Hôm nay,  

Khi Nào Lãnh Đạo Đảng CSVN Độc Lập Tư Duy

23/10/200700:00:00(Xem: 10257)

Khi 2213 đại biểu đảng CS Trung quốc tụ tập về Bắc Kinh để nghe Hồ Cẩm Đào chỉ đạo trong Đại hội Đảng lần thứ 17, thì dân Trung Quốc hầu như lại thơ ơ với những diển biến chính trị.

Với tựa đề “Khi lãnh đạo Cộng sản gặp nhau, là lúc uy tín họ lại càng xuống cấp”, phóng viên tờ International Herald Tribune nhận xét, biểu hiện của việc xuống dốc uy tín này có thể ghi nhận khi lắng nghe từ Nhân dân ở Thượng Hải.  Được hỏi họ nghĩ gì về các diễn biến chính trị tại Đại Hội Đảng CS Trung Quốc, kỹ sư David Yuan, 50 tuổi cho biết chẳng thèm quan tâm tới Đại hội Đảng vì chính trị đã không còn là thứ dành riêng cho Nhân dân Trung Quốc. Anh cho biết “ddời sống của chúng tôi như chiếc lá giữa dòng, chỉ cầu cho được trong nhờ đục chịu”.  Đối với Xu Gengsheng, chủ nhân một cơ sở thương mại tại Thượng Hải nhận xét “DDó là Đại hội của những kẻ giàu có nhờ làm ăn bất chính, bây giờ họ tìm cách hợp thức hoá các sở hửu bất hợp pháp qua những chính sách, nhất là về lãnh vực quyền sở hữu bất động sản”. 

Vừa qua, bí thư đảng Thượng Hải ông Chen Liangyu đã bị bắt vì can tội tham nhũng. Ông Chen biển thủ tiền từ qũy xã hội của thành phố. Không ở đâu tham nhũng bằng Thượng Hải, một cư dân ở đây nói “không bao giờ giải quyết được tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc. Độc đảng là vấn nạn vì còn ai ở trên đảng để hạn chế đảng. Tự do ngôn luận là khởi đầu để có thể giải quyết từng bước, vì nếu bạn có thể phê phán đảng viên đảng Cộng sản một cách công khai trên các cơ quan ngôn luận, tôi nghĩ rằng vài năm tới, tệ nạn có thể giảm bớt đáng kể.”

Feng Xiaoqi, cư dân tỉnh Hà Nam, bỏ nhà đi từ lúc 15 tuổi, hơn 12 năm làm việc trong kỹ nghệ xe. Hiện thường đi về giữa Quảng Đông và Thượng Hải phát biểu “Cuộc sống khá hơn hồi trước nhiều lắm. Tuy nhiên đừng có đụng đến vấn đề chính trị thì anh sẽ được yên thân”.  Đối với Zheng thì khác hơn, anh cho biết có lắng nghe bài nói chuyện của ông Hồ Cẩm Đào khi chiếu trên truyền hình, tuy nhiên anh nói “chúng tôi chỉ là những cá nhân ở bên lề, những hoạt động của Đảng CS Trung Quốc không còn là vấn đề để chúng tôi quan tâm nữa”. 

Ngược lại, Đài Loan tỏ ra quan tâm hơn. Trong bài diển văn đọc tại Đại hội, Hồ Cẩm Đào cũng đề cập đến quốc gia với gần 24 triệu dân, quốc gia Trung Hoa đang muốn thôn tính sau Hồng Kông. Chính sách “một Trung Quốc” mà đảng CS Trung Quốc theo đuổi nhằm cô lập Đài Loan,  đang liên tục áp lực cư dân của hòn đảo này lệ thuộc vào sự kiểm soát của họ. Đảng CS Trung Quốc từng đe doạ sẽ tấn công nếu đảo quốc này dám tuyên bố độc lập. Gần đây, Đài Loan đã mở chiến dịch vận động để được Liên Hiệp Quốc công nhận nhưng nổ lực này đã thất bại. 

Các giới chức ngoại giao Đài Loan cho biết ông Hồ Cẩm Đào nói muốn đối thoại và phát triển quan hệ hoà bình. Nhưng tiền đề của chính sách “một Trung Quốc” chứng tỏ đảng CS Trung Quốc chỉ muốn thôn tính. Lo sợ khả năng bị tấn công bằng vũ lực, tin từ hảng thông tấn AFP tiết lộ, Đài Loan dự trù sẽ nghiên cứu vũ khí có khả năng làm tê liệt hệ thống điện của nước thù nghịch trong trường hợp phải tấn công để tự vệ. Đây là vũ khi chiến thuật quân sự hiện đại, được bắn đi từ hoả tiển định hướng nhằm mục tiêu phá hỏng các đường dây dẫn điện. Loại vũ khí này tự động phát ra đám mây hóa học làm các đường dây dẫn điện bị chạm, tạo ra tình trạng mất điện nhưng không làm thiệt hại nhân mạng.  Hoa kỳ từng sử dụng vũ khí này hồi 1991 để tấn công I-raq, làm tê liệt hơn 85% hệ thống điện của I-raq, vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ, điện báo, thông tin, phòng ngự, đặt cả nước vào tình trạng rối loạn vì mất điện. Phí tổn dự án quốc phòng này tốn 15.34 triệu Mỹ kim và có thể làm Trung Quốc nổi giận, vì vậy giới chức quốc phòng Đài Loan hoàn toàn không bình luận về nguồn tin mật này. 

Cũng như Đài Loan, Việt Nam còn chú ý nhiều hơn cả chính dân Trung Quốc. Vì những chính sách của Đảng CS Trung Quốc không những liên hệ mật thiết đến Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mà còn có ý nghĩa quyết định về sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam nữa. 

Lá thư của Ban chấp hành trung ương  Đảng CS Việt Nam gửi Đảng CS Trung Quốc viết “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, những quyết sách mới của Đại hội lần thứ XVII - sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân Trung Quốc - sẽ đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, thực hiện bước ba trong chiến lược phát triển đưa Trung Quốc trở thành một nước phát triển trên thế giới vào giữa thế kỷ 21… Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ "vừa là đồng chí, vừa là anh em", cũng như sự hợp tác toàn diện, ngày càng sâu rộng với Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc. Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy, những năm gần đây quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được tăng cường và phát triển.

Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, theo phương châm chỉ đạo "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt " láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã xác định, quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ không ngừng được củng cố và phát triển, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

Sinh mệnh chính trị Đảng CSVN gắn liền với những diễn biến chính trị tại Trung Quốc. Quan niệm “răng hở môi lạnh” không lúc nào thể hiện trọn vẹn bằng lúc này. Trong bối cảnh thế giới cộng sản đã đi vào khúc quanh tàn lụi, Việt Nam không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải dựa vào Trung Quốc để có thế chống đở về mặt ý thức hệ, mò mẫm cõng gánh “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vừa chạy vừa lo vì không biết lúc nào đàn anh vứt bỏ xu thế lạc hậu “chủ nghĩa xã hội” thì đàn em kẹt cứng. 

Những quyết định của đảng CS Trung Quốc trong Đại hội 17 mang ý nghĩa sinh tử đối với lãnh đạo đảng CS Việt Nam . Chỉ cần vì bất cứ lý do gì, Trung quốc tuyên bố từ bỏ ý thức hệ Công sản, đưa đất nước hội nhập nền dân chủ trên thế giới thì đảng CS Việt Nam dở khóc dở cười.  Trước đây, chính Trung Quốc cũng đã làm bước đột phá, công nhận giới doanh nhân, tức giai cấp tư sản làm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng bên cạnh hai giai cấp “kẻ thù” Công Nhân và Nông Dân. Một bước nhảy vọt về mặt ý thức hệ, đi ngược hẳn quan điểm chính thống của Mác-Lênin.

Vì vậy, bức thư Trung ương Đảng CSVN gửi đảng CS Trung Quốc đã phải nhấn mạnh đến yếu tố “ddưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào giai đoạn mới”. Thân phận tự nguyện lệ thuộc ý thức hệ đã đẩy Việt Nam vào vị trí thấp kém, thiếu chủ động để có những kế hoạch mang tầm vóc độc lập, tự chủ về chính trị và kinh tế, nhằm thoát khỏi áp lực chư hầu.

Lá thư của Việt Nam gửi Trung Quốc không còn thắm thiết như xưa, toàn văn mang giọng điệu cứng nhắc, giữ kẻ và dò dẫm. Thực tế tình hình gần đây quan hệ hai nước có chiều hướng không thuân lợi. Tinh thần 4 tốt mà hai Đảng nói tới chỉ có giá trị trên mặt lý thuyết, giả dối. Trung Quốc đối với Việt Nam là “láng giếng xấu, bạn bè xấu, đống chí xấu và đối tác xấu”.

Những đụng độ về chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc thể hiện tham vọng lấn đất, giành quyền. Mặc cho phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hà Nội phản đối, Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc du lịch ở Hoàng Sa để khẳng định vai trò của họ.  Ngày 10 tháng 10 năm 2007, Bắc Kinh cho biết sẽ mở các chuyến du lịch ở quần đảo Tây Sa tức là Hoàng Sa.

Hàng loạt cuộc tấn công, thãm sát vào ngư dân Việt Nam, làm nhân dân căm phẩn do hải quân Trung quốc gây ra nhưng Việt Nam vẫn ngặm bồ hòn. Gần đây, bị Trung Quốc phản đối, giờ chót Hà Nội đã phải từ chối các bác sĩ trên hạm đội Mỹ làm công tác thiện nguyện, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho cư dân nghèo khi những tàu chiến Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam, dù trước đó Hà Nội đã bằng lòng những dự án này.

Với thu nhập quá kém, bình quân 720 dollars hàng năm (2006) so với hơn 1400 dollars của Trung Quốc, Việt Nam chỉ hơn Lào và Miên và đang là sân sau, bị các nước Á Châu bỏ xa hàng chục năm về mặt phát triển kinh tế. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc từ năm 2004, Việt nam phải mất hơn 12 năm mới theo kịp mức thu nhập bình quân Trung quốc. Tính đến 2016 nếu VN có thể nâng thu nhập đầu người lên bằng Trung Quốc, thì quốc gia này đã không dừng lại ở con số 1400 dollars. Tóm lại với xu thế “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Việt Nam sẽ tiếp tục lạc hậu, liên tục là sân sau của Trung Quốc.  Ngược lại, những quốc gia như Thái hoặc Hàn Quốc đã vượt xa hẳn đàn anh Trung Quốc về tỷ lệ thu nhập đầu người. Yếu tố cốt lõi không nằm ở định hướng “chủ nghĩa xã hội” lỗi thời mà chính là ở cơ chế chính trị tiến bộ “dân chủ, đa nguyên”.

Nếu VN tiếp tục theo đuôi, mù quáng chạy theo định hướng lạc hậu, mừng nhất vẫn là Trung Quốc vì họ sợ Việt Nam có thể bứt xa họ về mặt thu nhập. Với dân số hơn 85 triệu dân, đứng thứ 15 về mặt dân số trên thế giới, vượt cả nước có mức thu nhập cao hơn Trung Quốc là Thái hay Hàn Quốc; với tiềm năng kinh tế, dân trí và nhất là lực lượng “chất xám” và “tài chính” của khối người Việt hải ngoại, Việt Nam không cần 12 năm vẫn có khả năng đưa thu nhập tiến đến mức bằng hoặc vượt qua Trung Quốc, nếu Việt Nam dám từ bỏ con đường định hướng “chủ nghĩa xã hội” không tưởng.

Làm đuợc điều này hay không tất nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những điều kiện tối quan trọng nhất vẫn là:  Liệu Đảng CS Việt Nam có dám đặt quyền lợi dân tộc, đất nước lên trên quyền lợi  của Đảng chưa"

http://ddcnd.org/main/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 24/6/2020, Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nêu lên một sự thật phũ phàng là gần nửa thế kỷ qua các chính trị gia cả hai đảng, các nhà khoa bảng, nhà giáo dục, nhà báo, nhà kinh doanh Mỹ đều thụ động và ngây thơ (passivity and naivety) trước Trung cộng. Người Mỹ không biết sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và đảng Cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Marxist-Leninist, mà Tập Cận Bình là hiện thân của Joseph Stalin.
Giống như hầu hết các nước trên thế giới, Hoa Kỳ đang cố gắng vượt qua trận đại dịch COVID-19 và cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng do lệnh đóng cửa của chính phủ. Tính theo tỷ lệ thường niên, nền kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong quý đầu năm 2020 và trong quý hai vừa kết thúc, có thể giảm đến 40%, mức suy sụp mạnh nhất kể từ thời Đại Suy thoái năm 1930. Hơn nữa, hàng chục triệu công nhân đã mất việc, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tư tăng vọt lên mức cao sau Đại Khủng hoảng là 14,7%. Dù 70% những người bị sa thải hy vọng sẽ được gọi làm việc lại, nhưng không phải tất cả sẽ có việc, vì nhiều doanh nghiệp sẽ sát nhập, di dời hoặc tổ chức lại. Đúng vậy, lúc đầu, sự mở cửa lại của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng phục hồi mạnh mẽ, nó được dự kiến là sẽ tiếp tục trong quý ba. Việc làm đã tăng 2,5 triệu trong tháng Năm, trong khi dữ liệu từ các thẻ tín dụng và theo dõi di động cho tháng Năm và tháng Sáu cho thấy, mức phục hồi khá lớn từ lúc thấp trong tháng Tư, với hoạt động trong
Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã kín đáo bắn tiếng muốn Mỹ nhảy vào giải quyết xung đột ở Biển Đông, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng đã cảnh giác Việt Nam “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài”. Đề nghị bán chính thức của Việt Nam đưa ra ngày 17/7/2020, bốn ngày sau khi Bộ trưởnng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo gọi hành động đe dọa các nước nhỏ để chiếm đoạt và mưu toan cướp chủ quyền nguồn tài nguyên ở phần lớn Biển Đông của Trung Quốc là “phi pháp”.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ. Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Tất cả họ đều nói cùng một giọng, và làm chung một điệu – theo nhận xét của Huỳnh Ngọc Chênh: Ông Đinh Thế Huynh bị bệnh nặng phải qua Nhật chữa. Trước đó ông Phùng Quang Thanh thì đi Pháp, ông Nguyễn Bá Thanh thì bỏ cả tiền triệu đô la qua tận nước Mỹ để nhờ họ cứu mạng. Nghe nói hai ông Chung và Thưởng vừa rồi lâm bệnh cũng đi Nhật và Pháp điều trị.
Vào thời Ronald Reagan làm tổng thống gần 40 năm trước, hầu hết người Mỹ lấy tin tức từ tờ báo và các đài truyền hình địa phương. Những tổ chức này có tính chuyên nghiệp, dồi dào tài chính, và cố gắng đăng tải quan điểm của cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Người dân đồng thuận về sự thật nói chung, và bất đồng về phương cách giải quyết. Những công ty này cũng đưa ra sự thật, vì họ sẽ mất quảng cáo, mất độc giả dài hạn và có thể bị tòa án phạt nếu họ loan tải tin giả, nhất là nếu tin giả đó gây ra tai hại cho người khác.
Chiều Thứ Ba 21 Tháng 7 Năm 2020, hoàn toàn bất ngờ, Lãnh Sự Quán Trung Cộng tại Houston, Texas nhận được quyết định của chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán của họ, và toàn thể nhân viên trong lãnh sự này có 72 giờ đồng hồ để thu xếp ra khỏi trụ sở này và trở về Hoa Lục. Đồng hương người Việt tại Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã đổ xuống đường biểu tình ăn mừng, và cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới đón nhận tin vui này như nắng hạn gặp cơn mưa rào.
Té ra có hai thứ “người lạ” lận nha: tụi ngoài biển cả mênh mông là dân Nước Lạ, đã đành; đám ở trong phố phường chật hẹp thì toàn là dân bản xứ. Cả hai đều hành động theo cùng một phương châm: “lấy thịt đè người” – dù thuộc hai thực thể khác nhau: Côn Đồ Quốc Gia & Côn Đồ Quốc Tế.
Chiều nay, sau thời tọa thiền, hành giả thiền hành bên bờ suối, nghe suối xứ người bình yên róc rách tuôn, chợt quặn lòng nhớ tới những dòng sông, dòng suối nơi quê nhà từng bị nhiễm độc! Cũng khoảng thời điểm này, hai năm trước, suốt dọc trên 200 cây số bãi biển miền Trung, bỗng nhiên cá biển đủ loại, chết hàng loạt, xác trôi giạt vào bờ, trắng xóa! Rồi chim trời cũng rũ cánh, lao xuống, nằm chết bên cá, do chim đói lòng, đã ăn xác cá nhiễm độc! Rồi ngư dân sống ven biển, buổi sáng dong thuyền ra khơi, buổi chiều buồn bã quay về, không kiếm được chi để đổi lấy gạo, muối, nuôi gia đình!
Như bao nhiêu triệu người Việt Nam tị nạn khác, tôi là kẻ vượt biên và còn sống sót nhờ vào may mắn; bởi thế, mọi chuyện (xa gần) có liên quan đến ranh giới của đất nước này đều nhớ như in: “Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh là bè bạn. Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn. – Bên Tàu loạn to. Nhiều người chạy sang ta, chạy loạn hay là chạy chính phủ không biết, trông tội lắm. – anh nói, giọng rầu rầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.