Hôm nay,  

Độc Lập Và Độc Đảng

30/12/200600:00:00(Xem: 10360)

Độc Lập Và Độc Đảng

Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo. Sự xuất hiện công khai của đảng chính trị chân chính tại Việt Nam hiện nay là một đáp ứng đúng lúc cho thế hệ trẻ tham gia.

Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn bàn về nguyên tắc số 1 của đảng Dân Chủ XXI. Đó là "nước Việt Nam của người Việt Nam", hay nói cách khác, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền. Đó cũng là điều đã được quy định tại điều số 1 của Hiến pháp hiện hành.

Nước Việt Nam là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đất nước này không của riêng bất kì một tổ chức, tôn giáo hoặc thành phần nào. Điều 2 Hiến pháp quy định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân", điều này hoàn toàn đúng, nhưng lại thòng thêm "mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức". Khi đọc tới đây, hẳn những người Việt Nam không thuộc thành phần "nền tảng" sẽ cảm thấy chạnh lòng. Sự phân biệt đối xử ngay trong Hiến pháp như vậy là một trong những nguyên nhân lớn gây trở ngại cho việc đoàn kết dân tộc.

Xã hội nào cũng có nhiều thành phần, đảng phái, tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ có hơn 3 triệu đảng viên, trong khi dân số của Việt Nam hiện nay có hơn 83 triệu. Việc điều 4 Hiến pháp quy định đảng cộng sản mặc nhiên là đảng lãnh đạo hiển nhiên là sai phạm. Như vậy, đất nước Việt Nam là của riêng đảng Cộng sản, bản Hiến pháp được viết ra là vì quyền lợi của đảng Cộng sản, rõ ràng không phải vì lợi ích của hơn 80 triệu dân không phải là đảng viên đảng Cộng sản.

Việc chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước đã dẫn tới những hậu quả tai hại. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng độc quyền, lạm quyền, rồi tạo ra tham nhũng, lãng phí đang hoành hoành cả nước. Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), năm 2006, Việt Nam xếp hạng 111/163 quốc gia về mức độ tham nhũng. Chính thể chế độc đảng, độc tài đã dẫn đến tình trạng trên.

Tai hại hơn nữa, vấn đề độc đảng đã dẫn đến việc thi hành pháp luật tùy tiện, bắt người trái phép. Hiến pháp thì quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, thế nhưng trong chế độ độc đảng, Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, thì Quốc hội chỉ là một bộ phận thi hành mệnh lệnh của Đảng hơn là ra lệnh cho Đảng.

Nguyên Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương đã tuyên bố: "án dân sự xử sao cũng được". Ngành tư pháp không được hoạt động độc lập, phải chịu sự khống chế của một đảng duy nhất, như vậy làm sao có thể xử án công bằng, đặc biệt là khi phải xét xử những đảng viên cộng sản cấp cao! Biết bao vụ xử oan sai đã hãm hại biết bao dân lành. Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên tiếng với Nhà nước Việt Nam về tình trạng bắt người trái phép, trường hợp gần đây nhất là việc bắt giữ trái phép bà Bùi Kim Thành - một nữ luật sư của đảng Dân Chủ XXI trong bệnh viện tâm thần.

Chủ trương độc đảng là bội ước với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết. Đó là "Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền" và "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị". Hành động ngăn chặn báo chí tư nhân, ngăn cấm quyền tự do lập hội, hội họp, không tổ chức bầu cử tự do, công bằng đều đi ngược với chuẩn mực quốc tế và đạo lý xã hội. Là lãnh đạo của một quốc gia mà "nói một đằng làm một nẻo" thì làm sao thế giới nể phục, lòng dân làm sao yên"

Một điều khôi hài là chính điều 4 lại chống lại điều 3 ngay trong bản Hiến pháp hiện hành. Điều 3 Hiến pháp Việt Nam quy định "Nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ". Thế nhưng chỉ có một đảng được phép hoạt động, chỉ có một nhóm người được sinh hoạt chính trị công khai thì làm sao gọi là xã hội công bằng" Và có quốc gia dân chủ nào trên thế giới mà lại chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo. Do đó, chủ trương độc đảng không thể xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ". Và đã chủ trương độc đảng thì thay vì chống độc tài lại nuôi dưỡng độc tài, tạo ra bất công.

Thanh niên và trí thức Việt Nam rất ưu tư về việc đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiến pháp và pháp luật như thế. Rõ ràng thực tế xã hội không hề giống như trong điều 3 Hiến pháp quy định, mà Hiến pháp lại là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia! Lãnh đạo mà không tuân thủ Hiến pháp thì làm sao có thể xây dựng Nhà nước pháp quyền như đã hô hào" Làm sao xã hội có thể an dân khi giới cầm quyền không thực hiện đúng theo khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật""

Việc độc đảng là hành động vi phạm nghiêm trọng điều 3 Hiến pháp. Việc vi phạm Hiến pháp cần phải xử lý ngay, không thể từ từ. Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ tin rằng những vị đại biểu Quốc hội có tai, có mắt để nghe và thấy được sự việc này. Do đó, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội Việt Nam 2 yêu cầu sau:

1. Chấm dứt ngay tình trạng độc đảng đang vi phạm Hiến pháp. Và bắt đầu ngay công cuộc xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ" như đã quy định tại điều 3 Hiến pháp.

2. Khẩn trương tu chính Hiến pháp, viết lại hoặc bãi bỏ những điều vi phạm điều 3.

Đó là thông điệp mà Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội trước thềm năm mới 2007, năm mà toàn dân Việt Nam sẽ thực hiện quyền làm chủ của mình và thực thi nguyên tắc "nước Việt Nam của người Việt Nam", bằng việc tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Việt Nam là một quốc gia độc lập nhưng không thể độc đảng, vì độc đảng là sai phạm. Hiển nhiên, độc đảng là vi phạm pháp lý quốc gia, đạo lý xã hội và bội ước với công ước quốc tế. Nền độc lập của Việt Nam, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân chỉ có thể được bảo vệ trong một thể chế chính trị dân chủ, công bằng.

Nguyễn Tiến Trung - thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

Chú thích:

Nguyên tắc cơ bản của đảng Dân Chủ XXI:

1. Nước Việt Nam của người Việt Nam

2. Ý dân là nền tảng của quyền lực

3. Bình đẳng

4. Pháp trị

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đành rằng Hoa Kỳ là một cường quôc trên thế gới, nền ngoai giao rất đa đoan, phức tạp. Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ, nhưng dù sao, như lời tổng thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trước khi chia tay vào tháng 4-1975: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.)
Có lẽ nhằm mục đích để nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến Vietnam-War, và cũng để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Viêt-Mỹ, Rory Kennedy, nhà đạo diễn cũng là người sản xuất điện ảnh, đã bắt đầu cho trình chiếu cuốn phim “The Last Days In Vietnam” hôm 17-January-2014 trong dịp lễ hội Sundance Film Festival. Phim dài 98 phút do bà thực hiện dựa trên sử liệu phim ảnh về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam...
Trước thềm Đại hội 13 tình hình thực sự của chế độ XHCN đã được chuyên viên xác nhận chính thức như sau: “..đã xuất hiện ngày càng nhiều “nhóm lợi ích” tiêu cực, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý đất đai, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên. Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫn được coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ, phòng, chống tội phạm,... Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao, luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người còn tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.
Năm 2013, khi Tập Cận Bình nắm giữ hai chức vụ cao nhất trong đảng và chính quyền, với tham vọng lớn lao khi vạch ra cái bẫy “Nhất Đới Nhất Lộ”, nhằm thôn tính, quy về một mối từ kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc bỏ ra hàng nghìn tỷ Mỹ kim để ve vản, hối lộ quan chức thẩm quyền của các nước đồng lõa ký kết những dự án xây dựng. Bị sa vào bẫy nợ bao nhiêu, bị lệ thuộc vào Trung Cộng bấy nhiêu, từ thuê mướn trở thành đặc khu (lãnh địa của Trung Quốc) với 99 năm.
Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết. Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn. Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.
Nhưng vấn đề không đơn giản như họ nghĩ để buộc người miền Nam phải làm theo vì không còn lựa chọn nào khác. Trong 45 năm qua, ai cũng biết nhà nước CSVN đã đối xử kỳ thị và bất xứng với nhân dân miền Nam trên nhiều lĩnh vực. Từ công ăn việc làm đến bảo vệ sức khỏe, di trú và giáo dục, lý lịch cá nhân của người miền Nam đã bị “phanh thây xẻ thịt” đến 3 đời (Ông bà, cha mẹ, anh em) để moi xét, hạch hỏi và làm tiền.
Trong thực tế, một người tận mắt chứng kiến cảnh chiến xa CS chạy vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho người viết bài nầy rất rõ ràng và hoàn toàn khác với sách vở CS đã viết. Đó là giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Thành, hiện nay đang giảng dạy tại đại học Oslo, Na Uy (Norway).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.