Hôm nay,  

Ký sự Hành Trình Tìm Tự Do

29/10/201300:00:00(Xem: 6572)
Trùng Dương
(Ghi và chụp)

New Orleans, October 20, 2013 Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ Cho Phim Tài Liệu ‘Journey to Freedom of Vietnamese Americans’.

Ngày 20 tháng 10 vừa qua Hội Bảo tồn Lịch sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF), với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể, hội đoàn địa phương, và đặc biệt của hai Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam và Thánh Agnê Lê Thị Thành, Trung tâm Phật Giáo Vạn Hạnh và chùa Liên Hoa, đã tổ chức một buổi sinh hoạt gồm triển lãm những thành quả hội đã thực hiện được trong gần 10 năm qua từ ngày thành lập, bên cạnh phần văn nghệ, dạ tiệc và đồng thời gây quỹ để thực hiện bộ phim “ Hành Trình Đi Tìm Tự Do Của Người Việt Tại Mỹ - Journey To Freedom of Vietnamese Americans” về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975.

Buổi sinh hoạt diễn ra tại nhà hàng Crystal Palace trên đường Chef Menteur ở New Orleans East do Linh mục Michael Nguyễn Hoàng Nam và Ký giả Nguyễn Khanh của đài Radio Free Asia điều khiển, với phần văn nghệ do các ca sĩ Nguyên Khang, Thái Hà, Nguyễn Hồng Nhung và Ngọc Long từ xa tới, Vũ Quang và Bích Thủy và ban nhạc Tuổi Xanh tại New Orleans phụ trách.

Phát biểu về bộ phim “Journey to Freedom, hội trưởng VAHF, Triều Giang Nancy Bùi, cho biết“Hành Trình Đi Tìm Tự Do” là “bộ phim về hai cuộc di cư vĩ đại 1954 và 1975 của những người chọn tự do thay vì sự áp bức, phải rời bỏ quê cha đất tổ ra đi để tìm một đời sống tốt đẹp hơn với đầy đủ nhân phẩm. Phim sẽ nói lên việc cuộc chiến Việt Nam đã xé nát đời họ, gia đình họ và quê hương họ như thế nào; tại sao họ phải rời bỏ quê hương để ra đi và chuyến đi tìm tự do ấy đã diễn ra như thế nào; làm thế nào họ đã thích nghi với đời sống mới và đã đóng góp cho quê hương thứ hai này những gì; và còn những thách thức nào họ phải đương đầu trong cái gọi là ‘melting pot’ này.”
hanh-trinh-by-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Bộ phim, cùng với các bộ sưu tập mà VAHF đã hoàn tất, nhằm nói lên lịch sử chính thống của người Việt tại Mỹ và lý do họ phải ra đi đến đây, một lịch sử mà chế độ Hànội đã cố tình bóp méo xuyên tạc hoặc tảng lờ, phản ảnh bởi nhiều sách vở phim ảnh phát hành tại Hoa Kỳ và đã len lỏi vào các học đường mà thế hệ con em chúng ta đã và đang phải học. Điển hình, Triều Giang nói, là cuốn sách giáo khoa “Vision of America – A History of the United States” xuất bản năm 2009 và tái bản năm 2012, do một nhóm giáo sư đại học soạn và hiện đang được dùng để giảng dậy ở bậc đại học.

Bộ sách giáo khoa này gồm hai tập với tổng cộng trên 1,000 trang, do nhà xuất bản Pearson ấn hành, trong đó phần nói về chiến tranh Việt Nam đã ca tụng Hồ Chí Minh như “cha già đáng yêu và thông thái”, là người “phản ánh các giá trị của Khổng Tử như lòng hiếu thảo đối với người sống cũng như đã chết, và xử sự nhân hậu đối với tha nhân”. Triều Giang cho biết theo các tác giả “Vision of America” thì Hồ Chí Minh là người đã từ bỏ nếp sống vật chất tiện nghi để hoà mình với người dân sống đời đơn giản, và đã, qua hai chiến thắng đối với Pháp và sau này Mỹ, giành lại được tự do và độc lập cho Việt Nam. Đây là điều người Việt tị nạn của cả hai kỳ di cư 1954 và 1975 không thể chấp nhận vì họ biết tại sao họ đã phải lìa bỏ quê cha đất tổ, nhà cửa, ruộng vườn, bất chấp hiểm nguy chết chóc để ra đi tìm sự sống.


Được biết Hội đã mời được chuyên viên viết truyện phim Elizabeth Orr và nhà diễn giải tên tuổi Peter Coyte giúp dẫn giải cho bộ phim “Journey to Freedom”. Bà Orr nguyên là bỉnh bút của nhật báo San Jose Mercury News và đã từng cộng tác viết truyện phim cho nhiều phim, trong đó có Walt Disney Studios/Don Bluth Productions. Ông Coyte từng xuất hiện trong nhiều phim, trong đó có “E.T. the Extra-Terrestial” của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, và đã dẫn giải cho nhiều phim, trong đó có bộ phim tài liệu “Prohibition” và “Dust Bowl” của nhà làm phim tài liệu tên tuổi Ken Burns.
hanh-trinh-a-resized
Hình ảnh Triển Lãm, Văn Nghệ, Dạ Tiệc Gây Quỹ cho phim tài liệu này...

Cho tới nay, VAHF đã và đang hoàn tất ba bộ sưu tập về lịch sử của người Việt tị nạn, gồm có 1) Bộ Sưu tập về Đợt Di Dân 1975 gồm hình ảnh, phim liệu và bài báo mà chính quyền, trường đại học và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Guam đã thu lượm và trao lại cho hội VAHF vào năm 2006; 2) Bộ Sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do hội Families of Vietnamese Political Prisoners Association trao tặng, gồm tài liệu về hơn 300,000 cựu tù nhân (HO) và thân nhân họ và cuộc di tản tới Hoa Kỳ, hiện lưu trữ tại và đang được vi tính hoá (digitization) bởi Vietnam Center thuộc trường Đại học Tech Texas, Lubbock, TX; và 3) Bộ 500 Lịch sử Truyền khẩu gồm trên 500 cuộc phỏng vấn các nhân chứng sống về kinh nghiệm Việt Nam của họ, hiện đang được các trường đại học Austin, Houston, Rice ở Texas và University of California, Irvine chuyển băng và phiên dịch. Bộ sưu tầm 500 Lịch sử Truyền khẩu này là kết quả của sáu chuyến đi vòng quanh nước Mỹ trong hai năm trời của các phái đoàn phỏng vấn VAHF gồm toàn tình nguyện viên, hoàn tất nhờ 60,000 Mỹ kim do Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) gây quỹ được và tặng cho hội, bên cạnh sự đóng góp của đồng hương khắp nơi.

Chương trình “Hành Trình Tìm Tự Do New Orleans” đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, hào hứng, với sự tiếp tay đầy thiện chí của nhiều anh chị em tình nguyện tại địa phương. Tổng kết số thu được, Triều Giang cho biết, là 41,750 Mỹ kim. Sau khi trừ chi phí, số tiền còn lại khoảng 20,000 Mỹ kim sẽ được dùng “cho việc hoàn thành phim tài liệu ‘Hành Trình Tìm Tự Do’ để ghi lại cho con cháu bằng hình ảnh về nỗi thống khổ của cha ông qua hai lần liều chết đi tìm tự do để các em có đời sống tốt đẹp hôm nay.” Chị ngỏ lời “chân thành cám ơn quý hội đoàn, quý ông bà và anh chị thiện nguyện viên đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ trong việc tổ chức được tốt đẹp.”...

Muốn tìm hiểu thêm về Hội VAHF, một tổ chức vô vị lợi, xin liên lạc: Địa chỉ bưu điện: VAHF, P.O. Box 29534, Austin, TX 78755; E-mail: [email protected]; Web site: http://www.vietnameseamerican.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kính thưa mẹ, Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người.
Khoảng 4.500 người đã được phỏng vấn, trong đó có khoảng 700 người gốc Á. 49% những người được hỏi có nguồn gốc châu Á đã từng trải qua sự phân biệt chủng tộc trong đại dịch. Trong 62 phần trăm các trường hợp, đó là các cuộc tấn công bằng lời nói. Tuy nhiên, 11% cũng bị bạo hành thể xác (koerperliche Gewalt) như khạc nhổ, xô đẩy hoặc xịt (phun) thuốc khử trùng.
Nguyệt Quỳnh: Anh còn điều gì khác muốn chia sẻ thêm? Trịnh Bá Phương: Trong cuộc đấu tranh giữ đất, nhóm chúng tôi đã tham gia các phong trào khác như bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, tham gia biểu tình đòi tự do cho các nhà yêu nước, tham gia các phiên toà xét xử người yêu nước bị nhà nước cộng sản bắt giam tuỳ tiện. Và hướng về biển đông, chống sự bành trướng của Bắc Kinh khi đã cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Và mới đây là phản đối bè lũ bán nước đã đưa ra dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng.
Có một câu thần chú mới mà các nhân viên FBI đã khuyên tất cả chúng ta phải học thuộc và nên áp dụng trong thời đại này. Thời đại của cao trào xả súng đang diễn ra khắp nơi ở Hoa Kỳ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết hữu ích của nữ ký giả Alaa Elassar của đài CNN đang được đăng tải trên liên mạng. Cô đã nêu ra những lời khuyên rất cần thiết cho chúng ta, căn bản dựa trên những video clips huấn luyện và đào tạo nhân viên của FBI.
Since I arrived in the United States in “Black April” of 1975 (the Fall of Saigon) and had been resettled in Oklahoma City to date, I have had two opportunities to go back to schools. The first one I studied at Oklahoma City University (OCU) for 5 years and received my degree in 1981. Having to work during day time, I could only go to school in the evening.
Như vậy, từ hiện tượng đảng viên “quay lưng” lại với đảng đến chuyện dân bỏ mặc mọi việc cho nhà nước lo cho tới chuyện thanh niên, rường cột của Tổ quốc, cũng “khô đoàn” và “nhạt đảng” thì điều được gọi là “nền tảng Tư tưởng đảng” có còn gốc rễ gì không, hay trốc hết rồi?
Niềm vui trong Ngày Hội Ngộ, với đặc san được quý nương “khen” còn mấy ông già chồng chỉ gật gù “mầy giữ gìn sức khỏe để tiếp tục”. Tháng 5 năm 2020 và tháng 5 năm nay vì cái dịch Covod-19, không có cơ hội gặp nhau. Dù “ghét cay ghét đắng” mấy ông già chồng hành hạ “con dâu” nầy nhưng không được dịp hội ngộ với nhau, nhớ nhiều.
Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu.” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn. Con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Giáo hội xin tán thán tinh thần hộ đạo và tu đạo của quí Thiện nam Tín nữ trong hoàn cảnh tai ương đầy kinh hãi hiện nay. Tất cả năng lực và công đức lớn lao này của người đệ tử, chúng con xin dâng lên cúng dường đức Thế Tôn trong ngày Đản sinh. Hàng trăm ngàn trái tim, hàng vạn ngàn bàn tay siết chặt giữa những thương đau tràn ngập của nhân loại, chúng con nguyện quán chiếu thật sâu sự khổ nạn hiện nay để kiên nhẫn mà vượt qua.
Có lẽ cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ đều không mong muốn việc khơi mào cho một cuộc xung đột vũ trang, nhưng trước thái độ xác quyết của tổng thống Joe Biden, Trung Cộng hiểu rằng họ đang đối đầu với một đối thủ nguy hiểm gấp bội lần so với những năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.