Hôm nay,  

Đảng CSVN, hãy soi mặt mình

01/11/202308:43:00(Xem: 3696)
Chính luận

vn court

Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật. Vì vậy, công tác “Bảo vệ chính trị nội bộ” và “kiểm soát quyền lực” đã được khẩn trương thi hành, trước thềm các Hội nghị chuẩn bị cho kỳ họp bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XIV (2026-2031), dự trù tháng 1 năm 2026.
    Về “Bảo vệ chính trị nội bộ”, báo của Trung ương đảng viết: “Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị, phá hoại tổ chức đảng từ trong nội bộ, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ, đảng viên của Đảng.”
    Về tầm quan trọng, bài viết lưu ý toàn đảng: “Bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ chức đảng và toàn thể đảng viên.” (báo Đảng CSVN, ngày 06/03/2018).
    Nhưng bảo vệ cái gì?
    “Trong tình hình hiện nay”, báo ĐCSVN cho biết, “nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; bảo vệ các nguyên tắc tổ chức đảng; bảo vệ tổ chức đảng và bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Xây dựng Đảng bộ Khối thật sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên là yếu tố tiên quyết để chủ động làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.”
    Nhưng “các thế lực thù địch” của đảng là những ai và từ đâu mà có? Chưa bào giờ đảng minh thị cho dân biết chúng từ đâu đến, hay ngay trong nội bộ đảng. Chỉ thấy báo đảng kêu gọi: “Nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời đấu tranh với những quan điểm trái với đường lối, nguyên tắc tổ chức của Đảng. Chuyển mạnh trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ sang nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay nảy sinh trong nội bộ Đảng như “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thoái hóa, biến chất, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên.”
    À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân.
    Nên biết tình trạng  suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng  lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên.
    Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải được đổi mới cả về nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy.”
    Tuy nhiên, bài báo không cho biết phải “đổi mới” như thế nào, nhưng đề ra 2 bước: “Cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường lối, chủ trương của công tác bảo vệ chính trị nội bộ; về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, về vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.”
    Ngoài ra, theo bài báo, cũng cần phải: “Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu, nhất là cấp ủy cơ sở trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.”
    Song song với những việc làm trên, báo đảng CSVN còn đề xướng: “Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên nói, viết và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng; tham ô, tham nhũng, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết trong Đảng. Ngăn chặn kịp thời âm mưu hình thành phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập.”
    Nhưng “âm mưu hình thành phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập” đã có từ bao giờ Công an đảng không tìm ra, hay đây chỉ là lời ”thả mồi bắt bóng” của Tuyên giáo đảng?
 
THAM NHŨNG QUYỀN LỰC

Bên cạnh vấn đề “chính trị nội bộ” lung tung, ông Trọng và đảng CSVN còn phải đối phó với tệ nạn tham nhũng và hối mại quyến thế trong hàng ngũ đảng viên, nhất là thành phần có trách nhiệm chống tham nhũng, tiêu cực và thi hành kỷ luật đảng. Nên biết, ông Nguyên Phú Trọng từng than phiền tại cuộc họp thông tin về kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày 20/01/2023 rằng: “ Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?"
    Theo báo VietnamNet,  ông Trọng còn cho biết: “Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" Thắc mắc của ông Trọng đã được trả lới trong “Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán”, ban hành ngày 27/10/2023.

    Quy định 131 của Bộ Chính trị cho thấy tình trạng “tham nhũng quyển lực” của những kẻ có chức, có quyền trong đảng không nhỏ. Nghiêm trọng hơn là nó đã xẩy ra gay trong dội ngũ những người làm “công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.”
    Đó là những hành động (nguyên văn):
    1. Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
    2. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra, kiểm toán.
    3. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng kiểm tra. 
    4. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
    5. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
    6. Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
    7. Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối tượng kiểm tra.
    8. Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng kiểm tra.
    9. Thoả thuận, đặt điều kiện với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
    10. Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.
    11. Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.    
    12. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích. 
    13. Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
    14. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán vượt thẩm quyền; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định. Cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
    15. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đối tượng kiểm tra. 
    16. Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra. 
    17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán không đúng bản chất sự việc.
    18. Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng kiểm tra có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
    19. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm. 
    20. Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan trong công tác; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đoàn.
    21. Không kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã được xác định là có cơ sở.
    22. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật.” 
    Với hàng trăm thứ tội lỗi và mánh khóe ăn cướp của dân như vậy thì đảng đã mục nát chưa? Đảng hãy soi mặt vào gương xem có còn tư cách gì để tiếp tục vênh váo rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, hay: “Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.”

– Phạm Trần

(10/023)



Ý kiến bạn đọc
01/11/202321:56:19
Khách
Cái gì được gọi là tư tưởng Hồ chí Minh???
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây. Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được.
Xét về cao độ thì Sơn Núi (Nguyễn Đức Sơn) ở thấp hơn nhiều bạn đồng nghiệp của mình – như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự… – xa lắc. Những nhân vật này đều có thời là biên tập viên của tạp chí Lang Biang, tờ báo (đã bị đóng cửa) này lấy tên theo vùng cao nguyên lâm Viên mà họ đang sinh sống. Đỉnh Lâm Viên, ở Đà Lạt, cao hơn hai ngàn mét lận. Từ đây, muốn leo lên trời (để đái, hay làm gì tùy thích) còn tiện hơn nhiều. Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
Giữa mùa đại dịch COVID-19, tại những buổi tường trình mỗi ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence không ngớt tiên đoán sự lớn mạnh vượt bực của kinh tế quốc gia Hoa Kỳ sau khi tình hình dịch tễ lắng đọng. Hai ông nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ hậu-COVID-19 sẽ tìm lại thế quân bằng sau những chao đảo khiếp hãi khiến cả 40 triệu nhân công thất nghiệp trong vòng vỏn vẹn ba tháng trời. Đầu tháng Sáu, hy vọng bắt đầu le lói khi guồng máy kinh tế rục rịch mở cửa lại, ai nấy trông đợi ánh sáng tỏa lớn cuối đường hầm.Tuy nhiên, mặc dù người ta có quyền hy vọng vào sự thịnh vượng chung, nhưng sự thật là đối với các thành phần ít may mắn hơn trong xã hội (vâng, phần đông trong đó là những sắc dân da màu thiểu số), khó khăn kinh tế gần như là một điều chắc chắn. Ai cũng tưởng sau khi COVID-19 giáng một đòn chí tử lên kinh tế Hoa Kỳ, thì khoảng cách chênh lệch giữa hai thành phần giàu-nghèo sẽ phần nào thu hẹp, nhưng oái oăm thay, mọi bằng chứng cho thấy sự khác biệt ấy
Do đó, chỉ khi nào người dân được quyền trực tiếp chọn Lãnh đạo qua bầu cử tự do, công bằng và dân chủ thì khi ấy những kẻ bất tài, có thành tích xấu, hay chỉ biết thu vét cho đầy túi tham, lợi ích nhóm hay làm tay sai cho Ngoại bang mới bị loại khỏi đội ngũ cầm quyền. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục chọn người theo thông lệ “đảng cử dân bầu” hay “đảng chọn, cán bộ bỏ phiếu” thì có trăm năm, nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học… Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do.
Thây xác trưng ra đó / Còn chưa đủ thối inh? / Mua chi thêm bầy ngựa / Cứt vung cả Ba Đình! - Trần Bang
Tôi sinh ra trong một cái xóm rất nghèo, và (tất nhiên) rất đông trẻ nhỏ. Cùng lứa với tôi, có cả tá nhi đồng mà tên gọi đều bắt đầu bằng chữ út: Út lé, Út lác, Út lồi, Út lùn, Út hô, Út còi, Út ghẻ, Út mập, Út sún, Út sứt, Út méo, Út hô, Út đen, Út ruồi, Út xẹo, Út trọc … Cứ theo cách thấy mặt đặt tên như vậy, người ta có thể nhận dạng và biết được thứ tự của đứa bé trong gia đình mà khỏi phải giới thiệu (lôi thôi) kiểu cách, theo kiểu Âu Tây: – Còn đây là thằng út, nó tên là Út rỗ. Vùa lọt lòng thì cháu rơi ngay vào một cái … thùng đinh! Riêng trường hợp của tôi thì hơi (bị) khác. Tôi tên Út khùng. Lý do: khi mới chập chững biết đi, tôi té giếng. Khi tìm ra con, nắm tóc kéo lên, thấy thằng nhỏ mặt mày tím ngắt, chân tay xụi lơ, bụng chương xình, má tôi chỉ kêu lên được một tiếng “rồi” và lăn ra bất tỉnh.
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.