Hôm nay,  

Nhiễm Trùng Đường Tiểu Tiện

07/06/201300:00:00(Xem: 13056)
Kính gửi Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,

Hàng tuần tôi hay theo dõi mục giải đáp thắc mắc về y học của bác sĩ với mục đích là để biết bệnh của người khác nhỡ khi mình có bệnh giống như thế thì biết đường mà xoay sở.

Nay tôi xin hỏi Bác sĩ về bệnh của tôi.

Tôi là phụ nữ, năm nay 68 tuổi.

Tôi thường hay bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI). Mỗi lần bị thì Bác sĩ gia đinh điều trị bằng Ciprofloxacine.

Nhưng vì bệnh cứ trở đi trở lại hoài nên Bác sĩ gia đình gửi tôi đi Bác sĩ chuyên khoa Urology.

Ông này làm test trong bọng đái (bladder) và kết luận là tôi bị nhiễm trùng tên là Beta-lactamase, vi trùng này resistant với Cipro và chỉ có thể điều trị bằng Macrobids.

Sau hai lần uống Microbids 100 mg trong 10 ngày, thì nay thử nghiệm nước tiểu cho biết là "No significant growth", Bác sĩ gia đình nói là tôi không bị nhiễm trùng nữa.

Tôi có vài câu xin hỏi Bác sĩ:

1-Kết quả như vậy có phải là con vi trùng Beta-lactamase đã ra khỏi đường tiểu rồi hay không?

Hay là nó vẫn nằm du kích ở đó chờ ngày tái xuất?

2- Nếu chẳng may tôi bị UTI trở lại thì với con vi trùng mới tôi có thể dùng Cipro để trị nó được không, hay là tôi lại phải dùng macrobids? Thuốc trụ sinh này gây phản ứng khi thì tôi thấy nóng, khi thì lạnh run và còn bị sốt nhẹ

Xin cảm ơn Bác sĩ rất nhiều và kính chúc Bác sĩ nhiều sức khỏe để tiếp tục phụ trách mục "Khi có bạn là Bác sĩ" rất là hữu ích cho cộng đồng người Việt.

Kính thư.
Nguyễn Thị Linh
*
Thưa bà Linh,
Trước khi trả lời câu hỏi của bà, xin nói qua về bệnh nhiễm đường tiểu tiện, để độc giả hiểu thêm về bệnh này.

Đường tiểu tiện gồm hai trái thận, hai niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quan. Từ bàng quan, nước tiểu được loại ra ngoài qua niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiểu tiện thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang.

Phụ nữ bị bệnh này nhiều hơn là nam giới vì vị trí của niệu đạo gần với hậu môn hơn là ở người nam. Đa số vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiểu tiện phát xuất từ ruột già, đặc biệt là từ trực tràng tới hậu môn.

Người bị nhiễm tiểu tiện thường có một số dấu hiệu chính như khi đi tiểu tiện thấy buốt rát, tiểu nhiều lần, ít nước và rất mót tiểu, nước tiểu có màu đục, đôi khi lẫn máu và có mùi khai. Khi thận bị nhiễm, bệnh nhân bị sốt, trong người ớn lạnh và hay đau ở thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh là những vi khuẩn, đặc biệt là loại E. Coli từ hệ tiêu hóa. Từ hậu môn,vi khuẩn xâm nhập niệu đạo rồi lên bàng quang.

Một số hoàn cảnh khiến bị nhiễm trùng tiểu tiện là hoạt động tình dục quá nhiều, tác dụng của vài loại viên thuốc ngừa thai, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, suy giảm khả năng miễn dịch.

Được điều trị đúng cách, nhiễm trùng tiểu tiện ít khi gây ra hậu qủa trầm trọng. Ngược lại, không điều trị, bệnh có thể lan lên thận, gây tổn thương và có thể suy thận. Ngoài ra vỉ khuẩn cũng có thể nhiễm vào máu, lan khắp cơ thể, gây nhiều hậu quả trầm trọng khác. Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng tiểu tiện mà không chữa có thể bị sẩy thai, sanh con thiếu tháng.

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thử nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh. Rồi nuôi cấy vi khuẩn để coi xem vi khuẩn đó nhậy cảm với kháng sinh nào, dùng mà điều trị.

Bác sĩ cũng chụp hình x-quang cơ quan tiểu tiện và làm nội soi bàng quang, niệu đạo.

Kháng sinh là dược phẩn căn bản để điều trị bệnh nhiễm đường tiểu tiện. Sử dụng loại kháng sinh nào, tùy thuộc tình trạng bệnh và loại vi khuẩn gây bệnh. Với kháng sinh thích hợp, bệnh thuyên g trong vòng một tuần lễ. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng dược phẩm đúng theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ dẫn.

Nếu nhiễm trùng tái phát nhiều lần, bác sĩ thường cho dùng kháng sinh trong thời gian lâu hơn. Với bệnh nhân có hoạt động tình dục nhiều, bác sĩ thường cho dùng một liều kháng sinh sau mỗi kỳ giao hợp.

Ngoài dược phẩm, bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. Tránh các loại nước có tính cách kích thích như cà phê, rượu, nước có chất chua, cho tới khi bệnh lành.

Để phòng ngừa, có thể áp dụng các cách sau đây:

1- Uống nhiều nước để loại bỏ hết vi khuẩn ra khỏi đường tiểu tiện trước khi chúng gây ra bệnh.

2- Với nữ giới, sau khi tiểu đại tiện, nên lau vùng kín từ trước ra sau để tránh mang vi trùng từ hậu môn vào cửa niệu đạo và âm hộ.

3- Sau giao hợp, tiểu tiện cho hết nước tiểu trong bàng quang và uống một ly nước lớn để rửa sạch đường tiểu tiện dưới.

4- Tránh dùng mỹ phẩm chống mùi hoặc bơm rửa cửa mình, để giảm thiểu kích thích đường tiểu tiện dưới. Cũng không dùng giấy vệ sinh có chất màu, mà dùng loại giấy trắng mềm.

Trở lại trường hợp của bà, chúng tôi xin góp thêm vài ý kiến như sau. Cũng xin nói rõ là đây chỉ góp ý với thắc mắc của bà, chứ bác sĩ đang điều trị cho bà mới là người có quyền quyết định việc điều trị bệnh.

1- Có nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh. Lựa chọn kháng sinh thích hợp tùy thuộc vào việc xác định xem vi khuẩn tên là gì và làm thử nghiệm coi xem vi khuẩn đó có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nào. Bà đã dùng Ciprofloxacine mà bác sĩ sau lại cho Macrobid vì có thể vi khuẩn mới này nhờn kháng lại với Cipro.

2- "No significant growth", có nghĩa là sự tăng trưởng của vi khuẩn không đáng kể, rất ít sau khi đã dùng Macrobid. Bà nên dùng thuốc đúng theo thời gian mà bác sĩ chỉ định để diệt tuyệt nọc vi khuẩn này. Nếu không vi khuẩn sẽ vùng lên, gây ra tái phát.

3- Khi bị tái phát, bác sĩ sẽ thử lại nước tiểu, tìm vi khuẩn thủ phạm rồi lựa kháng sinh thích hợp. Và chỉ dẫn cho bà cách phòng ngừa tái phát.

4- Năm nay bà ở tuổi gần “cổ lai hy”, đang trong thời kỳ mãn kinh, cũng là một trong những rủi ro đưa tới bệnh nhiễm trùng tiểu tiện. Lý do là trong thời kỳ này, cơ thể người mãn kinh có nhiều thay đổi vì hormon nữ estrogen giảm, khiến cho cơ quan tiểu tiện dễ bị bệnh. Đồng thời hệ miễn dịch của quý vị ở tuổi của bà cũng yếu hơn mấy chục năm về trước, cho nên để mắc nhiều bệnh khác nhau.

Hy vọng những ý kiến này góp phần làm sáng tỏ mấy thắc mắc của bà.

Kính chúc bà và gia đình luôn luôn được bình an.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

(www.bsnguyenyduc.com; http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mổ cườm mắt (Cataract, bệnh đục thủy tinh thể, hay còn gọi là Đục nhãn mắt, Cườm mắt) là một trong những loại phẫu thuật phổ biến và được thực hiện nhiều nhất trên thế giới. Đa số bệnh nhân sau khi mổ đều có kết quả tích cực và ít bị biến chứng. Ở Hoa Kỳ, hơn một nửa số người cao niên dưới 80 tuổi bị cườm mắt, và có gần 4 triệu ca phẫu thuật được thực hiện mỗi năm.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.