Hôm nay,  

Tổng quan về Hội nghị COP27 tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập)

09/11/202220:48:00(Xem: 12517)
Thời sự thế giới

cop27

Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự.

 

Nhân dịp này, cộng đồng quốc tế hy vọng là các mục tiêu để giải quyết các vấn đề khẩn thiết sẽ được cải thiện. Thách thức quan trọng nhất là việc giữ sao cho sự nóng lên trong toàn cầu dưới 2 độ theo Thỏa thuận tại Paris năm 2015 đề ra sẽ được khả thi, chuyên đề này được thảo luận chi tiết hơn. Việc điều hành Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại" cũng sẽ là một chủ đề chính thức của cuộc đàm phán. Vì hội nghị diễn ra tại châu Phi, nên chính giới quốc tế sẽ đặc biệt chú ý nhiều hơn đến các vấn đề viện trợ phát triển cho các nước nghèo.

 

Mục tiêu nguyên thuỷ: 2 hoặc 1,5?

 

Tình hình chung của thế giới hiện nay vẫn còn quá nhiều biến động, nên việc đạt được cách giải quyết về biến đổi khí hậu càng trở nên khó khăn hơn. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc ước tính là vào cuối thế kỷ này tình trạng nóng lên trong toàn cầu là khoảng 2,5 độ, nhưng mục tiêu này chỉ đạt được khi nào tất cả các quốc gia đồng thanh tuân thủ các cam kết để bảo vệ.

 

Khi những kế hoạch này thành hiện thực, thì may ra sự nóng lên mới có thể bị giới hạn ở mức 1,7 độ. Trong Thỏa thuận tại Paris năm 2015, cộng đồng quốc tế tự đặt ra mục tiêu hạn chế sự nóng lên là ở mức dưới 2 độ, nếu có thể may ra còn dưới 1,5 độ.

 

Tuy nhiên, kể từ sau năm 2015 đã có những thay đổi. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc thậm chí còn dự đoán là tình trạng nóng dần lên có thể đến khoảng 3,5 độ, cho dù tất cả các cam kết quốc tế được thực hiện đầy đủ. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (International governmental Panel on Climate Change, IPCC) cũng khẩn trương khuyến cáo là đã đến lúc cần phải giữ mức ấm dưới 1,5 độ.

 

Ngày nay, bầu khí quyển ấm hơn khoảng 1,2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thực tế trong năm qua cho thấy là 1/3 diện tích của Pakistan bị nhận chìm và 33 triệu dân phải di tản. Châu Âu bị khô hạn và cháy rừng, trong khi Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ lâm cảnh nóng như thiêu đốt chưa từng có. Các đợt nắng nóng, hạn hán, bão to và mưa giông với lượng nước cực mạnh đang ngày càng gia tăng khăp nơi. Do đó, nhìn chung, tất cả các thảm hoạ này đều có mối liên hệ rõ ràng với sự nóng lên trong toàn cầu.

 

Các chuyên gia cảnh báo là ngay khi mức ấm chỉ là 1,5 độ, tình trạng thiệt hại chung đã là trầm trọng, nếu lên ở mức 2 độ thì tất nhiên hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra, nhất là các nguồn lương thực của thế giới sẽ bị đe dọa và gần như tất cả các rạn san hô sẽ bị phá hủy.

 

Theo tài liệu của Climate Action Tracker do New Climate Institute và các đối tác xuất bản, nếu chiếu theo Thỏa thuận tại Paris, thì không một quốc gia nào của các nước công nghiệp và mới nổi hiện nay đang hoàn thành nghĩa vụ về mặt bảo vệ khí hậu. Chỉ có Liên Âu là vẫn đang hoạt động tương đối tốt khi đặt mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 và trung hòa với khí hậu vào giữa thế kỷ này.

 

Các chủ đề chính

 

Đầu tiên là cải thiện các mục tiêu về biến đổi khí hậu. Trong lần hội nghị gần đây nhất tại Glasgow vào năm 2021, một số quốc gia đã đưa ra các tham vọng cao hơn, nhưng khoảng cách giữa ước vọng và thực tế vẫn còn xa nhau. Do đó, chủ đề này được đưa trở lại vào trong chương trình nghị sự và theo dự đoán sẽ còn nhiều tranh luận trong tương lai. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy là có nhiều tiến bộ.

 

Năm nay, trong số các nước phát ra khí thải có hiệu ứng nhà kính, chỉ có Úc là đã đệ trình được các mục tiêu mới và cao hơn đáng kể. Mỹ đã hỗ trợ các kế hoạch bằng luật pháp, giúp cho việc thực hiện trở nên khả thi hơn. Một số quốc gia đã đệ trình các mục tiêu mới, nhưng không thể cải thiện việc thực thi nếu so với các kế hoạch trước đây.

 

Thứ hai là các biện pháp thích nghi với môi trường thay đổi. Thủ tục cũng tương tự như vậy, nghĩa là, mỗi quốc gia phải tự trình bày kế hoạch cụ thể, bao gồm việc xây dựng đê điều khi mực nước biển dâng cao, hệ thống tưới nhân tạo khi lượng mưa không đủ và xây dựng nơi trú ẩn ở những khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt và bão của mình.

 

Nhìn chung, đó là các dự án khác nhau, nhưng cùng mục tiêu là để cho tất cả các nước có thể sống trong một thế giới bình yên hơn. 

 

Thứ ba là việc hoạt động của Quỹ "Tồn thất và Thiệt hại". Thảm hoạ về môi trường trong toàn cầu hiện nay chủ yếu là do các nước công nghiệp phát triển gây ra, và trong khoảng thời gian sau này các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ cũng có một phần trách nhiệm đáng kể.

 

Trong khi đó, các nước đang trên đường phát triển luôn phải chịu một phần lớn thiệt hại. Trong hơn mười năm qua, họ cũng đã lên tiếng yêu cầu bồi thường thiệt hại, đặc biệt là đối với các thảm hoạ nghiêm trọng và giải pháp thích nghi không còn khả thi, chẳng hạn như những cơn bão có cường độ lớn chưa từng có.

 

Về mặt pháp lý, các nước đang phát triển lập luận dựa theo nguyên tắc chung là người gây ô nhiễm phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

 

Tuy nhiên, tại COP 26 tại Glasgow, các nước công nghiệp vẫn từ chối công nhận các đòi hỏi này và tìm cách đưa ra một giải pháp đối thoại kéo dài 3 năm để thảo luận trong chi tiết về tài trợ.   

 

Tại Sharm el-Sheikh, lần đầu tiên, vấn đề này được chính thức đưa vào chương trình nghị sự và phản ảnh tinh thần đoàn kết với các nạn nhân của thảm hoạ khí hậu. Điển hình nhất hiện nay là Đan Mạch, quốc gia đầu tiên đã đồng ý tham gia thanh toán.

 

Các nước nghèo cần được nhận tiền từ các nước giàu để tài trợ cho các biện pháp bảo vệ khí hậu và thích ứng với môi trường. Năm 2009, các nước công nghiệp phát triển đã cam kết là sẽ tăng các khoản chi trả này và kể từ năm 2020 sẽ trả 100 tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, lời hứa này đã không được tôn trọng. Trong lần hội nghị này tại Sharm el-Sheikh, việc thực thi lời hứa này sẽ được đề cập.

 

Theo một dự tính mới nhất được đệ trình tại COP 27, mỗi năm các nước nghèo cần một số lượng chung khoảng 2.400 tỷ đô la để tài trợ cho các biện pháp phòng chống.  

 

Cuối cùng, các chủ đề phát triển hydro xanh, nguồn nước và an ninh lương thực, suy giàm tăng trưởng kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát cũng sẽ được thảo luận.  

 

Các nhóm quyền lợi khác nhau

 

Dù các quốc gia sẳn sàng tham gia đàm phán, nhưng thực ra, họ cùng kết hợp nhau theo quyền lợi riêng biệt của từng nhóm.

 

Ví dụ như Liên Âu, các quốc đảo ở Karibik và Thái Bình Dương và một số quốc gia khác đề ra một "Liên minh với tham vọng cao" và kêu gọi tất cả nên đặt ra các mục tiêu sâu rộng nhất nếu có thể.

 

"Nhóm 77 cộng với Trung Quốc” là nơi tập hợp của các nước đang phát triển. Từ lâu, nhóm này đã quy tụ được hơn 100 quốc gia, dù là theo các lợi ích chung, nhưng còn cách xa nhau về quyền lợi riêng. Nhiều quốc gia trong số này muốn là sẽ được bảo vệ tối đa; nhưng ngược lại, trong những năm gần đây, Trung Quốc thường đóng vai trò là người kềm hãm các yêu sách.

 

Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tạo thành một nhóm để hành động tập thể. Trung Quốc và Mỹ là hai nước gây ô nhiễm nhất thế giới lại đang có nhiều xung đột đủ loại khác nhau, nên đó cũng là một trở ngại chính cho việc hợp tác để giải quyết về vấn đề khí hậu.

 

Sau cùng, có những "quốc gia kém phát triển nhất", các quốc gia đặc biệt quá nghèo, các quốc đảo nhỏ, một số trong đó bị đe dọa bị huỷ diệt bởi mực nước biển dâng cao và nhóm các nước châu Phi. Họ đang tự sắp xếp lại vị thế mình tại các hội nghị về khí hậu.

 

Riêng về Liên Âu đàm phán với tư cách một cơ chế tổng thể và không phải làm đại diện riêng cho từng quốc gia .

 

Địa điểm hội nghị

 

Hội nghị đang diễn ra tại châu Phi, nên cũng sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt hơn của các nước tham dự về các chương trình viện trợ phát triển dành cho các nước nghèo.

 

Ban tổ chức hội nghị tỏ ra coi trọng việc hỗ trợ cho các quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương nhiều hơn. Các nước công nghiệp phát triển vẫn chưa giữ lời cam kết trong việc tài trợ cho các biện pháp thích nghi với môi trường và điều này sẽ cần phải được thay đổi.

 

Tuy nhiên, áp lực phải hành động giúp cho châu Phi là vô cùng to lớn trước các nạn đói. Dưới áp lực chính trị của các nước châu Phi, vấn đề bồi thường tổn thất cũng sẽ có một vị trò quan trọng trong chương trình nghị sự.

 

nh hưởng của cuộc chiến Ukraine

 

Cuộc chiến Ukraine làm phức tạp thêm cho diễn biến các cuộc đàm phán tại Ai Cập và nhất là làm chuyển hướng phần nào sự quan tâm của chính giới quốc tế trong việc bảo vệ khí hậu.

 

Thế giới ngày càng bị phân hoá thành nhiều khối, và sự sẵn sàng hành động vì mục tiêu cao cả chung đã bị giảm đi. Tinh trạng thiếu hụt về nguyên liệu năng lượng hóa thạch đã dẫn đến sự khai thác các mỏ mới. Nhưng nếu các mục tiêu về khí hậu được đáp ứng, thì không có mỏ than, dầu hoặc khí đốt mới nào có thể cần được khai thác thêm.

 

Tuy nhiên, giá năng lượng tăng cũng tạo thuận lợi cho việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và không chứa CO2, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Nhiều quốc gia muốn đẩy nhanh việc mở rộng các chương trình này, vì đó cũng là một cách để đảm bảo cho nguồn cung cấp năng lượng được an toàn. Điều này có thể dẫn đến vấn đề là cuộc chiến Ukraine thậm chí còn gây ra những hậu quả tích cực cho việc bảo vệ khí hậu trong lâu dài.

 

Cuộc chiến còn tiếp diễn và cũng đang khiến cho giá cả tăng cao và thiếu lương thực. Tình thế đổi thay khiến cho các nước chuyển sang mục tiêu là tham gia đấu tranh cho việc phân phối lương thực trong toàn cầu được công bằng hơn đang gia tăng. Biến chuyển này có thể làm suy yếu đến tinh thần sẵn sàng dấn thân để tranh đấu cho việc bảo vệ khí hậu.

 

Ý nghĩa của hội nghị

 

Bảo vệ môi trường chỉ có thể thực hiện khi được thông qua việc hợp tác quốc tế. Các hội nghị về khí hậu là một diễn đàn duy nhất mà trong đó các nước lớn, nhỏ, giàu, nghèo làm việc cùng nhau trên một nền tảng bình đẳng.

 

Công luận thường chỉ trích hữu lý là các tiến bộ đạt được qua các hội nghị về khí hậu quá chậm chạp hay đúng hơn là không hiệu quả đúng mức.

 

Tuy thế, hiện nay, các nhà đấu tranh môi trường cho là hầu như không có hình thức nào khác có thể thay thế được như hiện nay. Đặc biệt là đối với các nước nghèo, hội nghị này còn là nơi tạo ra một diễn đàn đa phương tốt nhất để thu hút sự quan tâm, nhất là huy động được sự tham gia của các xã hội dân sự khắp thế giới

 

Hội nghi COP27 sẽ là tâm điểm của công luận trong toàn cầu trong ít nhất hai tuần. Đây là dịp để cho nhiều kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày bên lề các hội nghị và các nhóm lợi ích sẽ thể hiện rõ quan điểm của họ. Quan điểm của các nhóm lợi ích đặc biệt là bị chỉ trích gay gắt nhất, bởi vì họ cho là việc bảo vệ khí hậu là ít quan trọng hơn.

Theo như thông lệ, tại COP 27 cũng là nơi các nguyên thủ các quôc gia sẽ tranh thủ gặp nhau qua hình thức tham khảo song phương không chính thức để giải quyết các vấn đề hợp tác liên hệ.

 

Kết luận

 

Cuối cùng, theo các dự đoán cho thấy là, vấn đề chủ yếu không phải là quy mô của hội nghị, mà là kết quả đạt được sẽ quá khiêm nhường và không phù hợp. Tuy nhiên, nếu việc bảo vệ khí hậu ít được chú ý, thì kết quả mang lại có lẽ sẽ còn ít hơn nữa.

 

Mọi dự đoán tổng quan về triển vọng thành công của Hội nghị COP 27 ở đây có thể sai lạc và kết quả thực tế sau ngày 18 tháng 11 năm 2022 hy vọng sẽ mang lại một câu trả lời chính xác và lạc quan hơn.

 

– Đỗ Kim Thêm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
Cơ quan Hàng hải Madagascar cho biết, một vụ tai nạn chìm tàu ngoài khơi bờ biển đông bắc Madagascar đã giết chết ít nhất 83 người, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021. Theo Cơ quan Hải Cảng Sông và Biển (APMF), con tàu chở 138 người bị chìm vào khuya Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021. Hiện có 50 người đã được cứu và 5 người vẫn đang mất tích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.