẫn gặp Mai trong câu lạc bộ, nói toàn chuyện Phan Thiết. Lại nhũng tên lạ hoắc tôi nghe rất thích mà chưa thấy. Mai vẫn vẽ tiếp phần còn lại của bức tranh quê hương Phan Thiết tuyệt vời. Mai vẽ cả hình ảnh của cha mẹ, người em gái duy nhất, và dĩ nhiễn kể thêm những kỷ niệm thân thương của một cô bé tên Mai, sinh ra và lớn lên tại vùng đất nàng đem trong tim, khi đi học xa nhà. Hoa phượng nở thêm, mùa hè tới. Thanh Mai từ giã trường, bạn bè, hàng cây phượng và tôi để về quê, không quên dặn tôi "Anh về thăm Phan Thiết nhé " . Hôm chót, Mai đứng lặng dưới tàn cây, nhìn những cánh phượng đỏ, mắt thật buồn. Tôi nhìn Mai, mắt nàng ướt như sắp khóc. Nàng nói rất khẽ " Anh về thăm gia đình Mai". Rồi Mai đi. Có một cánh phượng rơi trên sân cỏ. Trường Sinh Ngữ và Trường Đại Học Sư Phạm vắng hoe, nỗi buồn bay trong gió.
Mùa hè năm đó, tầng lầu khách sạn bên phía Đông chân cầu thị xã, đón một du khách phương xa tới là tôi. Theo sự chỉ dẫn của Thầy Tiễn và Mai, tôi từ đó ra phố rất gần, thăm mấy dẫy phố phía Đông, nhà Bưu Điện phía Tây và có thể thả bộ ra thăm bãi biển Thương Chánh không xa mấy. Phong cảnh mộc mạc đơn sơ nhưng đậm tình người, ai cũng vui vẻ chào hỏi nhau như họ hàng thân thiết. Tôi lang thang đi thăm khắp nơi, một lần lạc vào khu nhà thương Hải Thượng Lãn Ông, tình cờ gặp lại một người bạn cũ nầm đó, đang phục vụ tại Ty Cảnh Sát Phan Thiết. Anh cho tôi lên chiếc xe Jeep, đi loanh quanh thăm thị xã, nhìn bãi biển, nhìn ngôi trường Phan Bội Châu trên Đại Lộ Nguyễn Hoàng, với những tà áo dài trắng tha thướt dưới đường, hoặc trên xe đạp. Anh Phó Ty CS đuà "Các hoa khôi của Phan Thiết đấy". Tôi nghĩ không có hoa khôi nào là Thanh Mai cả.
Bữa cơm ngày đầu ở Phan Thiết, tôi ăn một mình trong một tiệm Tầu gần khách sạn. Ngày sau đó, tôi về nhà thầy Tiễn thăm Thầy và Cô, kể lại những kỷ niệm vui buồn của "những ngày xưa thân ái" trên đất Bắc. Thầy coi tôi như con, muốn tôi tới sống gần Thầy Cô và sau bữa ăn, mở đường cho tôi đi vào nghề dạy học.
"Thầy muốn anh nghĩ về nghề dạy học. Anh học xong Văn Khoa và Trường Sinh Ngữ, anh có nhiều cơ hội vào nghề của Thầy ".
" Thưa Thầy cơ hội ở đâu, con chưa thấy ".
" Ngay tại thành phố này " . Ông ngưng trước con mắt ngạc nhiên của tôi. Tôi chưa dám hỏi thăm về ngôi trường nhỏ của Ông, có lẽ ý ông là cho tôi một chân dạy trong Tiến Đức, nhưng dường như Ông đọc được câu hỏi trong đầu tôi, Ông tiếp : " Tiến Đức nhỏ quá không có chỗ, hoặc phải chờ năm tới coi sĩ số tăng ra sao mới tính được. Thầy nghe bên Phan Bội Châu, sĩ số năm nay tăng vọt, có nhiều chỗ dạy giờ. Anh nên nghĩ đến việc dạy giờ tạm bây giờ, rồi mai mốt tính xin vào ngạch, hoặc anh đi học lại. . Con qua hỏi xem sao ". Tôi trình bày dự định đi vào Đại Học Sư Phạm, để chính thức nhập nghề giáo, Ông coi đó là một chuyện tốt cho tương lai nhưng với mấy chứng chỉ Văn Khoa và Trường Sinh Ngữ, tôi có thể kiếm sống thoải mái ở thành phố biển, mấy năm sau có thể về Đại Học Sư Phạm không muộn. Tôi thấy lời khuyên của Ông hữu lý, bèn xin Ông một lá thư giới thiệu sang Phan Bội Châu, dính kềm tất cả mấy giấy Văn Khoa và Trường Sinh Ngữ làm " bùa hộ mạng ". Kết quả là tôi trở thành là người "Phan Thiết" sau tháng 9, khi Phan Bội Châu khai giảng sau mùa hè.
Vừa từ Phan Bội Châu về khách sạn, tôi thấy Thanh Mai đã đứng ở đó. Mai cười tươi, đôi mắt có đuôi nói thay lời. Nàng vui , nhí nhảnh kể chuyện ở nhà, những ngày chờ tin tôi đến và tỏ ra thành thạo khi cho tôi biết , Mai đã liên lạc với Thầy Tiễn, rồi tới khách sạn, chờ lúc tôi đi vắng. Tôi tự dưng muốn trêu nàng :"Anh thất bại rồi Mai ơi, PBC không nhận anh". Mặt Mai tiu nghỉu như bánh bao chiều, không nói nên lời. Mai đi cạnh tôi về phía phố chợ, trên đường về nhà nàng. Tới hiên nhà Mai mới lên tiếng :
" Có Ba Má. Em Mai ở nhà. Anh vô đi ".

Ông thân sinh Mai ra tận cửa đón tôi, còn Má Mai vẫn lụm cụm dưới bếp, chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình và người khách là tôi. Trên bàn đã bày sẵn chén bát, một phần thức ăn mùi thơm phức. Em Mai là Thanh Nga, lo mang đồ ăn từ bép lên nhà trên. Rồi mọi người ngồi vào chỗ cho Mai giới thiệu tôi với ba má. Câu chuyện xoay quanh quê quán tôi ngoài Bắc, cha mẹ tôi ở Sài Gòn, việc học hành của tôi ở Văn Khoa và Trường Sinh Ngữ. Phần này Mai nói thay tôi, vì Mai biết chương trình học ở cả hai trường. . Sai đó Má Mai, tính thực tế, đi vào phần công việc và hỏi về cuộc sống của tôi ở Sài Gòn và sao mà phải lặn lội ra thăm Thầy Tiển , thăm cảnh Phan Thiết và xin dạy ở Phan Bội Châu. Ông thân sinh Mai nhập cuộc, hỏi tôi về vụ xin việv đi tới đâu, Mai buồn rầu kể là không kết quả. Tôi vội vàng cải chính với ông bà là tôi chỉ nói đuà để trêu Mai, chứ thực ra, trường PBC đã nhận tôi, bắt đầu vào tháng 9 sau đó.
Mùa hè Phan Thiết năm đó, có lẽ là thời gian đẹp nhất trong đời tôi kể từ khi khôn lớn. Ngày trước ở đất Bắc tôi chưa đủ tuổi lãng mạn, chỉ cặm cụi làm con mọt sách ở trường, ít chú ý tới mấy mái tóc dài, tóc ngắn. Bây giờ ở một vùng đất mới, có bông mai biết nói mầu xanh, tôi tự nhiên thấy đời đáng sống, đáng vui, đáng nhớ từng phuát, từng giờ. Mai có biệt tài lái xe "mobilette" lạng trên đường và dường như trước đây, đã từng đua xe với con trai thị xã, chiếm đặc danh "Mai Mobylette" . Mai đèo tôi trên chiếc xe gắn máy chạy khắp phố phường, coi mọi nơi nàng đã mô tả, ngày ngồi ở câu lạc bộ trường, và nhất là một khu thơ mộng, vắng vẻ cách xa thị xã chừng 3 cây số. Đó là một khoảng vườn cỏ lau mọc thấp trống trải cạnh một dòng sông lượn quanh những ghềnh đá tảng, mang tên Sông Cà-Ty. Nước chảy mạnh vổ vào sườn đá tung bọt trắng xóa, tuôn vào bờ cỏ và cuộn mạnh về xuôi. Cây rừng đầy bóng mát, với những loài chim lạ hót líu lo trong nắng. Tâm hồn tôi dịu êm trong gió nhẹ và bầu không gian yên tĩnh của dòng sông.
Tôi ngồi dựa một tảng đá lớn, nghe Mai kể chuyện mình, chuyện Ba Má nàng và chuyện Thanh Nga. Mai líu lo như con chim đang hót trên cành cây, miên man nói hết chuyện này sang chuyện khác rồi trở về với chuyện Phan Bội Châu sắp sửa đưa tôi vào dạy. Tới đây mặt Mai rạng rỡ khác thường, nụ cười gần như rọi sáng khuôn mặt nàng trong bóng mát và đôi mắt laiï có đuôi . Niềm vui trong lòng Mai lây sang con tim tôi, gửi từng nhịp sóng đi vào tâm não, khiến tôi thấy cuộc đời sao thơ mộng quá, khác với những ngày u ám ở Sài Gòn, chỉ biết vật lộn với xe cộ, với áo cơm và với những ưu tư phiền não, dường như bất tận. Ở đây tôi không phải nhìn thấy những thực tại gay go của cuộc sống, chỉ thấy gió thổi, chim bay, nước chảy và một con tim hòa cùng nhịp thở, giữa khung trời bao la mát rợi. Vả lại, với chỗ day đã được bảo đảm , tôi không còn phải lo gì về nợ áo cơm, về bổn phận giúp cha mẹ tôi và đàn em đang còn tuổi đi học ở Sài Gòn. Cuộc đời tự nhiên trở thành mật ngọt và hoa thơm, với những kỷ niệm đang có hôm nay và sẽ coq ngày mai.Tất cả gom lại thành một vườn hoa thơm ngát.
Nhiều ngày tôi và Mai ngồi như vậy trong nhiều tiếng đồng hồ, nghe chuyện của nhau trong gió núi, và cũng có những ngày chúng tôi không nói chuyện, chỉ nghe chim hót và sóng vổ nơi ghềnh đá thay cho lời người. Thời gian ngưng đọng ở dưới, mặt trời mỉm cười trên cao, và có hai hơi thở của nhân loại, trong một thế giới chỉ có linh hồn câm lặng mà nói rất nhiều. Con sông Cà Ty thay hai người hát bản tình ca mùa hạ, giữa những hoa nắng lung linh trên ngàn lá, va một đàn chim di ở đâu ùa đến, phụ họa giữa khung trời lãng mạn nhất của Phan Thiết. Thật là tuyệt diệu. Không có nhà cửa, không có phố xá, không có tiếng chân người. Nhưng có tiếng tim đập, tiếng xào xạc cỏ lau, và tiếng thời gian trong tưởng tượng. Không ai biết ai nói gì nhưng trong ý nghĩ, tôi mong tới tháng 9 để bắt đầu cuộc đời nhà giáo, còn Mai óc nàng chứa đựng , niềm vui một cuộc hạnh ngộ kỳ lạ của định mệnh, nhưng chắc chắn nàng đang lo cho mùa học tháng 9 khi nàng phải rời Phan Thiết vào Sài Gòn trong mùa tựu trường. Lúc đó nàng sẽ là con chim tha hương, xa tổ.
Tháng 8 năm đó, một hôm trời đất sụt sùi trong cơn mưa buồn nhất thế kỷ. Mai và tôi chở nhau trên chiếc xe mobylette của nàng đi thăm Thầy Tiễn, trước ngày Mai rời quê đi học lâi. Chúng tôi vòng quanh một vài nơi thăm những người quen trong họ hàng của Mai, cả những người làm ở vựa nước mắm của ba má Mai và không quên thăm bãi biển Thương Chánh, một buổi chiều thu ảm đạm nhất trong đời.. Mưa bay không ngớt làm ướt những mái tóc ngoài phố. Gió từ đâu rủ nhau về biển nói lời giã từ của Mai trước khi trở về đô thị. Gió tung tóc nàng rối lên như biểu lộ giông b ảo sắp tới của mối tình hai người hai ngả, dù chưa ai lên tiếng hẹn thề. Đàn chim bình thường ở đây hôm nay sao vắng bóng, chỉ còn lại hai con hải âu, dường như cũng sắp xa nhau, bay lượn trong mưa và kêu một vài tiếng giã từ. Mai buồn đứng nép vào tôi, không nói lời gì, chỉ phơi bầy đôi mắt ướt đẫm, không biết nước mưa hay nước mắt, hay cả hai. Rồi ngày hôm sau, trời chua tạnh hẳn, Mai chở tôi thăm chốn cũ, chỗ mà cách đó hai tháng, mối tình thầm lặng đã nở hoa. Bờ sông Cà-Ty. Ghềnh đá. Bãi cỏ lau. Những tàn cây. Đám chim di. Tiếng sóng. Và hai trái tim rất cô đơn, sắp vỡ. Rồi một trái tim thổn thức. Bờ vai rung. Những giọt nước mắt Mai từ từ lăn xuống má trong tiếng nấc nghẹn ngào. Chưa chia ly mà một linh hồn đã hấp hối. Tôi ngồi yên không dám lên tiếng vì không biết nói gì. Tôi cũng không đủ can đảm để hứa hẹn.
Ngày cuối cùng đ4 đến. Tôi đến thăm Mai một lần trong căn nhà cũng là tiệm nước mắm của ba má màng. Mai ngồi cạnh má, mắt đỏ hoe. Thanh Nga lo tiếp khách và làm mọi chuyện trong nhà, pha trà bưng ra đặt trên bàn, chờ ba má lên tiếng. Ba Mai dường như đi làm mới về, trên đầu còn đội chiếc nón Địa Phương Quân. Bà mẹ Mai ngồi yên, buồn lây với con gái, nhắc Thanh Nga "mời anh" uống trà ăn mứt Tuỳ Hòa. Cuối cùng ba má nói mong tôi săn sóc việc học hành cho Thanh Nga ở Phan Bội Châu, và cứ ngày nghĩ cuối tuần, thì về với ông bà coi như gia đình. Tôi không dám nhận lời và cũng chẳng biết nói gì vì Mai không dặn trước nàng đã nói gì với cha mẹ. Dù sao, tôi cũng nhìn thấy một tình thân do Mai tạo ra qua mấy tháng lui tới, và trong ánh mắt mọi người, những tình cảm sâu đậm đã gắn chặt giữa tôi và gia đình Mai, như một mạng lưới vô hình, úp lên năm con người từ hai hướng khác nhau tới đây để kết thành một tình thương, không phân biệt Nam Bắc hay tôn giáo.
Riêng tôi một năm dạy học ở Phan Thiết, đã cho tôi cuộc tình đẹp nhất trên đời, mà một nửa thế kỷ sau, không có mối tình nào thay thế nổi. Hình ảnh Phan Thiết và người Phan Thiết vẫn in sâu trong óc tôi, với phong cảnh những vùng đất một lần cho tôi được hưỏng tình yêu đầu, dù không trọn vẹn. Một nửa thế kỷ sau, vật đổi sao dòi, cuộc biển dâu làm cho Phan Thiết suy tàn theo vận nước, nhưng người Phan Thiết, ngoài những tên đã đổi sang linh hồn màu đỏ, vẫn hiền hòa, vẫn thân thương, vẫn nặng tình nghĩa như ngày tôi tới làm dân Phan Thiết. Dù cuộc xoay vần chính trị như chu kỳ của trời đất nhưng hình ảnh Lầu Ông Hoàng, Trung Học Phan Bội Châu, Đại lộ Nguyễn Hoàng, sông Mường Mán, Bãi biển thương Chánh, bờ sông Cà-Ty, nuí Tà Cú..vẫn muôn đời giữ được vẽ đẹp nên thơ của một miền quê thanh bình xứ biển. Tình người chân thật của Phan Thiết không bao giờ phai, và bao nhiêu địa danh Phan Thiết, vẫn là một bức tranh muôn màu, muôn vẽ, tạo nên một thành phố độc đáo, khó có nơi nào sánh kịp. Và độc đáo nhất không phải là những căn lầu, những cửa tiệm, những con đường trong thị xã. Đó là bờ sông Cà-Ty, nơi mà chỉ có những linh hồn biết thưởng thức thiên nhiên, biết đem tình yêu tỏa rộng ra trời đất, biết nói mà không lên tiếng, và biết nuốt tình yêu vào linh hồn mình.
Trong đời tôi, một nửa thế kỷ sau, không bao giờ tôi quên được Phan Thiết và bờ sông Cà-Ty thơ mộng của mối tình đầu.
Xóm Cồn
11-12-04
DAKTO

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.