Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 5015)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DOHA - Đoàn đại diện Taleban thăm dò khả năng hòa đàm với Hoa Kỳ tại thủ đô Qatar có mặt phụ nữ, theo xác nhận của phát ngôn viên. 2 bên đã định họp ngày 19 đến ngày 21-4.
FRANKFURT - Bom để lại từ chế chiến khám phá ở đáy sông Main đã được chuyên viên chất nổ phá hủy, tạo ra 1 cảnh tượng ngoạn mục.
KUALA LUMPUR - Quan ngại về “bẫy nợ” được giảm bớt bằng thương lượng mới về đường xe điện Bờ Đông khi Trung cộng thỏa thuận liên doanh 50/50 vốn đầu tư với Malaysia.
JAKARTA - Vai trò của chính trị gia Hồi Giáo chế ngự cuộc bầu cử TT Indonesia ngày 17-4 và giới chuyên môn nhận thấy giới trẻ là đa số hậu thuẫn định hướng bảo thủ của đạo Hồi.
LONDON - Trong hoạt động giới thiệu tập hồi ký “Becoming” với độc giả châu Âu, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama mô tả TT Trump như là 1 ngưới cha ly dị có con vị thành niên bị yếu bệnh.
HELSINKI - Đảng DCXH tuyên bố thắng tổng tuyển cử tại Phần Lan – kết quả kiểm phiếu sơ khởi ghi đảnh cực hữu hơn phiếu đảng Finns (Bình Dân) 0.2%. Đảng DCXH lập trường trung tả tranh cử với khẩu hiệu phúc lợi xã hội hợp lý, kiểm sóat di trú và biến đổi khí hậu.
SEOUL - TT Nam Hàn muốn mở hội nghị thượng đỉnh nam/bắc ngay khi Miền Bắc sẵn sàng – trong 1 buổi họp tham mưu, TT Moon Jae-in tuyên bố “Tiến trình hòa bình đã đạt tới giai đọan đòi hỏi diễn giải và phát triển các thảo luận tại đối thoại Trump-Kim Hà Nội cuối Tháng 2.
TOKYO/SAIGON -- Dân số Nhật Bản lao động thấp kỷ lục, do vậy nước này đang đón nhận lao động VN vào nhiều kỷ lục.
TAIPEI, Đài Loan -- Các thành phần thân cộng có thể lợi dụng luật trưng cầu dân ý để đòi hỏi sáp nhập Đài Loan vào Trung Cộng hay không? Đó là một lý do, chính phủ Đài Loan sửa luật này.
SEOUL/TOKYO -- Người dân Nam Hàn lo ngại nhập cảng thủy sản từ nhiều tỉnh Nhật Bản có thể còn dư chất phóng xạ trong tai nạn nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị trận sóng thần tràn ngập và làm nhiễm xạ cả một vùng biển... Thế là Nam Hàn cản bớt, cấm nhập thủy sản từ nhiều tỉnh Nhật Bản. Chính phủ Nhật khiếu nại lên WTO...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.