Hôm nay,  

Nguyên Khai, Chất Huế Trong Tranh

12/08/200600:00:00(Xem: 3103)

Một họa phẩm Nguyên Khai.

Mỗi lần có dịp ngắm tranh Nguyên Khai, tôi  thường nhớ đến thơ Đinh Hùng, những bài thơ, câu thơ, chữ thơ thật nhẹ nhàng, thật bay bướm  thật tài hoa. Thơ Đinh Hùng  tả  nàng thiếu nữ - hơn thế nữa- là Kỳ nữ, là  Tiên nữ  xuống trần:

“Ta thường có từng buổi sầu ghê ghớm

Ở bên em, Ôi biển sắc rừng hương

Em lộng lẫy như  ngàn hoa nắng sớm

Em đến đây như đến tự thiên đường”

(Kỳ nữ)

Tôi không hỏi Nguyên Khai có biết bài  thơ này hay không và nếu có thì  nó có ám ảnh anh hay không. Nhưng rõ ràng những thiếu nữ trong tranh của anh  đều là  “biển sắc rừng hương” là  “ngàn hoa nắng sớm” và “như đến tự thiên đường”. Xem tranh  vẽ thiếu nữ của Nguyên Khai  ta có cảm tưởng những cô nàng mình hạc xương mai ấy bước ra từ cõi mộng, rồi một lần nữa , nếu các bạn cứ để cho cái khung trời tím (xanh, đen đỏ, lục …) ấy liên tu bất tuyệt trùm lấp cái cõi u minh trước mặt, thì hẳn rằng các nương tử áo tím, áo vàng, áo trắng, áo xanh, áo hoa  ấy sẽ uốn lượn, bay vèo ra từ bức tranh để làm nàng  Giáng Kiều của Bích Câu Kỳ Ngộ.

 Nguyên Khai rất  dè sẻn khi cho thiếu nữ của mình ăn uống, nhưng chàng lại rất hào sảng phóng cọ cho những bộ ngực muôn vàn thanh tân ấy phát tiết. Tuy vậy, cái đẹp của những bộ ngực rưng rức ấy được anh thăng hoa lên  bằng những nhát cọ nhanh và dài, xuyên suốt qua tim nên nó gợi cảm mà không gợi dục.

Rợn xuân tình trên bộ ngực thanh tân

Ta gần em mê từ ngón bàn chân

Mắt nhắm lại cho lòng nguôi gió bão

Khi thần tụng ta quì nâng nếp áo

Nhưng cuối đầu trước vẻ ngọc trang nghiêm

(Đinh Hùng)

Trong những trường hợp này ta mới thấy được  Nguyên Khai chú trọng thật nhiều trong  chi tiết. Có thế mới tạo ra cái e ấp trên gương mặt, cái dịu dàng của những cánh tay bạch tuộc. Nguyên Khai đã vẽ bằng sự miệt mài và với cả tâm hồn mình nên khách thưởng ngoạn dễ dàng nhận ra tấm lòng yêu quê hương đất nước của anh, cụ thể là  xứ Huế đầy ắp thơ mộng. Cuộc đời người nghệ sĩ nổi trôi theo vận nước thì tác phẩm của họ phải ảnh hưởng theo. Nguyên Khai cũng vậy, bên cạnh những bức tranh vẽ thiếu nữ, hoa lá, chim, ngựa vân vân, nghĩa là  anh mô tả khía cạnh êm đềm, nhân ái của cuộc sống, có không ít những bức mô tả những nhọc nhằn, những vết thương chí mạng của đồng bào anh quê hương anh.

Trong loại tranh này, Nguyên Khai có một bức  nổi bật hẵn lên trong loạt tranh chủ đề hoài niệm về đất nước và dân tộc. Bức tranh diễn tả một bầy chim đang hoảng loạn, lấn áp nhau, đâm sầm vào nhau bay không phương hướng trong một bầu trời đỏ rực lên màu khói lửa. Những con mắt thất thần, những cánh, những lông rụng rơi tơi tả, bầy chim cứ thế mà xao xác vỗ cánh. Xem bức tranh  này ta không khỏi liên tưởng đến những ngày tan hoang  thê thảm của Tháng Tư Bảy Lăm, cả một dân tộc đã bỏ chạy toáng loạn như điên như cuồng. Biết bao nhiêu người vô tội đã chết tức tưởi, đã như những cánh chim kia tan tác khắp bốn phương trời.

Khi được hỏi về những bức tranh được tạo thành bỡi những con IC, những bộ phận phế thải của  máy computer, Nguyên Khai đáp rằng, loạt tranh này có một số người không thích, nhưng nó chỉ  là một trong những thể loại tìm tòi, sáng tác trên con đường nghệ thuật của riêng anh giống như anh đã từng đắp tượng, điêu khắc.

Anh giới thiệu những giọt nước ba chiều của anh. Đẹp thật, lung linh thật.. Tôi  nghĩ nó không là hai hay ba chiều chi cả, mà nó có thật và như chỉ chực chờ rơi xuống, hay sắp sửa chảy văng ra khỏi bức tranh cho mát người thưởng ngoạn. Trong những bức tranh vẽ tĩnh vật của Nguyên Khai  ta dễ dàng thấy anh đã cố gắng đưa màu sắc thiên nhiên vào tranh, điều mà Paul Cezanne  cho là một yếu tố quan trọng nhất trong hội họa .  Có người cho tranh Nguyên Khai nhuốm sắc buồn, nhưng với tôi, tranh Nguyên Khai  phàn ánh tâm hồn hiền hòa, chân chất của anh, phản ánh cái êm đềm, thơ mộng của đất thần kinh.

Sự nghiệp hội họa của Nguyên Khai gắn liền với xứ Huế, dù cho anh có ở bất cứ phương trời nào và vẽ bất cứ dưới chủ đề nào, chất Huế vẫn cứ bàng bạc trong tranh. Nói thậm xưng một chút thì ngôn ngữ trong tranh của Nguyên Khai là ngôn ngữ của một cô gái  Huế nhỏ nhẹ thầm thì, khiến mọi người phải thinh lặng lắng tai thả hồn vào cung bậc du dương mật ngọt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đúng là Mỹ khác với Âu Châu nhiều lắm. Riêng ở Mỹ ngoài vài đạo luật khác, nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua Luật được phép chính thức treo Cờ Vàng (Cờ Việt Nam Cộng Hoà), điều mà ở Đức hay Châu Âu người Việt tỵ nạn dù có mơ ước cũng khó xin được, nếu không muốn nói chẳng có cơ hội nào cả.
Để đáp ứng với nhu cầu tối thiểu trong việc sinh hoạt từ một ngôi nhà nhỏ trở thành ngôi chùa, chi phí tốn kém khá lớn, do vậy nên Ni Sư cùng một số Phật tử trong chùa đã cố gắng tổ chức buổi tiệc chay gây quỹ vào ngày 31 tháng 5 năm 2020 nhưng phải tạm ngưng vì bệnh dịch Covid-19, mặc dù vậy, công trình xây dựng chùa vẫn phải tiến hành. Để có phương tiện tiếp tục công trình, Ni Sư Nguyên Bổn đã cho phổ biến tâm thư với nội dung như sau:
Để giúp đỡ một phần cho những người gặp khó khăn trong kỳ đại dịch Covid-19, Cơ Quan Southland do cô Vicky Ngô làm Giám Đốc Điều Hành đã tổ chức ngày phát thực phẩm. Buổi phát thực phẩm được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều ngày Thứ Tư 22 tháng 7 năm 2020, tại số 9862 Chapman Ave, Garden Grove, CA 92841.
Vào ngày 17 tháng 7, tiểu bang và Thống Đốc đã cập nhật chỉ thị về việc mở trường lại, trong đó nêu rõ các khu học chính không thể trở lại việc giảng dạy ở trường cho đến khi các hạt trong vùng không còn danh sách giám sát về sự gia tăng lây nhiễm Covid-19 của tiểu bang trong 14 ngày liên tiếp. Thứ Hai, ngày 24 tháng 8 là ngày dự định khai giảng tại các trường trong GGUSD. Hiện tại với tình trạng Hạt Orange đang trong danh sách giám sát và gần đây đã gia tăng các ca nhiễm coronavirus, học khu nhận thấy cần phải khởi đầu niên học 2020-2021 chỉ với cách giảng dạy qua mạng. Học khu trưởng và các viên chức điều hành học khu đã đề ra kế hoạch dự phòng này và sẵn sàng để chuyển sang việc học hoàn toàn trên mạng.
Chiến dịch ‘Bỏ Phiếu Có cho Đề Xuất 16’ vừa công bố đội ngũ lãnh đạo mang tính lịch sử, có các nhà chiến lược và những người ủng hộ cho quyền công dân nổi tiếng, bao gồm một đồng chủ tịch chiến dịch và quản lý chiến dịch người Mỹ gốc châu Á. Đồng chủ tịch của chiến dịch là Vincent Pan, Đồng Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Người Trung Hoa Ủng Hộ Chính Sách Đặc Cách. Ông Pan là một nhà lãnh đạo trong vấn đề công lý chủng tộc với kinh nghiệm phát triển phương thức chữa trị HIV/AIDS với Quỹ William Jefferson Clinton, ủng hộ cho sự công bằng trong vấn đề tiếp cận ngôn ngữ, quyền người nhập cư, và chính sách đặc cách.
41 năm trước vào ngày 20-7-1979, tại thủ đô Geneva, Thụy Sĩ, 65 quốc gia họp bàn cứu vớt thuyền nhân Việt Nam đang lênh đênh biển cả và khốn khó các trại tị nạn Đông Nam Á. Kết quả từ hội nghị quốc tế này là có hơn 1 triệu người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam được định cư khắp thế giới.Từ lớp người đông đảo này, họ bảo lãnh thân nhân từ quê nhà sang, sinh con đẻ cái và sau mấy chục năm tạo nên Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại lớn mạnh.
Vào ngày Thứ Sáu 24 tháng 7, từ 1:00- 5:00 PM, sẽ có một nỗ lực lớn của những tổ chức cộng đồng, những nhà hoạt động, và những lãnh đạo địa phương có tham gia 2020 Census tại Quận Cam, nhằm mục đích đếm được những thành viên trong cộng đồng khó tiếp xúc nhất tại Garden Grove và Stanton
Thứ Bảy ngày 25 tháng 7, Hội Ung Thư Việt Mỹ có chương trình trợ giúp thực phẩm. Quý vị vui lòng liên lạc để ghi danh lấy hẹn bằng những cách sau:
Thành phố Garden Grove hiện có chương trình hỗ trợ sửa chữa nhà để giúp cư dân Garden Grove hội đủ điều kiện nhận được $5,000 sửa sang lại nhà. Đây là khoản tài trợ (grant) không cần phải hoàn trả. Những công việc sửa chữa bên ngoài và bên trong nhà được chấp nhận bao gồm, nhưng không giới hạn: thay thế cửa sổ, sơn nội thất và sơn ngoài căn nhà, thay mái nhà, sửa chữa hệ thống ống nước, thay máy sưởi (heater replacement), và sửa lối đi dành cho người khuyết tật.
Khi góp ý vào chương trình Việt Ngữ trực tuyến (online), tổ chức lần đầu do các vị trong các chương trình giảng huấn tại các đại học Việt, Mỹ, Nhật: - Quyên Di Bùi Văn Chúc: UCLA, CSU Long Beach - Nguyễn Lâm Kim Oanh: UCLA, CSU Long Beach, CSU Fullerton, Strategic Language Initiative - Tahara Hiroki: Ritsumeikan Asia Pacific University - Hồng Trang: Trung Tâm Giáo Dục Tuổi Hoa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.