Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 3833)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoạt động của gần 60 doanh nghiệp ngoại quốc có thể góp phần tài trợ các vi phạm nhân quyền của quân đội Myanmar.
Copernicus Climate Change Service (CCCS - bản doanh châu Âu) loan báo: Tháng 7 ghi thời tiết nóng kỷ lục khắp thế giới.
Đối thoại giưã các viên chức Hoa Kỳ và Taleban kéo dài qua ngày thứ ba, nhưng không có dấu hiệu thành đạt 1 thỏa thuận lịch sử.
trên 70 tàu dầu Iran giao hàng khắp nơi từ ngày 2-5, là khi các trừng phạt của Hoa Kỳ bắt đầu hiệu lực hoàn toàn.
Bà bộ trưởng quốc phòng Pháp, đưa ra thông báo nước Pháp cũng sẽ triển khai chương trình giám sát và phỏng thủ chủ động từ vũ trụ
Giá xăng dầu ở Mỹ đang tăng nhanh hơn dự kiến trong năm nay, theo  báo cáo của CNBC.
Một nhóm nhà hoạt động Pháp đã đệ đơn kiện về những đe dọa sức khỏe từ chì bị rỏ rỉ ra môi trường từ vụ cháy chấn động Nhà Thờ Đức Bà Paris.
Sau khi TT Trump loan báo tăng 10% thuế từ 1 Tháng 9 với 300 tỉ MK hàng hóa nhập cảng từ Hoa Lục, Bộ ngoại giao Trung Cộng loan báo “sẽ có đối sách”.
Hàng ngàn công chức Hong Kong tham gia phong trào biểu tình chống chính quyền đặc khu
Cảnh sát Bangkok thông báo hôm Thứ Sáu 2 tháng 8: đã có 5, 6 vụ nổ nhỏ được ghi nhận tại thủ đô vương quốc Thái Lan
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.