Hôm nay,  

Ấn Độ La Làng TQ Xâm Lăng Đất Đai

05/08/201700:00:00(Xem: 5178)
Trung Quốc không những đang xâm lược tại Biển Đông mà gần đây còn hăm he lấn chiếm đất ở biên giới Bhutan khiến cho Ấn Độ phải lên tiếng báo động với thế giới về tham vọng xâm lăng của TQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Sáu.

Bản tin VOA viết rằng, “Trung Quốc đang sử dụng một tranh chấp ở khu vực biên giới ở khu vực Himalaya để tiếp tục thử nghiệm chiến lược “cắt lát xúc xích” để bành trướng lãnh thổ và các nhà lãnh đạo thế giới nên đoàn kết chống lại mưu đồ của Bắc Kinh, một tờ báo của Ấn Độ kêu gọi.

“Ấn Độ đang vướng vào tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc xung quanh một phần lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa ba nước Ấn-Trung và Bhutan. Tranh cãi đang có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự khi Bắc Kinh đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp” để “bảo vệ chủ quyền” nếu Ấn Độ không rút quân khỏi vùng tranh chấp.

“Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đưa quân bất hợp pháp vào khu vực Donglang của họ mà phía Ấn Độ gọi là Doklam. Đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Bhutan. New Delhi nói họ hành động theo đề nghị của Bhutan sau khi Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng một con đường ở khu vực này – một hành động mà Ấn Độ cho rằng uy hiếp nghiêm trọng an ninh của họ.

“Tờ India Today hôm thứ Sáu ngày 4/8 đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không nên ngồi yên trước tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khi New Delhi đang phải chống lại.

“Chiến lược “cắt lát xúc xích” (salami slicing) của Trung Quốc, hay có thể gọi là “tằm ăn dâu” là chiến lược xâm chiếm dần dần, từng bước một để làm giảm khả năng đối phương có phản ứng quyết đoán cũng như tránh phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tờ báo Ấn Độ nói không riêng ở Doklam/Donglang, Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược này trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.”

Bản tin VOA kết luận rằng, “Ấn Độ lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực tranh chấp với Bhutan này, họ sẽ khống chế một dải đất hẹp vốn là yết hầu nối cả phần còn lại của Ấn Độ với vùng đông bắc của nước này.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trọng trách thiết kế đuốc Olympic Tokyo 2020 được giao cho Tokujin Yoshioka, nhà thiết kế nổi tiếng Nhật Bản. Phải làm thế nào để những nét đặc sắc nhất của Xứ sở hoa Anh đào thật rạng rỡ trên đường rước đuốc vào năm 2020.
Có 2 đối thủ mới cạnh tranh với Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Sau khi đứng đầu Thăm Dò Chi Phí Cuộc Sống Trên Thế Giới Của Economist Intelligence Unit (EIU) trong 5 năm, Thành Phố Sư Tử của Châu Á
TAIPEI, Đài Loan -- Chuyện cứ xảy ra hoài: chàng trai Đài Loan hai lần chi tiền cho hội môi giới hôn nhân, nhưng hai cô dâu từ Hoa lục sang vài ngày, cầm tiền xong là ly hôn và chạy ngay về Hoa Lục...
KUALA LUMPUR - Định hướng cấp thiết của Malaysia vào lúc này phải là nỗ lực bài trừ tham nhũng cùng lúc khuyến khích phát triển, là tuyên bố của Phó Thủ Tướng Anwar Ibrahim vừa trở lại tham chính
NEW JERSEY - Công tố của tiểu bang New Jersey bày tỏ quan ngại về tu sĩ phạm tội xúc phạm tình dục vị thành niên vẫn giao tiếp với trẻ em ở vai trò thầy giáo – linh mục Hadnels DeFrias đã bị lột áo, ngưng việc mục vụ, nay dạy tiếng Anh tại 1 trường tư của thành phố du lịch Punta Cana thuộc CH Dominique.
SEOUL -- Bắc Hàn đói, thiếu ăn... Trong khi đó, Hoa Kỳ cho biết sẽ hỗ trợ kinh tế nếu Bắc Hàn từ bỏ vũ khí nguyên tử.
BERLIN - Tổng Thống Frabk-Walter Steimeier khẳng định “Trở lại chủ nghĩa dân tộc không là giải pháp cho tương lai thế giới – châu Âu cần mạnh và đoàn kết”.
ANKARA - Tiếp theo vụ bạo động nhắm mục tiêu Hồi Giáo tại New Zealand gây thiệt mạng 50 người và hơn 50 người bị thương, nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ hô hào họp khẩn cấp “Tổ Chức Hồi Giáo Quốc Tế - OIC” vì khuynh hướng kỳ thị đạo Hồi lan rộng và tăng cao.
ALGIERS - Lãnh tụ của đảng “Mặt Trận Quốc Gia – FLN” hậu thuẫn TT Bouteflika trong 20 năm lãnh đạo Algeria tuyên bố ủng hộ phong trào dân chủ, từ bỏ chính khách 82 tuổi già yếu ít xuất hiện trước công chúng.
MANILA - Các chuyên gia cho biết: 20% trẻ em Philippines có thể trọng dưới mức trung bình – Philippines xếp hạng 9 về số trẻ em chậm tăng trưởng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.