Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6165)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng số người chết vì bị lây vi khuẩn corona tại TQ đã gia tăng lên tới 56 và số người bị nhiễm trên toàn quốc là gần 2,000, theo bản tin hôm 25 tháng 1 của AFP cho biết.
Một chuyên gia vũ khí sinh học Do Thái cho rằng vụ truyền nhiễm vi khuẩn corona trên toàn cầu có thể đã bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán liên hệ với chương trình vũ khí sinh học bí mật của Trung Cộng, theo báo the Washington Times cho biết hôm 25 tháng 1.
Hôm Thứ Sáu, 24 tháng 1 năm 2020 nước Pháp tuyên bố 3 trường hợp được xác nhận bị nhiễm vi khẩn chết người từ Trung Quốc, là trường hợp đầu tiên bên ngoài Châu Á và Hoa Kỳ.
Trung Quốc báo cáo số người chết từ vi khuẩn mới corona đã tăng lên tới 25 trong khi họ vội vã chận đứng dịch bệnh giống bệnh SARS, dù Tổ Chức Y Tế Thế Giới chưa gọi vụ lây nhiễm là tình trạng khẩn trương sức khỏe toàn cầu.
Thành phố Trung Quốc, trung tâm của sự bùng phát vi khuẩn đường hô hấp đang gia tăng các chuyến bay và dịch vụ đường sắt ra nước ngoài, vì Trung Quốc tăng cường nỗ lực ngăn chặn một căn bệnh khiến giết chết ít nhất 17 người và truyền nhiễm hơn 500 người.
Dân Biểu Nghị Viện Châu Âu Ellie Chowns kể một chuyện nghe mà buồn cho quốc thể VN, rằng, "Ngày mai Uỷ ban Thương mại Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu về thoả thuận thương mại EU - Việt Nam. Hôm nay tôi nhận được ở văn phòng mình cái này: món quà rượu champagne từ đại sứ quán Việt Nam. Hoàn toàn không hợp lý và trắng trợn. Tôi sẽ trả lại món quà này cho họ, giải thích rằng thả tù nhân lương tâm sẽ có ảnh hưởng tới tôi hơn...," theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 1.
Cận Tết Canh Tý người dân các nơi đổ xô về nhà làm chật kín các bến xe, phi trường tại Việt Nam và Trung Quốc giữa lúc vi khuẩn viêm phổi corona lan truyền từ TQ sang VN, Nam Hàn, Hồng Kông và Thái Lan, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Đài BBC tiếng Việt cho biết hôm 20 và 21 tháng 1 năm 2020.
Vào cuối tháng 12 năm 2019, nhiều tài hải giám Trung Quốc đã hộ tống hơn 30 chiếc tàu đánh cá vào vùng biển đảo Natuna của Nam Dương.
Tổng Thống Donald Trump và Phó Thủ Tướng Lưu Hạc của TQ đã ký thỏa thuận thương mại “Giai Đoạn 1” tại Tòa Bạch Ốc vào Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 16 tháng 1.
Ít nhất 77 người chết và 94 người bị thương tại miền đông bắc Pakistan sau hàng loạt vụ tuyết lở tiêu hủy và chôn vùi nhiều nhà cửa, theo tin CNN cho biết hôm 15 tháng 1.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.