Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 4367)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ALMATY - Ứng viên do cựu TT Naz-arbayev chọn đã thắng tràn ngập cuộc bầu cử TT tại quốc gia trung Á Kazakhstan.
MOSCOW - 3 tờ báo lớn tại Nga đã lên tiếng hậu thuẫn 1 phóng viên điều tra bị truy tố về tội ma túy gây bất bình trong công luận. Dòng tựa lớn trên các báo Vedomosti, RBC và Komersant viết “Chúng tôi là Ivan Golunov”.
KHARTOUM - Thương lượng chuyển tiếp bế tắc, HĐ quân nhân ra lệnh đàn áp trại biểu tình tại trụ sở Bộ quốc phòng, hơn 100 người chết, hàng trăm người bị thương hôm đầu tuần qua.
NEW DEHLI - Thủ phạm cưỡng hiếp, đánh đập và giết bé gái 8 trong năm qua là 3 người đàn ông Ấn Độ đã bị bị tuyên án phạt tù chung thân. 3 nhân viên cảnh sát phạm tội phi tang bị phạt bằng án 5 năm tù.
HONG KONG - Khoảng 1 triệu cư dân gồm đủ mọi thành phần xuống đường hôm Chủ Nhật 9 tháng 6, để phản đối luật dẫn độ nghi can từ Hong Kong qua lục địa xét xử. Với luật này, chống đối chính trị tại đặc khu bị đàn áp mạnh hơn.
OSAKA - Không chỉ bắt tay chào hỏi, nguyên thủ của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hội đàm tại bàn ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 Osaka cuối Tháng 6.
SEOUL - Để khủng bố tinh thần dân chúng, chế độ toàn trị của gia tộc Kim thiết lập ít nhất 323 địa điểm xử tử khắp lãnh thổ Bắc Hàn.
Khoảng đầu tháng 06/2019, theo Hiệp Hội Mạng Di Động Toàn Cầu GSMA, lệnh cấm mua thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei sẽ làm tăng chi phí triển khai mạng 5G và làm chậm lộ trình phổ biến mạng 5G khắp Châu Âu.
Hàng trăm ngàn người đã tràn ra các đường phố của Hồng Kông hôm Chủ Nhật trong một cuộc biểu tình thách thức đề nghị của chính quyền sẽ cho phép người dân sẽ bị dẫn độ tới Hoa Lục để đối diện các truy tố.
OTTAWA - 1 bài viết phổ biến trên mạng cho hay: Thủ Tướng Canada mời gọi 1 triệu di dân từ Nigeria, Kenya, Zimbabwe, Ghana, Philippines.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.