Hôm nay,  

Viết Về Trật Tựï Viên Trong Laọ Tù CS

25/07/201800:00:00(Xem: 7165)
Buiphu/VBMN

 
Trong các trai tù cải tạo của CS trên toàn nước VN, CS đều áp dụng chánh sách dùng tù nhân để trị tù nhân, do đó chúng tìm mọi cách áp đặt, dụ dỗ cho đến mua chuộc những tù nhân,vì chịu đưng kham khổ không nổi, ham sống sợ chết, sẵn sàng tự nguyện hợp tác với CS, phản lại anh em, đâm sau lưng chiến hữu. Trong nhà tù, CS phân chia thành phần tù nhân để dễ quản lý như nhà trưởng, nhà phó, tiểu đội trưởng, tiểu đội phó. Ngoài ra CS còn tuyển lựa một số anh em tù làm Trật tự Viên và an-ten đểå chúng có thể kiểm soát mọi sinh hoạt cá nhân của tù nhân hàng ngày trong trại và quan trọng nhất là kiểm soát ngay cả tư tưởng anh em tù nhân hầu chúng có thể ngăn chăn kip thời những biến cố quan trọng không may có thể xẩy ra trong trại tù.nếu một khi có những tù nhân nào bất mãn, có ý định chống đối hay gây bạo động hoặc trốn trại hay có tư tưởng trốn trại Những thành phần được CS ưu tiên cho đi lại tư do trong trại, không phải đi lao động khổ sai như các tù nhân anh em khác, điểm đặc biệt hơn hết là CS lại ban phát cho các tù nhân này được ưu tiên thăm nuôi 24./24 giờ với chính vợ con của mình. Cho nên có những anh em tù nhân vì chịu đựng kham khổ không nổi, sẵn sàng cộng tác với CS để đầy đọa anh em bạn tù. Điều đáng sỉ nhục và hổ thẹn nhất là CS đã lợi dụng tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con người giữa nam và nữ mà Thượng Đế đã ban phát cho loài người để sinh tồn làm phần thưởng mua chuộc đãi ngộ cho các tù nhân bất hạnh, khốn cùng...

Trại tù Gia Rây Xuân Lộc có 4 trật tự viên: Tên Muôn tự Sáu Muôn,một tên du đãng, thủ du thực nhà ở Biên Hòa, tên Hải Lông Ngực( vì hắn có chùm lông đen, đậm trước ngực), Tống Thành Thới tự Con kiến Càng vì có thân hình lực lưỡng cân đối khỏe mạnh đã từng dự thi lực sĩ đẹp trước đây, còn Lạc Nhơn Thu,tùng sư tại biệt Đoàn 222 thuộc khối Dã chiến BTL/CSQG đệ tam huyền đai, huấn luyện viên võ thuật ở Biệt Đoàn và Bộ tư lệnh CSQG/VNCH và 1 số An-ten  ẩn danh rất nguy hiểm. Được biết 2 trậït tự viên Tống Thành Thới và Lạc Nhơn Thu thì không có gì đáng nói và ít gây hận thù với anh em bạn tù vì 2 người này rất tế nhị, luôn biết điều phải trái mỗi khi anh em nào bạn tù nào không may vi phạm nội quy của trại như nấâu nướng linh tinh ngoài trời để cải thiện cuộc sống cá nhân. Thậtä vậy, khoảng năm 1989, khi 1 số sĩ quan cấp tá từ ngoài Bắc chuyển về Trại Tù Gia Rây Xuân Lộc Đồng Nai, mới đầu anh em tù nhân cấp tá đồng loạt đình công,và đưa ra yêu sách không chịu đi lao động, CS bèn cử 2 tên trật tự viên Tống Thành Thới và Lạc Nhơn Thu qua lán sĩ quan cấp Tá để trấn áp họ, nhưng khi tên Lạc Nhơn Thu bất ngờ gặp mặt người thày cũ ở khối huấn luyện BTLtrước đây với cấp bậc võ thuật đệ lục huyền đai, hắn là người có lương tri lại trọng tình nghĩa thày trò nên hắn kiếm cớ viện dẫn nhiều lý do hầu từ chối đàn áp theo chỉ thị của CS, do đó CS bèn áp dụng phươbg pháp khác bằng cách truy tìm bắt nguội người đứng đầu tổ chức và vô hiệu hóa những anh em chống đối nên cuối cùng các sĩ quan cấp tá cũng phải bị khuất phục, bất đắc dĩ nhẫn nhục đi lao đông cũng giống như những anh em tù nhân khác trong trại. Ngoài ra, CS lại luôn khuyến khích và hứa hẹn đủ điều với những thành phần công tác với chúng: các anh cố gắng làm tốt những công việc trại giao sẽ ưu tiên được CM xét tha cho về sơm đoàn tụ với gia đình cũng như ưu tiên được phép thăm 24/24 với vợ thân yêu của mình nên những kẻ vì tham vọng quyền lợi cá nhân, sẵn sàng cộng tác với CS, phản bội lại anh em, không từ nan đâm sau lưng chiến hữu với bất cứ giá nào.

Điển hình 2 tên Trật tự viên 6 Muôn và Hải lông ngực là 2 kẻ mất lương tri, đã bán rẻ linh hồn cho CS, chúng đã gây nên biết bao điềâu phiền phức và ân oán với anh em bạn tù, chúng cứ tưởng rằng nếu chúng nhiệt tình hăng say với công việc CS giao phó, chúng sẽ được CS cứu xét cho về trước sớm hơn các anh em bạn tù khác do CSõ từng hứa hẹn nhưng chúng đã lầm vì đôi khi chúng lại về sau những anh em bạn tù khác tùy theo tộïi trạng của mỗi người mà CS đã ấn định trước. Thật đúng câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi còn sanh tiền: Đừng có nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.”

Được biết tên 6 Muôn, sau khi được CS tha về định cư nơi quê quán tại Biên Hòa, dường như hắn cũng lường trươc được những hậu quả mà hắn đã gây ra trước đây trong lao tù CS với các anh em bạn tủ nên hắn rất hạn chế và luôn né tránh tiếp xúc mọi người, nhưng hắn đã lầm, vì một số anh em bạn tù về trước nghe tin hắn được CS thả về, họ đã nhanh chóng chiếu cố tìm hắn để giải quyết ân oán giang hồ cá nhân, nhưng hắn đã nhanh chân lẩn tránh nên mọi việc đáng tiếc đã không xẩy ra.

Còn tên Hải lông ngực, sau khi CS tha về, cũng tìm đường vượt biên đến được đảo Bidon Thái Lan, nhưng bất hạnh cho hắn đã gặp ngay một chiến hữu bạn tù ở cùng trại Gia Ray Xuân Lộc được CS tha về đã vượt biên trước hắn,lại là thành viên trong Ban thanh lọc, nên khi tên Hải lông ngực được kêu lên phỏng vấn, hắn hết đường chối cãi và đã thú nhận mọi tội ác mà hắn đã đối xử tàn nhẫn với anh em bạn tù khi cộng tác với CS trong lao tù. Ban thanh lọc không ngần ngại quyết định cách ly tên Hải lông ngực qua một trại riêng biệt để tránh việc trả thù của những anh em tù vượt biên khác khi biết được việc hắn cộng tác với CS đầy đọa anh em trong lao tù mà hắn còn bị Phái Đoàn thanh lọc từ chối không cho được định cư tại nước Mỹ, và nghe nói hắn chỉ được may mắn định cư ở một nước thứ ba như Canada, Úc, Pháp, v..v…

Ngoai ra cũng có tên trật tư hiên ngang đi theo diện HO và được nhập cư tại Hoa Kỳ dù hắn cố tình sống ẩn danh, hạn chế sinh hoạt, tụ tập nơi đông người, tránh né như chim bị đạn nhưng một khi bị anh em tù chung nhận diện phát hiện điểm mặt đích danh thì hắn cũng bị Cộng đồng tỵ nạn cách ly, phê phán gắt gao và không cho đứng chung cùng chiến tuyến trong mọi sinh hoạït của Cộng Đồng tỵ nạn.

Nội bật nhất là tên Trật tự Bùi Đình Thi, nổi tiếng tàn ác và gây nên nhiều tội ác, tra tấn đến mất mạng với chiến hữu bạn tù vượt trại là cựu Dân biểu Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn đã được Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, một nhân chứng còn sống sót sau những trân đòn điên cuồng khát máu của Bùi Đình Thi dã diễn trình đầy đủ trong một tập chuyện kể rõ nội vu: “Một vấn đề của lương tâm” đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí Việt ở một số Tiểu Bang trên nước Mỹ không ai không biết đến nỗi Tòa Án Di Trú San Pedro Califonia sau khi nhận được đơn tố cáo với chứng cớ đầy đủ về tội ác của hắên, nên đã ban hành lệnh tống xuất hắn về VN vào khoảng tháng 4./2004 trong khi chờ thỏa hiệp của 2 chinh phủ VN và Hoa Kỳ, sau đó hắn được đưa đến giam giữ tại trại tạm giam của cơ quan di trú trên quần đảo Marshall ( Republic of the Marshall Islands) và cũng bất hạnh cho hắn trong khi hắn chưa kịp về chầu quê cha đất tổ thì thần chết đã không buông tha hắn và đã mang sinh mạng hắn về bên kia thế giới làm bạn với quỷ thần. Thật đúng câu:” Ác giả, ác báo” không sai.

Tóm lại, trong những lúc khốn cùng, bản chất của con người đều lộ rõ rệt nhất nếu người đó vì quyền lợi và tham vọng cá nhân, lại chịu đựng kham khổ không nổi, sẵn sàng bán rẻ lương tâm cộng tác với CS, phản bội lại anh em, đâm sau lưng chiến hữu của mình như đã từng xây ra trong các lao tù CS.

Nói đến tù nhân cải tạo bất đắc dĩ, không bản án là nói đến chuyện dài nhiều tập trong lao tù CS không bao giờ chấm dứt vì một khi con người bị tước đoạt mất hết mọi quyền tự do tư tưởng cá nhân, lại phải gánh chịu mọi điều  đắng cay, tủi nhục không sao kể siết, như vậy cuộc đời thật còn gì thấm thía và tràn đầy ý nghĩa hơn như trong tục ngữ  Cổ nhân thường nói: “Nhật nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.”

BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi sinh ra trong một cái xóm rất nghèo, và (tất nhiên) rất đông trẻ nhỏ. Cùng lứa với tôi, có cả tá nhi đồng mà tên gọi đều bắt đầu bằng chữ út: Út lé, Út lác, Út lồi, Út lùn, Út hô, Út còi, Út ghẻ, Út mập, Út sún, Út sứt, Út méo, Út hô, Út đen, Út ruồi, Út xẹo, Út trọc … Cứ theo cách thấy mặt đặt tên như vậy, người ta có thể nhận dạng và biết được thứ tự của đứa bé trong gia đình mà khỏi phải giới thiệu (lôi thôi) kiểu cách, theo kiểu Âu Tây: – Còn đây là thằng út, nó tên là Út rỗ. Vùa lọt lòng thì cháu rơi ngay vào một cái … thùng đinh! Riêng trường hợp của tôi thì hơi (bị) khác. Tôi tên Út khùng. Lý do: khi mới chập chững biết đi, tôi té giếng. Khi tìm ra con, nắm tóc kéo lên, thấy thằng nhỏ mặt mày tím ngắt, chân tay xụi lơ, bụng chương xình, má tôi chỉ kêu lên được một tiếng “rồi” và lăn ra bất tỉnh.
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Hoa phượng được Nhất Tuấn gọi là hoa học trò vì thuở đó hầu như ngôi trường nào cũng trồng cây phượng trong sân trường. Khi phượng đơm hoa báo hiệu cho mùa Hè cũng là thời điểm chia tay sau niên học. Để lưu niệm, nữ sinh đóng tập Lưu Bút giấy pelure xen kẽ các sắc màu, trông thật nhã, ghi cảm nghĩ cho nhau… Ở lớp Đệ Tứ, không còn học chung nhau vì lên lớp Đệ Tam theo ban A, B, C và lớp Đệ Nhất là thời điểm chia tay vĩnh viễn, tập Lưu Bút dày hơn, chia sẻ, tâm tình… của tuổi học trò. Hầu như nam sinh không có Lưu Bút, chỉ được xía phần, dù có tinh nghịch nhưng phải viết đứng đắn, lịch sự.
Trong chị Thanh chỉ có một tấm lòng, chứ tuyệt nhiên không có “những bức tường lòng” phân cách Bắc/Trung/Nam – như rất nhiều người Việt khác. Tình cảm của chị tinh khiết, trong veo, và tươi mát tựa như dòng nước của một con suối nhỏ – róc rách, len lách – khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu. Bởi thế, dù không biết chính xác chị được chôn cất nơi nao tôi vẫn tin rằng ở bất cứ đâu thì đất nước này cũng đều hân hoan ấp ủ hình hài của người thơ đa cảm, tài hoa, và chuân truyên nhất của dân tộc. Vĩnh biệt Nguyễn Thị Hoài Thanh. Em mong chị mãi mãi được an nghỉ trong an lành và thanh thản!
Đằng sau các cuộc biểu tình chống đối sự kỳ thị trong cái chết của George Floyd là các cuộc đập phá, phóng hoả, cướp và hôi của. Tại sao nó luôn xảy ra trong các cuộc bạo loạn. Đó là một câu hỏi nhức nhối và đau đớn đã làm phiền lòng không những người có mặt trong cuộc biểu tình mà của cả những người ngoài cuộc. Thấy được những cửa hàng thương mại, nhà thuốc, siêu thị, hệ thống bán lẻ bị đốt phá, cướp bóc tan hoang ai cũng đau lòng và phẫn uất, nhất là các chủ tiệm. Những bài phỏng vấn các tiểu thương cùng nhiều video Clip ghi lại những hình ảnh đập phá thu được ở các cửa tiệm thương mại đã làm tôi không ngăn được dòng nước mắt thương cảm cho họ. Các tiểu bang mới được mở cửa mấy ngày sau cơn đại dịch. Giới tiểu thương phải gánh chịu sự mất mát kinh tế trong vòng nửa năm qua, giờ họ lại bị phá sản bởi bao nhiêu vốn liếng tiêu tan trong phút giây. Họ khóc, con cái, gia đình họ khóc, họ chia sẻ nỗi uất hận tai bay hoạ gởi, rồi lại phải nai lưng ra quét dọn, gom góp những tan hoang đổ đi.
Một điều chắc chắn là Bắc Kinh không tranh đua làm cảnh sát quốc tế mà nhường vai trò này cho Hoa Kỳ phung phí tài sản và nhân lực trong các chiến trường Trung Đông, Trung Á và Bắc Phi. Trong khi đó Trung Quốc hưỡng lợi từ việc mua dầu hỏa, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bán hàng tiêu dùng cùng kế hoạch Vành Đai Con Đường. Về phương diện an ninh Bắc Kinh hiện muốn đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi Đông Thái Bình Dương để tạo một vòng đai an ninh vì khu vực này được xem thuộc ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc và là nơi có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Trên khía cạnh tài chánh Bắc Kinh tìm cách phối hợp với Nga, Trung Đông và cả Âu Châu để chấm dứt vai trò thống trị của đồng đô-la.
Vào cuối tuần qua, Tổng Thống Hoa Kỳ, Donald Trump đã phải tìm kiếm sự bảo vệ khỏi những người biểu tình trong hầm ngầm bên dưới Tòa Bạch Ốc. Nơi trú ẩn khét tiếng là gì? Chúng tôi giải thích nó ở đâu và được xây khi nào và cho mục đích gì. Hoa Kỳ đang trong tình trạng khẩn cấp. Không chỉ vì cuộc khủng hoảng corona, mà còn ngày càng tăng do các cuộc biểu tình dân sự sau khi người Mỹ gốc Phi George Floyd bị giết bởi một cảnh sát. Các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trên cả nước đã đạt tỷ lệ đến mức Tổng thống Donald Trump phải đi đến nơi an toàn trong một hầm ngầm vào thứ Sáu tuần trước. Một hầm ngầm? Nơi trú ẩn khét tiếng này là gì? Chính xác thì nó được dùng để làm gì? Được xây khi nào? Nó nằm ở đâu? Chúng tôi cung cấp câu trả lời cho những điều này và các câu hỏi khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.