Hôm nay,  

Tôi Chỉ Còn Một Năm

06/05/200600:00:00(Xem: 4633)

<"xml:namespace prefix = o />

Hôm nay ra nhà băng để đặt in thêm chi phiếu, cô nhân viên nói: “Ồ, tôi mừng với bà, bây giờ bà in chi phiếu được miễn phí vì bà đã 59 tuổi!”

 

Mấy năm trước đây mỗi lần ghi tên tham dự các buổi học bổ túc ở trường đại học Montréal, tôi được hưởng giá đặc biệt vì trên 55 tuổi, tôi vui vui nhưng nghĩ vì họ phải chiêu dụ những người lớn tuổi từ khi những người này còn trẻ để đây sẽ khách trung thành của họ trong tương lai, những người có dư giờ, dư tiền đi học những thứ hương hoa này.

 

Nhưng hôm nay khi được hưởng giá đặc biệt của nhà băng thì tôi thấy tôi không còn trẻ!

 

Tôi thấy tôi không còn trẻ đã lâu. Cách đây mười hai năm, nhân đọc bài phỏng vấn nhà văn Mỹ Henry Miller, tôi dừng lại ở chi tiết người phòng vấn khi bước vào căn phòng của ông thấy cảu trích của Mạnh Tử dán trên cửa ra vào: ‘Khi người ta già và đã làm xong một số việc, người ta có quyền nghỉ ngơi. Người ta đi về, đẩy cánh cửa vào nhà và nghĩ rằng nơi đây chẳng còn ai chờ mình.’”

 

Tôi đã lấy câu này làm câu chỉ nam để sống trong mười hai năm qua. Lúc đó tôi nghĩ tôi cần làm xong một số việc và tôi tự nhủ, đây là khoảng thời gian còn lại quý báu, mình phải làm xong một số việc để khi về già an tâm nghỉ ngơi. Dù ý thức như vậy, tôi cũng vừa làm vừa chơi!

 

Tôi nghĩ mình còn trẻ!

 

Nhưng hôm nay ra nhà băng in chi phiếu tôi bỗng giật mình: xã hội không cho mình trẻ nữa! Từ nay tôi sẽ mua ngân phiếu miễn phí, mỗi tháng được hưởng mười dịch vụ ngân hàng miễn phí!

 

Và tôi chưa làm xong một số việc như tôi mong muốn để được an tâm nghỉ ngơi!

 

Tôi chỉ còn chưa đầy một năm để lên 6o tuổi! Đọc đến đây chắc có người nghĩ thầm 6o tuổi còn trẻ chán!

 

Đúng, còn trẻ chán nhưng đọc cáo phó trên báo thì ngày nào tôi cũng thấy: có những người trẻ hơn số tuổi này đã ra đi, có những người chỉ hơn số tuổi này vài năm đã ra đi. Năm, ba năm, ngay cả mười năm cũng qua cái vèo!

 

Chưa kể là theo thống kê mới nhất ở Bắc Mỹ, tử suất chết vì ung thư đã lên đứng hàng đầu thế chỗ cho bệnh tim! Các bạn tôi lần lượt đi qua con đường này để về thế giới  bên kia, nghĩ đến con đường chông gai hóa trị, xạ trị để được chết, tôi rùng mình!

 

Mỗi buổi sáng ngủ dậy, chưa thấy cơ thể có gì biến đổi là tôi mừng...

 

May cho tôi là chi phiếu hết vào tháng tư, tháng sinh nhật của tôi, để tôi có dịp đến nhà băng được cô nhân viên nhắc nhở... tuổi của tôi, để tôi biết mình còn một năm... tuổi xuân trước khi lên 60!

 

Vì sao nhà băng ấn định 59 là tuổi già mà không chờ lên 60!

 

Tôi không biết lý do của họ nhưng tôi nghĩ họ chuẩn bị tâm lý cho khách hàng:

 

- Tôi lo cho quý vị từ khi quý vị còn trẻ lận!

 

- Chúng tôi chờ ngày này đã lâu, quý vị là khách hàng trung thành của chúng tôi, bây giờ đến lượt chúng tôi, chúng tôi xin phục vụ quý vị cho đến ngày quý vị chết. Xin ở lại với chúng tôi.

 

Hèn gì mà sinh nhật năm nay tôi nhận thiệp mừng của ông giám đốc nhà băng khu vực gởi cho tôi. Tôi áy náy trong lòng, định bụng sẽ đi gặp ông để cám ơn. Các năm khác có bao giờ tôi nhận thiệp đâu! Cứ tưởng mình dễ thương nên họ nhớ!

 

Ui chao, các công ty lớn, không bao giờ họ làm cái gì có tính cách riêng tư! Đừng tưởng bở!

 

Máy đã làm cho họ! Tôi không cần phải đi cám ơn riêng vì ông ký cái thiệp mừng nhưng ông chẳng nhớ đã ký cho ai!

 

Nhưng tôi cám ơn sự kiện nhà băng nhắc nhở khách hàng: quý vị sắp lên thượng thọ rồi đấy!

 

A! tôi còn gần một năm để làm một số công việc trước khi được nghỉ ngơi!

 

Một trùng hợp lạ lùng! A, trực giác bén nhạy!

 

Lâu nay tôi vẫn làm công việc tôi thích là dịch bài, dịch xong tôi gởi về cho ông bạn quý của tôi muốn in ấn, làm gì thì làm, tôi không thắc mắc ông có in hay không, tôi không đi tìm nhà xuất bản để in. Thỉnh thoảng ông nhờ tôi, dịch giùm quyển này quyển kia, tôi vùa làm vừa chơi, nghĩ làm xong ông cũng cất kho, thôi thì cứ từ từ! Ông cũng lu bù chuyện xây nhà xây cửa, chuyện dạy học của ông hơi đâu đi lo mấy chuyện này nhưng vừa qua không biết ông có thấy thời gian chẳng còn bao nhiêu nữa hay không - ông lớn hơn tôi một hai tuổi gì đó – mà  ông và thêm một người bạn của ông cùng nhau làm việc, đem các bài vở tôi dịch mấy năm qua ra in!

 

A! Chúa sắp đặt cho tôi gặp quý nhân giúp tôi hoàn thành công việc sớm để được nghỉ sớm! Tôi quý biết mấy các người bạn của tôi vì sách còn để trong máy thì mình có cảm tưởng như làm chưa xong việc, nhưng sách được in ra thì lại cho mình cảm tưởng việc đã xong rồi! !    

 

Sáng nay tôi nhận thêm một trùng hợp vui vẻ – anh bạn Duy điện thoại qua cho tôi – Duy là bác sĩ Hồ Đắc Duy ở Sàigòn – tôi ghét nêu tên ai với chức của họ lắm – đừng ai gọi tôi là dược sĩ Oanh – tôi giận lắm – nên tôi xin ngắn gọn là anh Duy.

 

Anh Duy có thú vui cuối tuần là đi câu cá ở nhà quê, có khi đi câu gần biên giới Cao Mên và anh được dịp thấy các em ở nhà quê giải trí: lấy hết sức lực của một đứa trẻ đá một quả banh mềm èo, chuyền tay nhau thiếu điều giành giựt nhau một quyển sách Pôkêmôn cũ rích rách bươm để đọc. Những hình ảnh này làm anh nhớ lại tuổi thơ cũng với quả banh trái dừa, cũng với những mẩu chuyện đạo đức trong Quốc Văn Giáo Thư mà hồi đó anh nghĩ giá mình có được một quả banh cứng thì đá sướng chân phải biết, giá mình có sách truyện hay để đọc thì mình sẽ bay đi không biết đến chân tròi nào!

 

Từ đó cùng với các bạn, anh thực hiện Tủ Sách Giải Trí và Giáo Dục Cho Các Em Vùng Nông Thôn. Anh đã làm được hai đợt tủ sách, mỗi đợt 100 tủ phát miễn phí cho các vùng nông thôn. Chỉ cần có người nhận cho đặt tủ sách là anh gởi đến vì anh nghĩ những người cho đặt tủ sách là thánh nhân vì phải thánh nhân mới kiên nhẫn đón tiếp các quý vị con nít chạy vào chạy ra mượn sách đọc.

 

Tuổi các em, tuổi hồn nhiên, tuổi tự phát, tuổi của những lần đầu tiên! Chạy như bay ra quán tạp hóa đầu đường mượn quyển sách ngồi đọc ngấu nghiến. Những lời hay ý đẹp lần đầu tiên in vào đầu óc trong sáng!

 

Không cần nhà cao cửa rộng, không cần bàn học tươm tất, không cần thủ tục mượn sách trả sách, không bị phạt vì trả sách trễ hạn. Đọc xong, chạy vào để lại trong kệ, lấy quyển khác ra đọc!

 

Buổi đi học, buổi ở nhà phụ cha mẹ việc đồng áng mà còn được đọc sách thì quý quá!

 

Tôi nghĩ đến tuổi thọ sách ở thời buổi này mà buồn! Hàng tháng có không biết bao nhiêu quyển sách mới ra đời, nhà xuất bản nào cũng muốn sách mình được chen chúc nằm trên cái bàn danh dự kê gần quầy trả tiền. Nó chỉ được nằm đó tối đa một tháng, sau đó sẽ được bê lên kệ nhường chỗ quý giá đó cho các quyển sách mới chào đời. Lên kệ nằm tối đa chừng ba tháng, không bán được là bị trả lại nhà xuất bản! Từ đó tuổi thọ của nó không biết được bao lâu nhưng số phận cuối cùng là vào nhà máy tái hồi giấy. Hàng năm các thư viện ở các thành phố lớn có một tuần gọi là tuần “Tìm một đời sống mới cho sách!” có nghĩa là bán sách giả rẻ từ 25xu đến 1 đồng một quyển. Năm nay thành phố Montréal có 45 000 quyển sách đem ra bán!

 

Như thế, số phận một quyển sách mà được cặp mắt loài người đọc tới là phước cho quyển sách lắm rồi!

 

Còn số phận của một người mà được lời hay ý đẹp trong sách hướng dẫn cho cuộc đời họ thì không biết sao đây"

 

Anh Duy nói: “Những câu chuyện trong quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư nó cứ đeo đuổi tôi suốt đời, chẳng bao giờ tôi rứt được nó. Chẳng hạn chuyện Một Tấm Lòng Từ Thiện, chuyện rất ngắn nhưng đọc xong thì làm sao quên:

 

Bà phước Félicienne sang Việt <"xml:namespace prefix = st1 />Namnăm 1888, coi ở nhà thương Sóc Trăng, đến năm 1923 thì mất.

 

Trong ba mươi lăm năm trời, bà đem tấm lòng từ thiện mà yên ủi biết bao nhiêu người yếu đau khổ sở. Bao giờ bà cũg tận tâm kiệt lực làm việc bổn phận, không nghĩ gì đến công lao khó nhọc. Kẻ già người yếu, trẻ bồ côi, người tàn tật, ai đã được bà trông nom cho, đều hàm ơn cả.

 

Sau, vì bà trông nom nuôi nấng những người có bệnh phong cùi cho nên bà mắc phải bệnh ấy mà chết. Bà đem bao nhiêu tâm trí vào việc làm phúc, quên cả tính mạng để giúp kẻ khốn cùng.

 

Cứ những truyện như thế, đọc xong nó cứ ở trong đầu mình mãi nên sau này làm gì mình cũng hướng về việc thiện, việc tốt để làm.”

 

Anh nói tiếp: “À, còn câu chuyện thằng Pinocchio nữa, ngày xưa ông Bửu Kế có dịch quyển này mà bây giờ tôi tìm không ra. Rãnh chị dịch giùm tôi quyển đó, tôi có người bạn họa sĩ, tôi sẽ nhờ anh minh họa cho quyển sách. Thằng bé nào đọc quyển sách này lần đầu mà không mê"”

 

Những quyển sách đầu tiên!

 

Ôi, đẹp quá những quyển sách đầu tiên, những giây phút đầu tiên!

 

Ôi, làm sao đừng để hụt những giây phút đầu tiên, những quyển sách đầu tiên!

 

Có một cái gì đó trong lòng con người dâng lên khi nhớ đến những hoài niệm đầu tiên!

 

Hoài niệm man mác khi nghĩ đến giây phút đầu tiên vũ trụ được sáng tạo, giây phút đầu tiên gặp gỡ nhau, giây phút đầu tiên đón đứa bé ra đời, giây phút đầu tiên đọc được mấy chữ  cái, mấy con số trên chiếc đồng hồ!

 

Những giây phút đầu tiên của tôi đã qua, những năm tháng còn lại của tôi, tôi còn làm gì khác hơn là chuẩn bị cho những giây phút cuối cùng của tôi.

 

Ôi, cuộc đời ngắn ngủi, thời gian như vó ngựa đi, chuẩn bị giây phút đầu tiên cho các em nông thôn là công việc chuẩn bị lâu dài cho những giây phút cuối cùng của tôi, để ngày nhắm mắt tôi sẽ mỉm cười nhớ lại những giây phút đẹp đẽ này.

 

Nghĩ đến mắt các em sáng ngời lên khi nhận quả banh mới toanh căng tròn được gởi tặng kèm tủ sách, lòng các em rộn lên khi đọc các mẫu truyện Tấm Lòng Từ Thiện, mình học giỏi giắn, mong rằng lớn lên mình khá giả có phương tiện giúp người như mình đã được giúp là lòng tôi hăng hái ngồi viết bài, dịch bài.

 

Tôi chỉ còn một năm, tháng tư đã qua, vậy tôi chỉ còn 11 tháng!

 

Nhanh chân lên!

 

Ngày xưa có một khúc gỗ, không phải là khúc gỗ quý mà chỉ là một khúc gỗ tạp, loại gỗ người ta dùng làm củi đốt ấy mà...

 

Khúc gỗ này làm sáng lên ánh mắt tuổi thơ các em nông thôn của tôi, làm đẩy lui tuổi già của tôi.

 

Montréal tháng 4 – 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.