Hôm nay,  

Báo Nguy: Anh Ngữ Xâm Lăng Toàn Cầu

13/11/200000:00:00(Xem: 7253)
Ở thủ đô Rio de Janeiro của Brazil (Ba Tây) xuất hiện ngày càng nhiều những dòng chữ tiếng Anh ở các trung tâm mua sắm. Bên cạnh bảng hiệu "centros comerciais" nay thường thấy chữ "sale" bên cạnh chữ "descontos". Tiệm ăn có tên New Garden, tiệm toc có tên "Exuberant" và tiệm đồng hồ lấy tên "Overtime". Brazil là nước ngoại quốc nói tiếng Bồ Đào Nha đông dân nhất thế giới, đang chứng kiến cuộc xâm lăng thầm lặng và không bị chống cự, thậm chí dân biểu Aldo Rebelo phải lên tiếng hô hào chống lại "sự bất kính đối với ngôn ngữ của chúng ta". Ông cũng bảo trợ một đề luật nhằm bảo vệ nền văn hóa đang bị tổn thương của Brazil.

Hành động của dân biểu Rebelo cũng là phản ướng lại trào lưu toàn cầu hóa kinh tế. Ở Ba Lan, cũng đã có luật cấm ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày trừ phi có lời dịch đi kèm. Ở nước Pháp, cũng đã nổi lên chiến dịch đả phá cái-gọi-là Franglais (tiếng Pháp lai Anh).

Tiếng Bồ Đào Nha, được 200 triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ phổ thông vào hàng thứ 8 của thế giới. Ông Rebelo, một đảng viên đảng Cộng Sản Brazil, qua đề luật trình Quốc Hội, đòi hỏi tiếng Brazil phải được sử dụng trong mọi sinh hoạt xã hội, kinh doanh và những nghi lễ chính thức. Thậm chí, ông đã phê bình TT Cardoso đã xen thành ngữ "fast track" vào một diễn văn mới đây. Ông dân biểu bảo thủ này cũng thừa biết rằng những đề nghị của ông khó đem cưỡng chế, nên ông không đưa ra những biện pháp chế tài. Nhưng, ít nhất ông cũng đòi cưỡng bach những người vi phạm luật hạn chế ngoại ngữ phải theo học một lớp Bồ-ngữ! (xin mở ngoặc ở đây: tiếng Bồ Đào Nha cũng chẳng phải là tiếng mẹ đẻ của dân bản địa, mà là ngôn ngữ của đế quốc Bồ Đào Nha đấy thôi).

Dân biểu Rebelo giải thich thêm rằng đề luật của ông không giới hạn quyền tự do phát biểu, mà chỉ nhằm thức tỉnh công chúng về sự xâm lấn của Anh ngữ. Hồi Tháng 8, đề luật của dân biểu Rebelo đã được Viện Dân Biểu đồng thanh chấp thuận đã chuyển sang Viện Bảo Hiến và Ủy Hội Tư Pháp, hi vọng sẽ được đưa ra biểu quyết tại khoáng đại Quốc Hội vào đầu năm 2001. Ông Rebelo cho biết 189 trong 500 dân biểu hứa ủng hộ.

Ngoài xã hội, tiếng Anh đang là phong trào, có sức thu hút sự chú ý của công chúng, nhất là ở các lãnh vực tài chánh, thương mại, du lịch. Tại trung tâm mua sắm Morumbi giữa thành phố Sao Paolo, bảng hiệu của 93 trong số 252 cửa hàng có tiếng Anh. Theo luật do dân biểu Rebelo đề nghị, tình trạng này sẽ thay đổi : trên thực đơn của cac nhà hàng, sẽ không còn chữ "hotdog", tiệm giặt phải xóa bỏ chữ "laundromat", cửa kính ngân hàng mất đi dòng chữ "personal banking", và ... các đại hội nhạc rock phải ca hát bằng tiếng Bồ Đào Nha!

Ông dân biểu Rebelo công nhận rằng những từ ngữ tiếng Anh thông dụng "e-mail", "mouse", "delete" hàng đêm xâm nhập tiếng Bồ. Nhưng, ông cả quyết rằng tiếng Bồ rất phong phú, tại sao không dùng chữ "entrega a domicilo" mà phải nói là "delivery", tại sao không nói "maniobrista" mà phải là "valet parking" chứ ". Các nhà ngôn ngữ đồng ý cả hai tay.

Tuy nhiên, giáo sư Antonio Olinto, một thành viên khả kính của Viện Ngôn Ngữ Quốc Gia, bảo rằng khi tiếng Anh đã trở thành thông dụng trong nền thương mại quốc tế, tarò lưu đó không thể cản được. Ông nói : Có một cách để đối phó là chấp nhận, đồng hóa nó, thí dụ như chữ "football" biến thành "futebol" - thì có sao - vì giữa thế giới toàn cầu hóa, không tránh vào đâu được. Ông Rebelo hi vọng trào lưu tiếng Anh sẽ không lên cao, và ông khuyên công chúng hãy tham khảo nhật báo O Estado, có tiếng là sử dụng tiếng Bồ Đào Nha nghiêm trang và chuẩn xác, khi định sử dụng một từ ngữ ngoại quốc thay vì tiếng Bồ.

Nói thì nói thế, một ông chủ tiệm vải nói khách hàng của ông ai cũng biết tấm bảng "sale" có nghĩa là hàng hóa đang được bán hạ giá, hoặc "50% off" thì ai cũng hiểu là bớt 50%. Nhìn sang châu Á, người Nhật từ lâu tự hào là con cháu Thái Dương Thần Nữ, chê tiếng Anh, tỉ lệ người biết tiếng Anh thấp hơn Thái Lan, Đài Loan, VN, cuối thế kỷ 20 đã phải nhượng bộ. Vì toàn cầu hóa. Vì Interenet, vì e-commerce. Một thương gia Tokyo trả đến 400đô/ngày để vào "nhà sinh hoạt kiểu Mỹ" - nơi mọi sinh hoat viên hoàn toàn nói tiếng Anh - để thực hành tiếng Anh thường đàm, như người Mỹ. Ở VN, sau ngày Washington bỏ cấm vận, năm 95, Hà Nội đã phát động phong trào học tiếng Anh trong hàng ngũ cán bộ đảng viên phải tiếp xúc với người ngoại quốc. (cước chú : tiếng quan thoại của người Hoa được sử dụng nhiều nhất thế giới - 1 tỉ người, tiếng Anh 514 triệu, tiếng Bồ 194 triệu - hạng 8, tiếng Pháp 129 triệu - hạng 9, tính vào giữa năm 99, theo sách World Almanac).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BEIJING - 1 năm sau ngày chiến tranh thương mại phát sinh giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, số nước bị thiệt hại là đông hơn phe thủ lợi.
HONG KONG - Báo địa phương Hong Kong đưa tin: phe thân chính quốc định tổ chức 1 đợt biểu tình quy mô vào ngày Thứ Bảy 20-7, mục tiêu là vận động cư dân lưng chừng lên án bạo động và hậu thuẫn cảnh sát.
BEIJING - Các nhà phát triển phi cơ chiến đấu của Chengdu Aerospace đang ra sức thiết kế mẫu phi cơ ngắn hơn J-20 để thích hợp với dàn “búng” của hàng không mẫu hạm.
TAIPEI - Phe cứng rắn chủ trương Taiwan độc lập định tổ chức đảng mới để chống lại TT Tsai.
BEIJING - Giới phân tích dự báo Trung Cộng chi 218 tỉ MK từ nay đến 2025 về phát triển hệ thống viễn thông di động thế hệ mới 5G.
WASHINGTON - Nhiều doanh nghiệp Trung Cộng bị Hoa Kỳ tố cáo giúp Iran luồn lách trừng phạt, Trung Cộng phản đối.
TEHRAN - Lên tiếng tại phái bộ Iran tại New York vào ngày 18/07, ngoại trưởng Javad Zarif khẳng định Saudi Arabia, chứ không phải Iran, chịu trách nhiệm về bất ổn trong vùng, và lên án chính quyền Trump giả mù trước các hành động quấy rối của vương triều Riyadh.
Khoảng giữa tháng 07/2019, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Flinder, miền nam Australia đã phát triển thành công một loại vaccine được thiết kế hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
GENEVA - Vào ngày Thứ Tư 17/07, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO loan báo: dịch Ebola tại Congo là khẩn cấp y tế, và là quan ngại quốc tế.
LONDON - Nhu cầu mượn nợ năm 2020 có thể tăng gấp đôi nếu Brexit không thỏa thuận xẩy ra.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.