Hôm nay,  

Ký sự Hành Trình Tìm Tự Do

29/10/201300:00:00(Xem: 6559)
Trùng Dương
(Ghi và chụp)

New Orleans, October 20, 2013 Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ Cho Phim Tài Liệu ‘Journey to Freedom of Vietnamese Americans’.

Ngày 20 tháng 10 vừa qua Hội Bảo tồn Lịch sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF), với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, hội đoàn địa phương, và đặc biệt của hai Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam và Thánh Agnê Lê Thị Thành, Trung tâm Phật Giáo Vạn Hạnh và chùa Liên Hoa, đã tổ chức một buổi sinh hoạt gồm triển lãm những thành quả hội đã thực hiện được trong gần 10 năm qua từ ngày thành lập, bên cạnh phần văn nghệ, dạ tiệc và đồng thời gây quỹ để thực hiện bộ phim “ Hành Trình Đi Tìm Tự Do Của Người Việt Tại Mỹ - Journey To Freedom of Vietnamese Americans” về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975.

Buổi sinh hoạt diễn ra tại nhà hàng Crystal Palace trên đường Chef Menteur ở New Orleans East do Linh mục Michael Nguyễn Hoàng Nam và Ký giả Nguyễn Khanh của đài Radio Free Asia điều khiển, với phần văn nghệ do các ca sĩ Nguyên Khang, Thái Hà, Nguyễn Hồng Nhung và Ngọc Long từ xa tới, Vũ Quang và Bích Thủy và ban nhạc Tuổi Xanh tại New Orleans phụ trách.

Phát biểu về bộ phim “Journey to Freedom, hội trưởng VAHF, Triều Giang Nancy Bùi, cho biết“Hành Trình Đi Tìm Tự Do” là “bộ phim về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975 của những người chọn tự do thay vì sự áp bức, phải rời bỏ quê cha đất tổ ra đi để tìm một đời sống tốt đẹp hơn với đầy đủ nhân phẩm. Phim sẽ nói lên việc cuộc chiến Việt Nam đã xé nát đời họ, gia đình họ và quê hương họ như thế nào; tại sao họ phải rời bỏ quê hương để ra đi và chuyến đi tìm tự do ấy đã diễn ra như thế nào; làm thế nào họ đã thích nghi với đời sống mới và đã đóng góp cho quê hương thứ hai này những gì; và còn những thách thức nào họ phải đương đầu trong cái gọi là ‘melting pot’ này.”
hanh-trinh-by-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Bộ phim, cùng với các bộ sưu tập mà VAHF đã hoàn tất, nhằm nói lên lịch sử chính thống của người Việt tại Mỹ và lý do họ phải ra đi đến đây, một lịch sử mà chế độ Hànội đã cố tình bóp méo xuyên tạc hoặc tảng lờ, phản ảnh bởi nhiều sách vở phim ảnh phát hành tại Hoa Kỳ và đã len lỏi vào các học đường mà thế hệ con em chúng ta đã và đang phải học. Điển hình, Triều Giang nói, là cuốn sách giáo khoa “Vision of America – A History of the United States” xuất bản năm 2009 và tái bản năm 2012, do một nhóm giáo sư đại học soạn và hiện đang được dùng để giảng dậy ở bậc đại học.

Bộ sách giáo khoa này gồm hai tập với tổng cộng trên 1,000 trang, do nhà xuất bản Pearson ấn hành, trong đó phần nói về chiến tranh Việt Nam đã ca tụng Hồ Chí Minh như “cha già đáng yêu và thông thái”, là người “phản ánh các giá trị của Khổng Tử như lòng hiếu thảo đối với người sống cũng như đã chết, và xử sự nhân hậu đối với tha nhân”. Triều Giang cho biết theo các tác giả “Vision of America” thì Hồ Chí Minh là người đã từ bỏ nếp sống vật chất tiện nghi để hoà mình với người dân sống đời đơn giản, và đã, qua hai chiến thắng đối với Pháp và sau này Mỹ, giành lại được tự do và độc lập cho Việt Nam. Đây là điều người Việt tị nạn của cả hai kỳ di cư 1954 và 1975 không thể chấp nhận vì họ biết tại sao họ đã phải lìa bỏ quê cha đất tổ, nhà cửa, ruộng vườn, bất chấp hiểm nguy chết chóc để ra đi tìm sự sống.


Được biết Hội đã mời được chuyên viên viết truyện phim Elizabeth Orr và nhà diễn giải tên tuổi Peter Coyte giúp dẫn giải cho bộ phim “Journey to Freedom”. Bà Orr nguyên là bỉnh bút của nhật báo San Jose Mercury News và đã từng cộng tác viết truyện phim cho nhiều phim, trong đó có Walt Disney Studios/Don Bluth Productions. Ông Coyte từng xuất hiện trong nhiều phim, trong đó có “E.T. the Extra-Terrestial” của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, và đã dẫn giải cho nhiều phim, trong đó có bộ phim tài liệu “Prohibition” và “Dust Bowl” của nhà làm phim tài liệu tên tuổi Ken Burns.
hanh-trinh-a-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Cho tới nay, VAHF đã và đang hoàn tất ba bộ sưu tập về lịch sử của người Việt tị nạn, gồm có 1) Bộ Sưu tập về Đợt Di Dân 1975 gồm hình ảnh, phim liệu và bài báo mà chính quyền, trường đại học và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Guam đã thu lượm và trao lại cho hội VAHF vào năm 2006; 2) Bộ Sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do hội Families of Vietnamese Political Prisoners Association trao tặng, gồm tài liệu về hơn 300,000 cựu tù nhân (HO) và thân nhân họ và cuộc di tản tới Hoa Kỳ, hiện lưu trữ tại và đang được vi tính hoá (digitization) bởi Vietnam Center thuộc trường Đại học Tech Texas, Lubbock, TX; và 3) Bộ 500 Lịch sử Truyền khẩu gồm trên 500 cuộc phỏng vấn các nhân chứng sống về kinh nghiệm Việt Nam của họ, hiện đang được các trường đại học Austin, Houston, Rice ở Texas và University of California, Irvine chuyển băng và phiên dịch. Bộ sưu tầm 500 Lịch sử Truyền khẩu này là kết quả của sáu chuyến đi vòng quanh nước Mỹ trong hai năm trời của các phái đoàn phỏng vấn VAHF gồm toàn tình nguyện viên, hoàn tất nhờ 60,000 Mỹ kim do Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) gây quỹ được và tặng cho hội, bên cạnh sự đóng góp của đồng hương khắp nơi.

Chương trình “Hành Trình Tìm Tự Do New Orleans” đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, hào hứng, với sự tiếp tay đầy thiện chí của nhiều anh chị em tình nguyện tại địa phương. Tổng kết số thu được, Triều Giang cho biết, là 41,750 Mỹ kim. Sau khi trừ chi phí, số tiền còn lại khoảng 20,000 Mỹ kim sẽ được dùng “cho việc hoàn thành phim tài liệu ‘Hành Trình Tìm Tự Do’ để ghi lại cho con cháu bằng hình ảnh về nỗi thống khổ của cha ông qua hai lần liều chết đi tìm tự do để các em có đời sống tốt đẹp hôm nay.” Chị ngỏ lời “chân thành cám ơn quý hội đoàn, quý ông bà và anh chị thiện nguyện viên đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ trong việc tổ chức được tốt đẹp.”...

Muốn tìm hiểu thêm về Hội VAHF, một tổ chức vô vị lợi, xin liên lạc: Địa chỉ bưu điện: VAHF, P.O. Box 29534, Austin, TX 78755; E-mail: [email protected]; Web site: http://www.vietnameseamerican.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nước Úc đã bước vào tiết Thu, khí trời lạnh, những chiếc lá đang đổi sang màu, cơn mưa đầu mùa làm lòng người se lại. Nhận tin báo từ quê nhà Thầy đã viên tịch, lòng con đau nhói vì không về được để đảnh lễ Kim Quan nhục thân Thầy, thọ tang Ân Sư Giáo Dưỡng. Nơi phương trời viễn xứ, con hướng về ngôi Chùa Bình An, Giác Linh Đài tâm tang thọ phục.
Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào - đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.
Nước tìm chỗ trũng thì tiền cũng biết chạy vòng quanh thế giới kiếm lời. Thị trường nhà đất ở Nhật bị sụp vào đầu thập niên 1990 nên tiền chạy sang Đông Nam Á và Đông Âu tìm các con rồng sắp cất cánh. Khi Đông Á và Đông Âu bị khủng hoảng vào cuối thập niên 1990 tiền lại đổ vào Mỹ và Nam Âu bơm thành hai bong bóng địa ốc rồi vỡ tung năm 2007 (Mỹ) và 2010 (Nam Âu).
Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát
Thới gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng dần qua như nước chảy mây bay, sóng sau đè sóng trước, từng thế hệ lần lượt nối tiếp nhau. Ba chẳng mấy chốc giờ đã lên nội, ngoại. Tóc ba đã bạc trắng mái đầu, mỏi gối chồn chân… Thương ba nhưng đành chịu thôi, quy luật sinh – lão – bệnh – tử có chừa ai đâu!
Khi vừa nhận chức, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu rằng dân chúng Mỹ sẽ có thể tụ họp ăn mừng Lễ Độc lập 4/7 trong hè sắp tới. Điều đó chắc sẽ xảy ra vì còn một tháng nữa là đến ngày 4/7, trong khi tiểu bang California là nơi đã có những giới hạn khắc khe nhất nước trong việc phòng chống Covid thì cũng đang mở cửa ra. Nhiều trường phổ thông và đại học đang tổ chức lễ tốt nghiệp, trong giãn cách xã hội và giới hạn khách tham dự là dấu hiệu đáng mừng cho sinh viên học sinh. Giờ N sắp điểm với Covid-19 ở California. Chiến thắng cơn đại dịch trên nước Mỹ cũng đã thật gần.
Nhưng ngặt nổi, cả 3 Văn kiện Cương lĩnh, Điều lệ đảng và Hiến pháp đều tập trung vào một mục tiêu là bảo vệ tuyệt đối quyền cai trị độc tôn và độc tài cho đảng. Cho nên, khi tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của cán bộ đảng vẫn “tưng bừng hoa lá cành” đe dọa vị trí cầm quyền của đảng và sự sống còn của chế độ thì “bảo vệ nội bộ” cũng chính là giữ cho đảng khỏi vỡ từ trong lòng Chế độ.
Tuần này đã mang đến một sự thay đổi đầy ngạc nhiên trong cuộc tranh luận về dịch Covid. Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp ra lệnh cho giới tình báo Hoa Kỳ tái xét cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Lệnh xảy ra sau khi Avril Haines, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, thừa nhận là chúng ta không kết luận được căn bệnh khởi phát như thế nào.
Một số người cho rằng việc điều tra hình sự tổ chức Trump Organization là một vụ án chính trị hay để trả thù thì có thể biết thêm rằng, thủ tục tố tụng hay Đại Bồi Thẩm Đoàn theo hiến định nói riêng là nhằm để bảo vệ cho người dân được đối xử công bằng, không bị tấn công vì mục đích riêng tư hay chính trị. Vì trong quá trình điều tra và xem xét hồ sơ do các công tố viên cung cấp, Đại BTĐ cũng có thể đưa ra quyết định là không đủ bằng chứng thuyết phục để truy tố.
Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.