Hôm nay,  

Đảng CSVN Xưng Tội Với Ai?

24/08/201200:00:00(Xem: 18564)
Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương đảng CSVN vừa hòan tất 16 ngày “kiểm điểm tự phê bình và phê bình” từ 12/7 đến 7/8/2012, nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo diễn cho đòan kịch 18 người “xưng tội” với nhau.

Theo tin chính thức, các bản kiểm điểm của 14 Ủy viên Bộ Chính trị (BCT) và 4 người thuộc Ban Bí thư (Ban này có 10 người nhưng 6 người cũng đồng thời là Ủy viên BCT) viết dài từ 10 đến 22 trang giấy, có người đã viết đi viết lại đến 3 hay 4 lần.

Tin này cũng nói tất cả mọi người đều phát biểu, ngắn nhất 30 phút và dài nhất là 2 giờ đồng hồ sau khi đã nghe Văn phòng Trung ương Đảng trình bày dự thảo Báo cáo kiểm điểm.

Nội dung kiểm điểm không được tiết lộ, nhưng tin của Báo điện tử Trung ương đảng viết: “Tháng 9, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ họp thông qua Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Bản tiếp thu giải trình..., đánh giá chính thức về kết quả kiểm điểm, xem xét việc kỷ luật (có hay không, đến mức nào đối với tập thể và cá nhân) để báo cáo với Trung ương.”

Nhưng cũng chưa chắc Báo cáo kiểm thảo lịch sử này sẽ được công bố đến tòan dân.

Tuy nhiên đây là đợt kiểm điểm chi tiết và quan trọng đầu tiên trong lịch sử 82 năm của đảng CSVN đã do Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương thực hiện.

Mụch đích của việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình

lần này là nhằm làm gương cho đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, trong quyết tâm thi hành Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI phổ biến ngày 16/1 (2012) nói về “Một số nội dung cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Đấy cũng là lý do Nguyễn Phú Trọng đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để “hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.”

Trọng nói: “Mục đích của hội nghị là trao đổi kinh nghiệm bước đầu đã đạt được trong quá trình chuẩn bị và các bước tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng để các tỉnh ủy, thành ủy và tương đương nghiên cứu, triển khai thực hiện theo đúng Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện nghị quyết đặc biệt quan trọng này.”

Tại sao ?

Bởi vì đảng CSVN bây giờ đã mất hết tín nhiệm trong nhân dân. Điều được gọi là mối liện hệ “máu thịt”giữa dân và đảng không còn nữa.

Ở nhiều nơi, đảng đã biến thành “kẻ thù của dân” và dân đã bị Nhà nước coi là “lực lượng thù địch của đảng”. Những vụ Nhà nước dùng Công an, Cảnh sát và thuê mướn cả Côn đồ, lực lượng Xã hội đen họat động ngòai vòng pháp luật để đàn áp dân trong việc cưỡng chế đất đai như ở Tiên Lãng (Hải Phòng),Văn Giang (Hưng Yên) và Vụ Bản (Nam Định) cho thấy giữa dân và nhà nước không còn có thể sống chung với nhau nữa.

Những vụ khiếu kiện đông người kéo về Trung ương, đến các Trụ sở đảng, Chính quyền địa phương đòi đền bù, chống bất công xã hội nổi lên khắp nơi là một bằng chứng đảng đã xa dân.

Tình hình đen tối đến độ đã có người dân phải xả thân tự thiêu cho đến chết như trường hợp Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ nhà báo tự do đang bị giam Tạ Phong Tần, qua đời ngày 30/7/2012 trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, vì không chịu nổi áp bức và thường xuyên khủng bố tinh thần của chính quyền nữa !

Thêm vào đó là tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng nay đã đến mức có thể làm cho đảng tan khiến khóa đảng XI này phải làm mọi việc để cứu đảng.

Ủy viên Bộ Chính trị Ngô Xuân Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói : “Phương châm của đợt sinh hoạt này là phòng ngừa, ngăn chặn, trị bệnh cứu người, giúp nhau cùng tiến bộ, vì sự trong sạch, vững mạnh của tập thể và từng cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, vì sự nghiệp chung của Đảng. Kiểm điểm để mỗi đồng chí, cả tập thể mạnh thêm và toàn Đảng mạnh thêm. Không làm được thì coi như đợt kiểm điểm này không đạt mục tiêu yêu cầu đặt ra.” (Báo điện tử Đảng, 14/08/2012)

Vì vậy, khi thực hiện cuộc kiểm điểm phê bình, tự phê bình, Nguyễn Phú Trọng cũng nói rằng: “Toàn Đảng đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, đang làm những công việc rất thiêng liêng và hệ trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất lớn đối với đất nước, dân tộc, đối với Đảng, chính vì thế phải phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm để làm tốt công việc này. Đây là thời điểm phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, vững vàng, thể hiện cho được bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản, của người đảng viên cộng sản chân chính của Đảng Cộng sản Việt Nam…”

Không ai biết chuyện Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương cho là “rất thiêng liêng và hệ trọng” có liên quan gì đến lằn ranh giữa “cái chết và sự sống” của đảng ra sao, nhưng chính Ban Chấp hành Trung ương đảng đã nói trong Nghị quyết 4 cuối năm 2011 rằng: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”


Nghị quyết cũng nói rõ nguyên nhân vì đã có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Vì vậy đảng phải tập trung làm 3 việc :

“Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”

Đó là lý do Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình riết ráo để làm gương, may ra có thể cứu nguy cho đảng khỏi tan rã.

Nhưng muốn thực hiện được Nghị quyết 4 thì ưu tiên phải chống được tham nhũng, trong đó vấn đề nan giải là phải giải quyết được tệ nạn “lợi ích nhóm”, tức quyền lợi của các phe phái trong nội bộ đảng, và phải quy rõ trách nhiệm và kỷ luật người đứng đầu có lỗi.

Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang đã nói rõ nếu không chống được tham nhũng trong nhiệm kỳ đảng XI này (đến năm 2016) thì coi như Nghị quyết 4 không thành công.

TỪ VINASHIN ĐẾN NGUYỄN TẤN DŨNG

Vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi kiểm điểm, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã thảo luận cả đến vấn đề làm ăn thua lỗ của các Doanh nghiệp Nhà nước, điển hình là Tập đòan Tầu thủy Vinashin và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Vinashin, theo một nguồn tin có thẩm quyền ở Việt Nam cho người viết bài này (Tác gỉa) biết rằng, tổng số tiền thua lỗ và nợ phải trả của Vinashin đã đuợc tổng cộng gần 100,000 tỷ đồng (không phải 1,000 tỷ đồng như vẫn thường nghe nói).

Riêng Vinalines thì chỉ riêng năm 2011 đã thất thu khỏang 500 Tỷ đồng. Tổng Thanh Tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã đề cập đến con số tiền thua lỗ của Vinalines là trên 300 ngàn tỷ đồng khi trả lời tại buổi họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/08/2012 .

Chủ tịch Vinalines là Dương Chí Dũng, khi bị phát giác làm ăn thua lỗ, đã bỏ trốn là đề tài đang gây tranh cãi ở Việt Nam giữa Quốc hội và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Nguyễn Tấn Dũng cũng đã yêu cầu Bộ Công An phãi tìm bắt cho bằng được Dương Chí Dũng để tìm ra manh mối.

Nhưng người có trách nhiệm về chính trị lớn nhất trong hai vụ Vinashin và Vinalines, cũng như đối với vấn đề nhân sự và điều hành các Doanh nghiệp Nhà nước lại là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn an vị vì Quốc hội không dám điều tra trách nhiệm của Thủ tướng khi Bộ Chính trị chưa “bật đèn xanh”!

Do đó, mọi người sẽ không ngạc nhiên nếu trong quyết định của Bộ Chính trị công bố vào tháng 9 tới đây sẽ có phần “phê bình” hay “nhận trách nhiệm” của Nguyễn Tấn Dũng trong kiểm điểm kết thúc ngày 07/08/2012.

Nhưng chuyện phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là chuyện “nước chảy qua cầu”, nên Tổng Thanh Tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã nhìn nhận với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/08/2012: “Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.”

Như vậy thì có hy vọng gì Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, nay đã được chuyển từ Nguyễn Tấn Dũng sang Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ thay đổi được bộ mặt của đảng, sau đợt kiểm điềm tự phê bình và phê bình?

Vì vậy rất ít người ở Việt Nam tin đảng sẽ thành công. Quyền lợi của các phe phái trong đảng, hay “lợi ích nhóm”, bây giờ đã chương phình ra trong bất kỳ lĩnh vực nào có thể làm ra tiền, dù to hay bé.

Hơn nữa cuộc kiểm điểm, dù có nghiêm chỉnh và thành thật mấy chăng nữa cũng chỉ là việc của “đảng nói, đảng làm với nhau” theo phương thức “vừa đá bóng vừa thổi còi” thì làm nên cơm cháo gì?

Do đó, vấn đề đặt ra cho đảng CSVN bây giờ là họ đã “xưng tội với ai”, trong khi nhân dân không được quyền tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn đảng ?

Nếu lãnh đạo đảng chỉ “xưng tội với nhau” thì có ai bảo đảm họ sẽ không “chín bỏ làm mười” vì tình đồng chí, đồng đội với nhau ?

Đảng có giỏi thì hãy làm ngược lại để cho dân thấy. -/-

Phạm Trần
(08/012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi sinh ra trong miền Nam, sau ngày thày u tôi di cư vào Nam năm 1954. Ngày còn bé chưa biết chiến tranh là gì. Đến năm 10 tuổi thấy đám tang ông chú họ với quan tài phủ cờ, nến lung linh, nghe nhiều tiếng khóc lóc thảm thương sao buồn quá. Chú là sĩ quan dù, chết trận ở Đồng Xoài. Thày tôi và bố chú đi nhận xác ở Tổng Y viện Cộng hoà. Nghe thày kể khi đi phải mang theo tỏi để lúc vào nhà xác đưa lên mũi khử mùi hôi. Nhiều xác chết, không biết chú nằm ở đâu, bố chú khấn nguyện “Con ơi! Nếu con chết thiêng thì ra dấu cho bố biết để nhận con”. Một xác người động đậy và đó là chú.
Đó là chỉ dấu nói lên yếu hèn thắp kém về tư tuỏng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng. Ông không hề ý thức đươc rằng cách đây 35 năm, Mikhail Gorbachew, TBT cuối cùng của nha nước vô sản Liên Xô, từ năm 1985, đã phải từ bỏ xã hôi chủ nghĩa (cộng sản), tái cấu trúc lại xã hội Liên Xô, mở cửa đất nước, theo đuổi chế độ Kinh Tế Thi trường tự do. Năm 1991, Boris Yeltsin, Tổng thống Nga đầu tiên dưới chế độ Liên Xô, đã mạnh dạn gạt bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa và đặt Đảng Công Sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật và cấm đảng này hoạt động trên đất Nga... Từ đó nước Nga mới, mới có cơ hội đứng lên phát triển kinh tế đã trở thành, chẳng những môt cường quóc về nguyên tử và Quân đội mà còn là một cường quốc về Kinh tế cho mãi đến tân hôm nay.
Ôi, tưởng gì chớ cái “tác phong chưng dép” thì bác vẫn “thao tác” đều đều – vô cùng thành thạo – ở khắp cả mọi nơi: Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác… (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013). Ngoài đôi dép, đôi môi của Bác cũng được bạn bè thế giới đặc biệt quan tâm và (vô cùng) quan ngại – theo như bản tường thuật của The Straits Times, số ra ngày 8 tháng 3 năm 1959: “Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt, 68 tuổi, đã bị bảo một cách thẳng thừng rằng phải ngưng việc hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng những điều dạy của Hồi giáo.”
“Cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nếu chỉ giới hạn trong lãnh thổ VN thì có thể tìm ngay ra thủ phạm: Chủ Nghĩa Toàn Trị và học thuyết Marx – Lenin! Vấn đề là không ít người Việt đang sống ở nước ngoài, chả có liên quan (hay ảnh hưởng chi nhiều) với cái chế độ thổ tả hiện hành mà vẫn sẵn sàng chửi nhau, hủy bạn bè vì những chuyện nhỏ (như con thỏ) như thường. Vì cái nước mình nó thế nên dân mình không thể khác được chăng?
Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã ghi lại trong tôi biết bao là kỷ niệm vui buồn từ khi tôi mới bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 1967 … Chính tại nơi đây, năm 1978, cũng vì khát khao hai chữ tự do, nên tôi đã liều mạng lôi cả gia đình xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài khơi vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng. Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “ấm ớ hội tề” là “thái độ không dứt khoát”. Đem nghĩa này gắn vào những tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng XIII, dự kiến diễn ra trong tháng 01 năm 2021, thì sẽ thấy vẫn chỉ là chuyện nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, hay chỉ nhằm tung hòa mù để hù họa nhau.
Báo chí trong nước hôm 12/5/2020 đưa tin Bộ Công an cho hay dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì "cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng". 45 năm qua dường như đảng Cộng sản Việt Nam chưa có được một ngày hòa bình, trong tâm trí họ xung quanh lúc nào cũng có những "thế lực thù địch" đe dọa sự tồn vong của thể chế. Câu chuyện "hòa hợp hòa giải dân tộc" đã được nói đến ngay từ khi Chiến tranh kết thúc năm 1975, nhưng đến nay nhà cầm quyền vẫn đề cao lịch sử của “bên thắng cuộc” và tiếp tục coi mọi tiếng nói khác biệt là thù địch.
Từ Bangkok, FB Trần Quang Đô hớn hở cho hay: “Ngân hàng hôm nay 5/5 đông kín người. Thiên hạ xếp hàng nhận 5000 baht, tương đương 250 đô la Úc, tiền hổ trợ người dân trong dịch Cúm Vũ Hán. Điện nước thì miễn phí trong ba tháng cho dân lao động.” Tôi cũng hay lui tới Thái Lan nên hoàn toàn không ngạc nhiên gì về chuyện này. Tuy mang tiếng là “quân phiệt” nhưng bọn tướng lãnh ở nước này “yếu xìu” hà, và hay “mị dân” bằng tiền lắm: tiền trợ cấp cho những người khuyết tật, tiền giúp đỡ cho kẻ neo đơn, hay ông già/bà lão … Họ tạo cho dân chúng Thái cái tâm lý ỷ lại, và hèn yếu. Bởi vậy dân Thái chưa bao giờ đánh thắng được một đế quốc to nào cả, đế quốc cỡ trung bình, hoặc nhỏ (xíu) cũng khỏi có dám luôn.
Thương thay tấm lòng người mẹ suốt 13 năm kiên trì kêu oan cho con. Tiếng kêu thấu trời xanh mà không thấu những “hình người, dạ thú”. Ngày 8 tháng 5 năm 2020, phiên tòa của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) tại Việt Nam, đã biểu quyết 100% đồng thuận của 17 ông thẩm phán, y án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Hải bằng cách giơ tay, trước ông xếp của họ là Chánh Án Nguyễn Hòa Bình! (Ai dám không giơ tay!) Đây là Phiên Tòa Nội Bộ, vì Luật Sư của bị cáo tuy được gọi vào nhưng khi chưa chính thức thảo luận gì thì đã được mời ra!
Trong những hình ảnh cuối tháng Tư 1975, tôi thấy nhiều bộ đội cụ Hồ đội nón cối hoặc nón tai bèo, mặc bộ quần áo lếch thếch, ngồi chồm hổm trên thảm cỏ hoặc trên thành mấy hồ nước trước dinh Độc Lập; nhóm bộ đội khác vóc nước từ hồ nước bằng hai bàn tay xương xẩu, đưa lên miệng uống rồi vóc thêm nước, rửa mặt; nhóm bộ đội khác nữa thì cởi đôi dép râu, thọc đôi chân còi cọc và dơ bẩn vào hồ nước để rửa chân? Nhiều hình chụp các anh bộ đội cụ Hồ trông rất “hồ hởi”, tay xách con gà, con vịt, trên vai gánh hai cái rương nhỏ, lưng mang ba lô, bên trên kèm theo một búp bê bằng nhựa. Tôi cũng thấy hình từng đoàn xe tải chở tủ lạnh/ TV/radio/bàn ghế/giường/tủ/xe gắng máy, v.v… – những hiện vật của miền Nam vừa được bộ đội cụ Hồ “giải phóng” – ồ ạc và liên tục chạy về Bắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.