Hôm nay,  

Theo Chân Nhà Leo Núi Thân Trọng Quang

06/02/200600:00:00(Xem: 7681)
"Lên tới đỉnh núi thì được cái gì"" Đây là câu hỏi tuy mộc mạc nhưng rất thực tế từ nhiều người bình thường không phải dân leo núi, tuy nhiên, câu hỏi trên đã không phải là điều khó trả lời cho cá tính lạ lùng và "không bình thường" (theo định nghĩa của một xã hội… bình thường) của Thân Trọng Quang, 50 tuổi, tay leo núi Việt Nam đầu tiên thử sức trên đỉnh của thế giới, ngọn núi Everest đứng sừng sững thách thức nhân sinh ở độ cao 29, 035 ft (8,850 mét) trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Ý tưởng chinh phục Mt. Everest có lẽ không xuất hiện trong đầu óc anh nếu không có do một người bạn tặng quyển "Everest: The Unclimbed Ridge". Quyển sách như mãnh lực vô hình tác động vào tiềm thức luôn muốn chinh phục những đỉnh cao của mặt địa cầu để làm hãnh diện dân Việt. Và anh đã có cơ hội thử sức lần đầu tiên năm 1984 khi đến làm việc tại tiểu bang Alaska, nơi có đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ, Mt. Mc Kinley (20,320 ft). Bỏ mặc những lời khuyến cáo của các tay leo núi kinh nghiệm, anh đã ra sức tập luyện và cuối cùng đã chinh phục đỉnh Mc Kinley trước sự kinh ngạc của nhiều người, không những vì anh là "lính mới", mà còn vì anh là một người Á Đông tầm thước, chỉ cao khoảng 5'5".

Sau khi thử sức và thành công trên hai đỉnh núi nổi tiếng khác, đỉnh Aconcagua(22,841 ft) tại Argentina cao nhất Nam Mỹ, và đỉnh Kilimanjaro (19,563 ft) cao nhất Phi Châu, anh Quang bắt đầu nghĩ đến chuyện chinh phục Mt. Everest. "Tôi không còn trẻ để đi từng bước, leo thêm vài núi lớn trước khi thử leo Everest" anh tâm sư, "thành ra phải leo Everest ngay, trước khi quá già hết sức ". Nhưng mục đích lên được đỉnh Everest của anh không chỉ đơn giản là sự thử thách bản thân. Anh cho biết: "Nếu có người Việt nào lên được đỉnh Everest rồi thì tôi sẽ không cần phải lo nữa, không cần phải mạo hiểm và tốn kém tài chánh như tôi đã trải qua, nhưng không biết có ai ngoài tôi thích môn thể thao nguy hiểm này hay không" Mã Lai và Nam Dương đã đem được người lên ngọn núi EveresT năm 1997t, Phi Luật Tân cũng đang bỏ hàng triệu đô la để huấn luyện những lực sĩ quốc gia thành nhà leo núi chuyên nghiệp, mục đích là đem được người Phi lên đỉnh Everest vào năm 2007. Có lẽ vì lòng tự ái dân tộc quá cao, tôi cũng muốn có người Việt Nam leo tới đỉnh của ngọn Everest để chứng tỏ với thế giới là dân tộc Việt vẫn có thể lực, sự dẻo dai và quyết tâm có mặt trên đỉnh cao nhất của thế giới."

Tháng 3 năm 2005, Thân Trọng Quang chính thức bắt đầu cuộc chinh phục Mt. Everest. Trong chuyến đi này anh đã tốn 30 ngàn Mỹ kim,10 ngàn xin lấy giấy phép leo núi từ chính quyền Nepal và phần còn lại là chi trả cho vé máy bay, thực phẩm, dụng cụ, và mướn người Sherpa, một sắc dân Nepal chuyên nghề khuân vác đồ đạc cho những tay leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là leo kiểu "nhà nghèo" vì anh cho biết có nhiều người khác bỏ ra đến 65 ngàn Mỹ kim. Và hảo thay, anh đã dùng chuyến leo này để gây quỹ giúp tổ chức từ thiện Children of Peace International chăm sóc các trẻ cô nhi bên Việt Nam. Chuyến đi Mt. Everest của anh rất tiếc đã không thành công như anh mong muốn - anh đã suýt mất mạng vì gặp tuyết lở (avalanche) trong đoạn Khumbu Icefall từ Base Camp đến Camp 1*. Thời tiết xấu, tuyết lỡ, bịnh hoạn hay thương tích do thiếu dưỡng khí là những điều xảy ra rất thường trên vùng phủ trắng tuyết này, khiến cho nhiều tay leo núi phải bỏ cuộc đi về không leo được tới đỉnh. Anh Quang trở về lại niềm nam California vào tháng 5. "Mẹ và vợ tôi là người mừng nhất vì tôi có hứa với họ là tôi sẽ sống sót trở về. Mặc dù biết là mình chỉ có đủ khả năng qua Nepal một lần trong đời, tôi nghĩ là nếu có cơ hội, tôi vẫn thấy muốn thử lại lần thứ hai, có thể trong năm 2007 nếu được sụ bảo trợ tài chánh của các nhà hảo tâm trong cộng đồng Việt Nam. Nếu không được thì sau đó chắc tôi phải bỏ giấc mộng này vì mình đã có tuổi và hy vọng giới trẻ Việt Nam sẽ có người tiếp tục đeo đuổi nó trong tương lai."

Tôi đã tìm đến anh Thân Trọng Quang vào hè năm ngoái ngay sau khi anh mới trở về từ đỉnh Everest. Anh cho tôi xem những dụng cụ và đồ đạc anh dùng cho chuyến leo núi và nói về ước mơ được chính tay treo lá cờ vàng ba sọc đỏ bên cạnh những lá cờ quốc gia khác đang tung bay ở nơi cao nhất thế giới. Tôi chỉ im lặng vì biết trong cộng đồng Việt Nam khó có ai ngoài anh vừa có hơn 20 năm kinh nghiệm lẫn niềm đam mê leo núi mãnh liệt như anh. Được biết, nhiệt độ của khu vực Mt. Everest thường ở mức âm 40, tình trạng thiếu dưỡng khí cũng như những thử thách trên đường lên đỉnh Everest đã làm khốn khó không biết bao nhiêu tay leo núi kinh nghiệm khắp thế giới.

Chúng tôi thân nhau từ đó và tôi đã học hỏi ở anh những kỹ thuật leo núi, từ cách leo núi tay không, mang giày đinh (crampon) đến dùng búa cắm vào băng (ice axe) khi leo những ngọn núi cao tại Nam California. Tuy nhiên, chuyến leo núi San Antonio (còn có tên thông dụng là Baldy) của chúng tôi cách đây hơn vài tuần vào dịp nghỉ lễ Martin Luther King đã giúp tôi hiểu hơn nỗi cực nhọc của những nhà leo núi khi leo núi tuyết vào mùa đông.

Núi Baldy, cao độ 10,064 feet, là ngọn cao nhất trong rặng San Gabriel Mountains ở phía bắc Los Angeles. Đây không phải là lần đầu tiên tôi leo ngọn núi này, vì tôi đã cùng theo anh leo lên tới đỉnh Baldy vào dịp hè năm ngoái. Tuy nhiên, leo núi mùa hè thật sự đơn giản và an toàn hơn mùa đông khá nhiều. Vào tối thứ sáu trước đó, anh đến nhà tôi để chỉ dẫn về những đồ nghề tôi phải mang theo để sống tồn được trên núi qua đêm, tôi chuẩn bị túi ngủ bằng lông ngỗng (down sleeping bag, loại chịu đựng ở mức 0 độ), 3 lớp áo, gồm loại bó sát người (thermal), loại chống gió (wind braker) và loại bằng lông ngỗng (down jacket). Thêm vào đó, là mấy lớp bao tay, vớ, nón, vân vân.. Cái gì tôi thiếu thì anh cũng hứa sẽ đem theo ngày mai cho tôi dùng. Vì anh đã leo núi trong 20 năm qua nên hình như dụng cụ, đồ nghề leo núi nào của anh cũng có đến hai, ba cái.

Chúng tôi bắt đầu leo núi Baldy vào khoảng giữa trưa thứ bảy. Nửa chặng đầu, do thời tiết tốt và và không có tuyết phủ tại chân núi, chúng tôi đã không cần giày đinh, tuy nhiên trên vai mỗi người là ba lô khoảng từ 25 đến 35 lbs. Ba lô anh mang nặng hơn tôi cả chục lbs vì anh mang theo lều loại mùa đông (winter tent) và thêm thức ăn và quần áo lạnh phòng hờ cho tôi vì biết đây là lần đầu tiên tôi đi leo núi vào mùa đông (winter backpacking) nên anh lo lắng rất cẩn thận và chu đáo.

Khoảng hơn 4 tiếng leo bằng giày đinh và gậy (hiking poles), chúng tôi tới đỉnh Baldy, và dựng lều. Cơn gió trên đỉnh núi Baldy bắt đầu thổi mạnh đúng lúc chúng tôi đang đóng cọc căng lều. Chúng tôi phải mất khoảng hơn vài tiếng để vừa súc tuyết, đắp thành bờ tường tuyết để chắn gió, vừa phải cột dây lều và cắm cọc sắt xuống tuyết. Tất cả những thao tác này được thực hiện dưới cơn gió lạnh khiến chân tay chúng tôi lạnh cứng tuy đã được che chở bằng mấy lớp găng và vớ. Tôi rất khâm phục khi thấy anh có tài chịu đựng, cứ vài phút phải dựng lại để thổi hơi ấm vào găng tay. Trước đây anh có cho biết là vài ngón tay đã bị cóng đá (frost bite) khi leo núi năm 2003 nên giờ thì chúng dễ bị lạnh hơn xưa. Suốt đêm ngủ trong lều, gió gầm thét bên ngoài rất dữ tợn. Tôi cứ thầm mong cơn gió quái ác sẽ chấm dứt nhưng tiếng gió rít rợn rùng như trong các phim bão tuyết mà tôi đã từng xem cứ tiếp tục quất vào lều chúng tôi hết đợt này đến đợt khác cho tới sáng. Anh Quang đã luôn dặn tôi phải ăn và uống nước để có sức sáng hôm sau xuống núi. Anh cho biết nhiệt độ ngoài lều có thể là âm 5 độ cho nên anh đã nhắc nhở phải đem nước uống vào túi ngủ cho khỏi bị đóng băng. Có lẽ vì quá mệt, tôi đã nằm trong túi ngủ với ba lớp áo và khi với tay lấy bình nước thì nước đã đông thành băng. Tuy đem theo lò nấu nước chúng tôi đã không dùng được vì gió quá mạnh, nên suốt đêm chỉ biết giấu mình trong túi ngủ loại 0 độ. Anh chia cho tôi nửa khúc bánh mì Lee Sandwiches chiều hôm qua. Suốt trong đêm kinh hồn, anh cứ hỏi thăm để được an tâm là tôi không bị sao cả.

Khi bình minh rọi vào lều để đánh thức hai tâm hồn mạo hiểm và lạnh giá của chúng tôi, chúng tôi biết rằng phải đương đầu với cơn gió để leo xuống. Anh có đem theo hai cái croissant nên hai chúng tôi ngồi trong lều nhay cái bánh lạnh cứng để có sức xuống núi. Sau gần 3 tiếng leo xuống một cách cẩn thận theo sự hướng dẫn kỹ thuật của anh, chúng tôi an toàn và may mắn xuống đến xe, kết thúc chuyến leo núi mạo hiểm vào mùa đông.

Chuyến leo núi Baldy cùng với Thân Trọng Quang giúp tôi rèn luyện thêm tính kiên nhẫn và chịu đựng trước thời tiết khắc nghiệt. Theo những bước chân leo núi của anh, tôi hiểu câu trả lời của anh cho câu hỏi "Leo lên đỉnh núi thì được cái gì"" Chỉ đơn giản là giúp cho thế giới hiểu được tinh thần chịu đựng mạnh mẽ trong thể lực tráng kiện của dân tộc Việt Nam. Với niềm tin vào kinh nghiệm và kỹ thuật leo núi hơn 20 năm của chính anh và nếu được sự giúp đỡ tài chánh của những Mạnh Thường Quân Việt Nam, tôi tin là sẽ có ngày rất gần anh Thân Trọng Quang sẽ là người Việt Nam đầu tiên chính tay cắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tận đỉnh cao nhất của thế giới: Mt. Everest.

GHI CHÚ:

*Vì núi Everest quá cao, đường lên Mt. Everest phải đi qua Base Camp, Camp 1, 2, 3, 4 và đỉnh. Từ Base Camp lần đầu đi lên Camp 1 rồi trở xuống. Lần thứ hai đi từ Base Camp lên đến Camp 2 và trở xuống, v.v. Phải đi như vậy nhiều lần cho tới khi lên đến được Camp 4 cho cơ thể làm quen với tình trạng thiếu dưỡng khí ở độ cao xong trở xuống. Sau đó mới leo một mạch từ Base Camp đến đỉnh trong vài ngày. Leo một mạch từ Base Camp đến đỉnh khi cơ thể chưa quen với thiếu dưỡng khí nơi cao độ sẽ nhức đầu hoặc sưng phổi rồi chết. Từ Base Camp đến Camp 1 phải qua Khumbu Icefall nơi nổi tiếng nhiều tuyết lỡ làm nhiều người thiệt mạng. Anh bị tuyết lở tràn xuống suýt chôn sống khi đi qua Khumbu Icefall lần thứ hai. Khi thấy còn phải đi qua đó thêm ba lần nữavà thời tiết năm nay không ổn định (conditions too unstable), anh Quang quyết định bỏ cuộc đi về. Được biết là sau khi anh bỏ về, tai nạn đã xảy ra trong khu Khumbu Icefall cho hai người leo núi; một bị mất mạng, một bị gãy cả hai chân. Trong năm 2005, sáu tay leo núi đã thiệt mạng ở Everest.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.