Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 4756)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BRUSSELS - Hàng ngũ lãnh đạo Liên Âu sắp họp tại Sibiu (Romania) để thảo luận tương lai của khối sau ngày vương quốc Anh ly thân – bầu cử QH Âu Châu diễn ra 2 tuần sau hội nghị thượng đỉnh này.
MOSCOW - Nga đánh dấu 74 năm chiến thắng chống lại Đức Quốc Xã (là ngày lễ lớn nhất tại Nga) bằng 1 cuộc diễn binh tại thủ đô – đây cũng là dịp để Điện Kremkin phô trương kỹ thuật quốc phòng hiện đại, cùng lúc vinh danh sự hy sinh của các giới.
KIEV - Thêm 1 phóng viên chiến đấu chống lại tử thần trong bệnh viện sau 1 vụ hành hung thô bạo – phóng viên Vadym Komarov chỉ mới hứa cung cấp thông tin mới đã bị đánh.
BEIJING - Bệnh nhân của cuộc thí nghiệm liệu pháp mới chống nghiện ma túy là 1 người đàn ông gầy gò đã mất cả vợ con, tiền của vì opioid.
Khoảng đầu tháng 05/2019, Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Wright cho biết, việc triển khai mạng 5G tại Anh có thể bị hoãn vì lý do an ninh. Theo Bộ trưởng, ông sẽ không đánh đổi lợi ích kinh tế khi sử dụng bộ sản phẩm rẻ tiền nhưng có rủi ro bảo mật.
WASHINGTON - Công điện ngoại giao gửi từ Beijing tối Thứ Sáu 3 tháng 5 là tái biên có hệ thống gần 150 trang dự thảo thỏa ước mậu dịch. Nó có thể xóa bỏ kết quả của nhiều tháng thương lượng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới.
ROME - Cơ quan lương nông quốc tế (FAO) báo động: cơ nguy đói đang tăng tại Cận Đông và Bắc Phi – trên 52 triệu người thiếu ăn, đa số tại các vùng xung đột, gồm Libya, Syria, Iraq, Sudan, Yemen.
HONG KONG - Hình ảnh vệ tinh mới có thể giúp thế giới nhận diện lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Trung Cộng đang được xây dựng tại 1 xưởng đóng tàu lớn bên ngoài thành phố Shanghai.
LONDON - Tạp chí y khoa Lancet cho hay: tiêu thụ rượu của thế giới được dự báo tăng 17% trong 1 thập niên. Năm 2030 sẽ có khoảng 50% dân số trưởng thành uống rượu.
BERLIN - 1 nhóm nghiên cứu làm thẩm định áp lực của di trú đánh giá các biện pháp ứng phó của chính quyền Merkel là hữu hiệu – giới chuyên môn cũng nhận thấy hệ thống di trú của Liên Âu là thiếu phối hợp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.