Hôm nay,  

‘Muốn Được Việc Hơn Là Để Nổi Danh’

19/03/200700:00:00(Xem: 7634)

MS Hồng Trung: ‘Muốn Được Việc Hơn Là Để Nổi Danh’

Kính thưa quý Thân hữu,

Trong thời gian qua, nhà cầm quyền CSVN đàn áp thô bạo nhiều nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam, trong đó có Mục sư Hồng Trung (người đại diện Đảng Vì Dân).

Mục sư Hồng Trung là một người chiến sĩ dân chủ trẻ đã âm thầm dấn thân trong suốt thời gian qua, và hiện đang bị giam cầm trong vòng lao tù Cộng sản.

Trước hoàn cảnh này, chúng tôi nhận thấy có trách nhiệm chia sẻ với đồng bào khắp nơi những hiểu biết và tâm tình về Mục sư Hồng Trung, một người mà chúng tôi vô cùng quý mến.

Hy vọng là bài viết nhỏ bé này sẽ gửi gấm được mong đợi của người viết, là tạo một sự cảm thông sâu xa về Mục sư Hồng Trung -- người đang bị nhà cầm quyền CSVN xuyên tạc, chụp mũ và bôi nhọ danh dự anh, gia đình anh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Kính mong nhận được sự tiếp tay phổ biến thật rộng rãi của quý Thân hữu.

Chân thành cảm ơn,

Trịnh Ngọc Anh

Radio Hoa-Mai (anhtrinh@hoamai.org)

TB: Xin quý Thân hữu vui lòng xem thêm thông tin về Mục sư Hồng Trung ở địa chỉ: www.hongtrung.net

 ==

Mục sư Hồng Trung: người “muốn được việc hơn là để nổi danh”

Hôm nay, ngày 17/03/2007, Mục sư Hồng Trung (người đại diện cho Đảng Vì Dân ở Việt Nam) đã bị nhà cầm quyền CSVN giam cầm đúng 24 ngày; và gia đình Mục sư Hồng Trung vẫn chưa được phép cho thăm nuôi hay được thông báo là Mục sư đang bị giam giữ ở đâu. Mặt khác, có lẽ do phía nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa chính thức lên tiếng khởi tố, nên các cơ quan nhân quyền Việt Nam và quốc tế cũng chưa có sự lên tiếng can thiệp chính thức cho Mục sư Hồng Trung.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn được tiếp tục gọi Mục sư Hồng Trung bằng anh một cách chân tình đầy thân thiện, vì anh chủ trương sống giản dị, hoà đồng; và bởi anh vẫn thường nói là “muốn được việc hơn là để nổi danh”.

Anh Hồng Trung xuất thân từ một gia đình bình thường trong xã hội. Cha anh, bác Hồng Hoa, là một cựu Hạ sĩ quan QLVNCH, đã từng bị cầm tù 3 năm 8 tháng sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm.

Năm 1975, anh Hồng Trung chỉ vừa được 11 tuổi. Thời niên thiếu cũng trải qua một quá trình như nhiều thanh niên khác: đi học, đi bộ đội theo lệnh động viên, sau đó xuất ngũ rồi lập gia đình. Sự khác biệt là khi trưởng thành, anh đã sớm ý thức được trách nhiệm của một người trẻ trước hiện tình nhiễu nhương của đất nước. Đó là, nỗ lực của anh không dừng lại ở phạm vi tín ngưỡng, mà anh đã dấn thân bước vào con đường phụng sự xã hội qua việc cộng tác với Câu lạc bộ Hoa-Mai từ tháng 7/2005, để tổ chức thực hiện các chuyến công tác xã hội nhằm trợ giúp thiết thực cho các đồng bào kém may mắn. Từ đó, anh tìm hiểu sâu xa hơn về các nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, bất công trong xã hội.

Trăn trở với những chênh lệch quá lớn trong cuộc sống của người dân: người thì quá sung sướng, kẻ thì khốn cùng đói khổ; trong khi nhân quyền bị xâm phạm, nhân phẩm người nghèo bị rẻ khinh… anh cảm nhận được sự thôi thúc của một sự dấn thân to lớn hơn. Đến tháng 5/2006, anh chính thức trở thành một thành viên của Đảng Vì Dân, với hoài bão là được đem công sức của mình để góp phần xây dựng một nước Việt Nam Mới thật sự có hoà bình, tự do, ấm no và tiến bộ. Đây là một quyết định mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc đời anh, đánh dấu một chặn đường đầy cam go trước mắt mà anh sẽ phải vượt qua.

Thử thách đầu tiên và tế nhị mà anh Hồng Trung phải đối đầu ngay sau đó, là sự lựa chọn giữa trách nhiệm điều hành Giáo Hạt Miền Trung và Tây nguyên của chương trình An Bình Hạnh Phúc (thuộc Tổng Hội Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An-Thất-Nhật) và trách nhiệm đối với Đảng Vì Dân mà anh đã là một thành viên. Với một quá trình truyền đạo có uy tín, hoạt động ở nhiều khu vực tỉnh thành, và được nhiều đồng bào và tín đồ thương yêu, quý trọng, anh đã phải thận trọng cân nhắc để tránh vấn đề nhà cầm quyền sẽ tìm cách đặt vấn đề. Dù biết rằng việc tham gia Đảng Vì Dân cũng là một hình thức phụng sự xã hội, anh vẫn áy náy và cân nhắc, vì không muốn gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc đối với nhà cầm quyền là Giáo hội có xen lẫn vào hoạt động nhân quyền. để rồi, cuối cùng, sau những ngày suy nghĩ đầy trăn trở, Mục sư Hồng Trung quyết định từ nhiệm chức vụ trong Hội thánh để chính thức hoạt động tranh đấu nhân quyền và dân chủ với Đảng Vì Dân. Sau đó, với sự cảm thông và khích lệ của tổ chức, anh vẫn tiếp tục yểm trợ các công việc tôn giáo của Hội thánh trong mọi hoàn cảnh thích hợp.

Tiếp đến, thử thách thứ hai mà anh phải vượt qua cho bằng được là việc đích thân gặp gỡ các thành viên lãnh đạo của Đảng Thăng Tiến Việt Nam để bàn bạc việc thành lập Liên Đảng, để tiếp nối cuộc tiếp xúc của một cán bộ lãnh đạo hải ngoại đã về Việt Nam trước đó. Sau chuyến công tác trên, anh trở về an toàn và tiếp tục tổ chức một cuộc trợ giúp giáo dục cho 50 học sinh nghèo hiếu học tỉnh Gia Lai.

Đến ngày 20/01/2007; Mục sư Hồng Trung chính thức nhận công vụ lệnh của Ban Lãnh Đạo Đảng Vì Dân, thay mặt tổ chức ra Huế gặp lại thành viên đại diện của Đảng Thăng Tiến Việt Nam để đồng ký kết các văn kiện thành lập Liên Đảng Lạc Hồng. Khi nhận nhiệm vụ quan trọng này, anh đã chia sẻ với các Chí hữu sự lo âu cho tương lai ba người con nhỏ của anh, cũng như đối với người vợ đang lâm cảnh bệnh hoạn từ mấy tháng trước. Anh Hồng Trung đoán được những khó khăn mà nhà cầm quyền sẽ gây ra cho anh và gia đình. Và điều khắc nghiệt là sau chuyến đi lịch sử đó, vợ anh Hồng Trung trở bệnh trầm trọng hơn. Theo lời giới thiệu của bạn bè, anh lại phải đưa chị ra Huế để chữa trị. Trong thời gian nuôi bệnh vợ, anh Hồng Trung đồng thời phát hiện có những tín hiệu theo dõi của công an. Vì vậy, thời gian trị bệnh của chị Nhung phải được thu ngắn và đã đưa về nhà ở Gia Lai một tuần lễ trước Tết. Điều oái oăm là khi về đến nhà, chị Nhung phải chứng kiến cảnh công an thường trực có mặt ở quán cà phê nhà chị để canh giữ anh Hồng Trung một cách công khai từ đó.

Những khó khăn từ gia đình vẫn cứ dồn dập tiếp nối, song anh Hồng Trung vẫn trân trọng đặt nợ nước lên trên tình nhà. Những tâm tình này đã thể hiện trong lời phát biểu của anh trong ngày công bố sự thành lập Liên Đảng Lạc Hồng (17/2/2007):

“Là một người công dân đứng trước hiện trạng của đất nước như vậy, tôi không phải băn khoăn và tự hỏi: “Làm thế nào để mình có thể đóng góp cho công cuộc dân chủ hóa đất nước" Hay là mình cúi đầu chấp nhận sự an phận!”  Đấu tranh thì tránh đâu khỏi tù tội" Mà an phận thì cũng thẹn với lòng mình. Sau một thời gian trăn trở, tôi quyết định chọn con đường đấu tranh và tham gia đấu tranh thực tế; vì chỉ có con đường đấu tranh mới có thể đem lại những hiện thực cho những ước nguyện, cho những mơ ước của mọi người. Không thể khoanh tay ngồi chờ nhà nước CS ban phát dân chủ kiểu CS được nữa!”

Khó khăn thứ ba, cũng đau lòng không kém là sự áp đảo, khủng bố tinh thần mà anh Hồng Trung phải gánh chịu từ cuộc vây bắt ngày mùng 6 Tết Đinh Hợi (22/2/2007). Hình ảnh hơn 50 công an (sắc phục và thường phục) ào ạt xông vào nhà trấn áp vợ anh và các người em của anh một cách thô bạo (lời chia sẻ của chị Lê thị Nhung với Radio Hoa Mai); chị Nhung bị công an cố tình dùng vũ lực dằn xé, đè chặt chị Nhung nằm xoải xuống đất để họ lôi xốc “bắt giữ anh Hồng Trung như bắt một con thú vật.” Theo lời tâm tình của chị Nhung thì “với thân thể nhỏ gầy của anh Hồng Trung, chỉ cần hai người cũng đủ bắt anh Trung được rồi. Hơn nữa anh cũng rất bình tĩnh và không hề có hành động kháng cự nào.” Nhưng họ đã đem bốn xe công an với hơn 50 người cả Nam lẫn Nữ để “cướp người chứ không phải là bắt.”

Anh Hồng Trung tuy không chứng kiến được những vết bầm tím trên thân thể người vợ do công an gây ra sau khi họ đã chở anh đi; song chắc chắn hình ảnh đàn áp thô bạo trong căn nhà của vợ chồng anh, trước mắt các con anh, sẽ nằm trong trí nhớ của anh. Ký ức đó chắc chắn xâu xé tâm can anh rất nhiều, nhất là khi anh còn phải trải qua bao nhiêu cuộc tra vấn của nhân viên an ninh, từ thái độ hung bạo đến những lời mua chuộc, dụ dỗ, như họ đã từng sử dụng với anh Nguyễn Phong, một thành viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Một điều đáng nói khác là cùng thời gian này, CSVN đã đề nghị những người cảm tình viên và cộng tác viên của anh Hồng Trung ở Gia-Lai – KomTum, kể cả một số nhà truyền đạo thân tình, lên tiếng bôi nhọ uy tín anh và cấm họ không được liên lạc, thăm viếng gia đình anh ở thôn 17, xã Bờ-ngoong (huyện Chư-se, tỉnh Gia-Lai).

Thâm độc hơn, họ đã tung ra một bài viết trên báo Công An Đà Nẵng, số ra ngày 8/3/2007 (ấn bản tỉnh Quảng Nam-Đà Nẳng) với nhiều lời mạ lỵ, xuyên tạc anh một cách trân tráo, trở trẻn và bỉ ổi. Loại ngôn ngữ và mục đích của bài báo đó, cũng không khác gì những bài báo đang được tung ra để bôi nhọ Linh mục Nguyễn văn Lý, Ls. Nguyễn văn Đài và Ls. Lê thị Công Nhân trong những ngày qua. Nhưng với uy tín của một nhà truyền đạo hiền lành hay giúp đỡ người nghèo, hay bênh vực kẻ thế cô, và đã từng được bà con trong khu vực Quảng Nam-Đà Nẳng cũng như Gia Lai – Kon Tum thương yêu, nên những sự đánh phá ti tiện này không làm cho dư luận đồng bào trong nước ghét bỏ anh. Ngược lại, bà con hàng xóm càng cảm thương và gần gủi với chị Nhung nhiều hơn kể từ ngày xảy ra biến cố gia đình cho đến nay.

Theo tin báo mới nhất của các thân hữu ở Quảng Nam, Đà Nẳng và Gia Lai – Kom Tum, nhà cầm quyền còn nhẫn tâm cho công an đến nhà bắt giữ để tra vấn liên tục vợ chồng người em gái của anh Hồng Trung ở Quảng Nam, và đang áp lực Sở Giáo Dục ở một địa phương khác buộc thôi việc dạy học của người em gái út anh Hồng Trung. Những việc làm ti tiện này không có ý đồ gì khác hơn là để khủng bố tinh thần anh Hồng Trung, nhằm đốn ngả sự kiên cường của anh. Và cho đến giờ phút này, bản thân anh Hồng Trung và người thân quyến vẫn đang phải đối đầu với những hành xử bất nhân của nhà cầm quyền CSVN.

Ba tuần lễ đã trôi qua kể từ ngày anh Hồng Trung bị bắt giam, CSVN vẫn không khuất phục được con người vốn dĩ rất mềm mỏng, nhân hậu này. Không ai biết được là trong thời gian tới, nhà cầm quyền CSVN sẽ còn tung ra những đòn gì nữa để tiếp tục áp lực nặng nề lên anh Hồng Trung, và gia đình, thân nhân anh" Điều mà chúng ta có thể mạnh dạn nói lên ngay là, anh Hồng Trung đã xứng đáng với lời thề khi gia nhập Đảng Vì Dân, là:

1. Luôn đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết.

2. Luôn gắng chăm lo người nghèo khó, thế cô.

3. Luôn sống hướng thiện, vị tha và liêm chính.

Nay anh đang là một người tù lương tâm, chúng tôi chân tình gửi đến anh, Mục sư Hồng Trung, những đoá hồng mang ý nghĩa thương yêu và kính mến nhất. Chúng tôi xin mạn phép anh để được chia sẻ một phần nào quảng đường anh đã phụng sự, dù rất âm thầm như lời anh đã nói: “muốn được việc hơn là để nổi danh”, với những đồng bào Việt Nam ở khắp nơi. Chúng tôi đồng thời kính dâng tặng những đoá hồng thắm tươi đến nhị vị thân sinh của anh; đến chị Lê thị Nhung, người vợ đảm đang đang chia sẻ trách nhiệm gia đình trong những ngày anh xa vắng; và đến những người thân của anh ở Việt Nam.

Chúng tôi đồng kính tặng những cành hồng tinh khiết đến Linh mục Tađêô Nguyễn văn Lý đang bị quản chế giam giữ tại giáo xứ Bến Củi, và Linh mục Phêrô Phan văn Lợi, người đang chống chọi với những nghịch cảnh ở một nhà tù lớn của đất nước.

Chúng tôi cũng xin được gửi tặng những đoá hoa hồng quý mến đến Luật sư Nguyễn văn Đài, Luật sư Lê thị Công Nhân cùng Bác sĩ Lê Nguyên Sang, Ký giả Huỳnh Nguyên Đạo và toàn thể những chiến sĩ dân chủ đang bị giam cầm trong lao tù Cộng sản chỉ vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền và quyền được sống đúng nghĩa của người Việt Nam.

Trân trọng chia sẻ,

Radio Hoa-Mai (anhtrinh@hoamai.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.