Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc

18/04/202013:15:00(Xem: 5162)

Ngày 15/04/2020 , chỉ hai tuần sau khi cột mốc một triệu ca nhiễm trùng được ghi nhận, số lượng các trường hợp COVID-19 được báo cáo trên toàn thế giới đã vượt quá hai triệu, theo dữ liệu được tổng hợp bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland/USA.

Hoa Kỳ có nhiều trường hợp nhất - hơn 600.000 - tiếp theo là Tây Ban Nha và Ý.

Số người chết vì căn bệnh này cũng đã vượt qua 128.000 người trên toàn thế giới. Khoảng 24.000 người đã chết ở Mỹ, trong khi hơn 20.000 người đã chết ở Ý.

Đại dịch đã lan rộng đến hầu hết mọi nơi trên thế giới, chỉ có khoảng một chục quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa báo cáo các trường hợp. Phần lớn trong số này là các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.


I/   Đúng việc, đúng lúc cho TT Trump

Cũng cùng ngày này, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump ra quyết định tạm ngưng tài trợ cho WHO với lý do tổ chức này đã thất bại trong nhiệm vụ cơ bản khi đối phó với virus corona, đã quản lý sai lầm nghiêm trọng và đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19.  

Những lời buộc tội này thật ra chính bản thân TT Trump đang phải đối đầu trong quốc gia của ông, và ông đang tìm đủ mọi cách để chống chế khi tình hình COVID-19 bi đát tại Hoa Kỳ chỉ rõ ông đã thiếu kế hoạch và quản lý yếu kém khi đối đầu đại dịch: cách giải quyết của TT Trump là đưa WHO ra làm con dê tế thần, một tổ chức dễ bắt nạt hơn là Trung Hoa, có thể thẳng tay bóp chẹt để có dịp biểu dương sức mạnh của ông trước mắt cử tri bằng số tiền vài trăm triệu Mỹ kim tạm giữ lại không chịu đóng góp, dù đó là sự cam kết của Hoa Kỳ như mọi thành viên của WHO.

Thật ra ông Trump là tổng thống một nước đầy uy quyền, không cần phụ thuộc vào WHO để biết tin tức về COVID-19, và ông đã liên lạc trực tiếp bàn tình hình với chủ tịch Tập cận Bình, đã tuần tự đưa tin trong Twitter để chứng tỏ mình luôn luôn nắm vững tình hình:

Donald J. Trump@realDonaldTrump
Trung Quốc đã làm việc rất chăm chỉ để ngăn chặn coronavirus. Hoa Kỳ đánh giá rất cao những nỗ lực và minh bạch của họ. Tất cả sẽ kết thúc tốt. Đặc biệt, thay mặt nhân dân Mỹ, tôi muốn cảm ơn Chủ tịch Tập Cận Bình!

10:18 tối · 24 tháng 1 năm 2020
Donald J. Trump
@realDonaldTrump
Hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và những nước khác về sự bùng phát của coronavirus. Chỉ có 5 người ở Hoa Kỳ (bị nhiễm), tất cả đều hồi phục tốt.
11:04 tối · 30 tháng 1 năm 2020
Donald J. Trump@realDonaldTrump
Vừa có một cuộc trò chuyện dài và rất tốt qua điện thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ta mạnh mẽ, sắc sảo và tập trung sức lực vào việc lãnh đạo cuộc phản công coronavirus. Ông ta cảm thấy họ đang làm rất tốt, thậm chí xây dựng bệnh viện chỉ trong vài ngày. Không có gì là dễ dàng, nhưng ...
11:31 sáng · 7 tháng 2 năm 2020
Donald J. Trump@realDonaldTrump

.... ông ta sẽ thành công, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu ấm lên và virus hy vọng sẽ trở nên yếu hơn, và sau đó biến mất. Kỷ luật tuyệt vời đang diễn ra ở Trung Quốc, trong khi Chủ tịch Tập mạnh mẽ lãnh đạo những gì sẽ đưa tới thành công. Chúng ta đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để giúp đỡ!

Ngày 7 tháng 2Trả lời@realDonaldTrump

Donald J. Trump@realDonaldTrump
Vừa kết thúc một cuộc trò chuyện rất tốt với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đã thảo luận rất chi tiết về CoronaVirus đang tàn phá một phần lớn trên Hành tinh của chúng ta. Trung Quốc đã trải qua nhiều (khó khăn) và đã phát triển sự hiểu biết sâu rộng về Virus. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với nhau. Rất kính trọng!
6:19 sáng · 27 tháng 3 năm 2020


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fpbs.twimg.com%2Fprofile_images%2F874276197357596672%2FkUuht00m_x96.jpg&t=1587205861&ymreqid=b9ccd57e-f119-37b4-1c81-48009701a000&sig=WoM5GbFO_CzoLbanp9L6cw--~C


Donald J. Trump@realDonaldTrump


China has been working very hard to contain the Coronavirus. The United States greatly appreciates their efforts and transparency. It will all work out well. In particular, on behalf of the American People, I want to thank President Xi!

10:18 PM · Jan 24, 2020

Donald J. Trump@realDonaldTrump


Working closely with China and others on Coronavirus outbreak. Only 5 people in U.S., all in good recovery.

11:04 PM · Jan 30, 2020

Donald J. Trump@realDonaldTrump


Just had a long and very good conversation by phone with President Xi of China. He is strong, sharp and powerfully focused on leading the counterattack on the Coronavirus. He feels they are doing very well, even building hospitals in a matter of only days. Nothing is easy, but...

11:31 AM · Feb 7, 2020·

Donald J. Trump@realDonaldTrump


Feb 7 Replying to @realDonaldTrump

....he will be successful, especially as the weather starts to warm & the virus hopefully becomes weaker, and then gone. Great discipline is taking place in China, as President Xi strongly leads what will be a very successful operation. We are working closely with China to help!

Donald J. Trump@realDonaldTrump


Just finished a very good conversation with President Xi of China. Discussed in great detail the CoronaVirus that is ravaging large parts of our Planet. China has been through much & has developed a strong understanding of the Virus. We are working closely together. Much respect!

6:19 AM · Mar 27, 2020


TT Trump thực tình đã bàn tính, thương lượng những gì với chủ tịch Tập cận Bình? 

Khó hiểu là ngày 7 tháng 2, WHO đã cảnh báo về lượng thiết bị y khoa bảo hộ cá nhân (PPE) đang lâm vào cảnh thiếu hụt trên toàn thế giới thì cùng ngày hôm đó, chính quyền Trump tuyên bố gửi 17.8 tấn khẩu trang, áo choàng, máy trợ thở v.v... cho Trung Quốc.

Bên cạnh những tuyên bố nẩy lửa chống Trung Quốc cho cử tri Mỹ nghe, TT Trump không dấu diếm rất thán phục chủ tịch Tập cận Bình trong những tweet của mình. Sau cái tweet ngày 27/03 của tổng thống thì chuyến bay đầu tiên của dự án "Cầu Hàng Không" cất cánh từ Shangai đã hạ cánh tại sân bay JFKennedy ngày 29/03, mang theo 130.000 khẩu trang N95, gần 1,8 triệu khẩu trang y tế và đồ bảo hộ, hơn 10,3 triệu găng tay cùng hơn 70.000 nhiệt kế.

Nhà Trắng thông tin sẽ có khoảng 20 chuyến bay tương tự như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.


Hoa Kỳ là một nước dân chủ. TT Trump có thể đuổi nhân viên chính phủ khi họ lên tiếng nhắc nhở hay phê bình những hành động sai trái của ông có hại cho đất nước, ông có thể mắng đảng đối lập là loan tin lừa đảo (hoax) khi họ chỉ trích ông không nghe lời các chuyên gia cảnh báo tình trạng nguy ngập của dịch bệnh, nhưng tổng thống không thể ngăn cấm những chuyên gia Mỹ giữ vững đạo đức nghề nghiệp lên tiếng nói sự thật (như chế độ độc tài Tập cận Bình từng ngăn cấm BS Lý văn Lượng):

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, BS Patrice Harris, đã lên tiếng phê bình: Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất của thế kỷ, việc tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới là một bước nguy hiểm trong chiều hướng sai lầm và sẽ không làm cho việc đánh bại Covid-19 dễ dàng hơn.

https://thehill.com/policy/healthcare/492828-ama-trump-reconsider-dangerous-halting-who-funding

BS Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đã tuyên bố : Tổ chức WHO đã là một đối tác lâu dài và vẫn là một đối tác tuyệt vời . Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc bên nhau để đạt tới khả năng cao nhất hạn chế sự lây lan của bệnh tật và bảo vệ người dân Hoa Kỳ.

https://www.dailymail.co.uk/news/article-8221961/Donald-Trumps-CDC-director-contradicts-funding-freeze.html


(Còn tiếp) II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa cướp đất của người dân, vừa dâng đất cho Tàu Cộng. Việc cướp đất của người dân xảy ra một thời gian rất dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tạo ra một khối dân oan khổng lồ đầy căm hận. Đã có nhiều trường hợp người dân bị giết trong hành vi cướp đất. Về việc bán đất cho Tàu Cộng, hiện nay có 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất trọng yếu về chiến lược quốc gia, ở biên giới Việt Trung và vùng ven biển thuộc 22 tỉnh và thành phố.
Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc.
Lạ nhỉ! Sao một công dân của một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà lại làm đơn xin “vào lại trại cải tạo”, hả Giời? Mà hạnh phúc ở Việt Nam đâu có quá xa vời hay quá tầm tay với của bất cứ ai. Nó tràn lan khắp hang cùng ngõ hẹp và tràn ngập khắp mọi nhà mà. Nơi đất nước này, đã có lúc, hễ ra ngõ là gặp anh hùng. Còn bây giờ, cứ mở mắt ra là thấy ngay hạnh phúc:
Lễ 14-7 hay Quốc khánh hằng năm cử hành trọng thể vì nó tượng trưng sự thống nhứt dân tộc, lịch sử và những giá trị lớn của đất nước. Lễ được cử hành theo truyền thống bằng một cuộc diễn binh lớn trên đại lộ Champs-Élysée, trước Tổng thống, trước nhiều quan khách và đông đảo dân chúng đầy hào hứng. Vì ảnh hưởng đại dịch vũ hán, lễ 14-7 năm nay thay đổi, nhẹ về hình thức, tập trung vào ý nghĩa vinh danh đội ngũ y tế, dân sự và quân sự, đã tận tình vì thiên chức, quên mình trước nguy hiểm chết người, lao mình vào việc chữa bịnh dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm để cúu mạng người..
Theo kết quả do hãng Gallup khảo sát được công bố vào tháng 8/2018, có tới 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội. Bài viết trước “Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?” (Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội? - BBC News Tiếng Việt) đã giải thích hiện tượng nói trên. Đồng tiền còn có 2 mặt, nói chi một xã hội tự do và đa nguyên nhất thế giới như nước Mỹ, hôm nay xin tiếp tục giải thích về thành phần bảo thủ tại Mỹ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc dành làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như việc nước này mở chiến dịch đe dọa để kiểm soát. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp. Tuy nhiên ông Pompeo đã không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không thay đổi. Dù vậy, tuyên bố phổ biến chiều ngày 13/07 (2020) của Bộ Ngoại giao Mỹ được coi là cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm chống chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
-AFP ngày 1/7/2020: Trung Quốc ra lệnh cho chi nhánh của các hãng thông tấn như AP, UPI, CBS và NPR phải khai báo số lượng nhân viên, hoạt động tài chính cũng như tài sản mà họ có ở Trung Hoa. Đây là hảnh động trả đũa vì Hoa Thịnh Đốn đã ngăn cấm bốn cơ sở thông tin của họ tại Hoa Kỳ. -AP ngày 1/7/2020: Pháp loan báo họ sẽ không tham dự vào một chiến dịch hải quân của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Địa Trung Hải sau khi có sự căng thẳng về quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ vì cuộc xung đột tại Libya. Tổng Thống Pháp tuyên bố sẽ không tha thứ hành động can thiệp quân sự của Thổ vào đây và gọi sự can thiệp của Thổ là “tội phạm” còn Nga là mâu thuẫn. Hiện nay Thổ trợ giúp phe Tripoli không quân, vũ khí và đồng minh tham chiến đến từ Syria. Theo AFP ngày 8/7/2020, Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres nói rằng sự tham gia của quân ngoại bang với lính đánh thuê và vũ khí phức tạp là điều chưa từng thấy ở Libya.
Phần lớn nhân loại đều chưa đến Rome, và chắc cũng chả mấy ai rành rẽ về phong tục tập quán của xứ sở này. Tuy thế, nếu có dịp bước chân tới đây thì chắc tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến lời dậy của cổ nhân (“nhập gia tùy tục/đáo giang tùy khúc”) để ứng xử thích nghi, và hoà nhã với dân bản xứ.
Quốc gia nào cũng có nhà nước nên vai trò của chính quyền không thể tránh. Nhưng quả lắc khi nghiêng về nhà nước quá xa thì bóp nghẹt thị trường tự do còn khi chuyển sang tư nhân quá mức lại tạo ra bất ổn (khủng hoảng kinh tế) và hố sâu giàu nghèo. Một nghịch lý khác là khi xã hội xáo trộn, kinh tế suy trầm thì một bên là Mác Xít trỗi dậy, bên kia là Phát Xít nổi lên như xảy ra vào các thập niên 1930 hay 2010.
Trong cú sốc ban đầu do COVID-19 gây ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương ứng phó bằng những đợt bơm tiền mặt khổng lồ là chuyện có thể dễ hiểu. Nhưng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần lùi một bước và xem lại các hình thức kích hoạt nào thật sự cần thiết và nguy cơ nào gây nhiều hại hơn lợi. Các chính phủ trên khắp thế giới đang phản ứng mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng COVID-19 bằng cách ứng phó kết hợp về tài chính và tiền tệ, nó đã đạt tới 10% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, theo Cơ quan Kinh tế và Xã hội thuộc Liên Hiệp Quốc đánh giá tổng quát mới nhất, các biện pháp vực dậy này có thể không thúc đẩy cho tiêu dùng và đầu tư nhiều như các nhà hoạch định chính sách hy vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.