Hôm nay,  

Báo Nguy: Anh Ngữ Xâm Lăng Toàn Cầu

13/11/200000:00:00(Xem: 6314)
Ở thủ đô Rio de Janeiro của Brazil (Ba Tây) xuất hiện ngày càng nhiều những dòng chữ tiếng Anh ở các trung tâm mua sắm. Bên cạnh bảng hiệu "centros comerciais" nay thường thấy chữ "sale" bên cạnh chữ "descontos". Tiệm ăn có tên New Garden, tiệm toc có tên "Exuberant" và tiệm đồng hồ lấy tên "Overtime". Brazil là nước ngoại quốc nói tiếng Bồ Đào Nha đông dân nhất thế giới, đang chứng kiến cuộc xâm lăng thầm lặng và không bị chống cự, thậm chí dân biểu Aldo Rebelo phải lên tiếng hô hào chống lại "sự bất kính đối với ngôn ngữ của chúng ta". Ông cũng bảo trợ một đề luật nhằm bảo vệ nền văn hóa đang bị tổn thương của Brazil.

Hành động của dân biểu Rebelo cũng là phản ướng lại trào lưu toàn cầu hóa kinh tế. Ở Ba Lan, cũng đã có luật cấm ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày trừ phi có lời dịch đi kèm. Ở nước Pháp, cũng đã nổi lên chiến dịch đả phá cái-gọi-là Franglais (tiếng Pháp lai Anh).

Tiếng Bồ Đào Nha, được 200 triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ phổ thông vào hàng thứ 8 của thế giới. Ông Rebelo, một đảng viên đảng Cộng Sản Brazil, qua đề luật trình Quốc Hội, đòi hỏi tiếng Brazil phải được sử dụng trong mọi sinh hoạt xã hội, kinh doanh và những nghi lễ chính thức. Thậm chí, ông đã phê bình TT Cardoso đã xen thành ngữ "fast track" vào một diễn văn mới đây. Ông dân biểu bảo thủ này cũng thừa biết rằng những đề nghị của ông khó đem cưỡng chế, nên ông không đưa ra những biện pháp chế tài. Nhưng, ít nhất ông cũng đòi cưỡng bach những người vi phạm luật hạn chế ngoại ngữ phải theo học một lớp Bồ-ngữ! (xin mở ngoặc ở đây: tiếng Bồ Đào Nha cũng chẳng phải là tiếng mẹ đẻ của dân bản địa, mà là ngôn ngữ của đế quốc Bồ Đào Nha đấy thôi).

Dân biểu Rebelo giải thich thêm rằng đề luật của ông không giới hạn quyền tự do phát biểu, mà chỉ nhằm thức tỉnh công chúng về sự xâm lấn của Anh ngữ. Hồi Tháng 8, đề luật của dân biểu Rebelo đã được Viện Dân Biểu đồng thanh chấp thuận đã chuyển sang Viện Bảo Hiến và Ủy Hội Tư Pháp, hi vọng sẽ được đưa ra biểu quyết tại khoáng đại Quốc Hội vào đầu năm 2001. Ông Rebelo cho biết 189 trong 500 dân biểu hứa ủng hộ.

Ngoài xã hội, tiếng Anh đang là phong trào, có sức thu hút sự chú ý của công chúng, nhất là ở các lãnh vực tài chánh, thương mại, du lịch. Tại trung tâm mua sắm Morumbi giữa thành phố Sao Paolo, bảng hiệu của 93 trong số 252 cửa hàng có tiếng Anh. Theo luật do dân biểu Rebelo đề nghị, tình trạng này sẽ thay đổi : trên thực đơn của cac nhà hàng, sẽ không còn chữ "hotdog", tiệm giặt phải xóa bỏ chữ "laundromat", cửa kính ngân hàng mất đi dòng chữ "personal banking", và ... các đại hội nhạc rock phải ca hát bằng tiếng Bồ Đào Nha!

Ông dân biểu Rebelo công nhận rằng những từ ngữ tiếng Anh thông dụng "e-mail", "mouse", "delete" hàng đêm xâm nhập tiếng Bồ. Nhưng, ông cả quyết rằng tiếng Bồ rất phong phú, tại sao không dùng chữ "entrega a domicilo" mà phải nói là "delivery", tại sao không nói "maniobrista" mà phải là "valet parking" chứ ". Các nhà ngôn ngữ đồng ý cả hai tay.

Tuy nhiên, giáo sư Antonio Olinto, một thành viên khả kính của Viện Ngôn Ngữ Quốc Gia, bảo rằng khi tiếng Anh đã trở thành thông dụng trong nền thương mại quốc tế, tarò lưu đó không thể cản được. Ông nói : Có một cách để đối phó là chấp nhận, đồng hóa nó, thí dụ như chữ "football" biến thành "futebol" - thì có sao - vì giữa thế giới toàn cầu hóa, không tránh vào đâu được. Ông Rebelo hi vọng trào lưu tiếng Anh sẽ không lên cao, và ông khuyên công chúng hãy tham khảo nhật báo O Estado, có tiếng là sử dụng tiếng Bồ Đào Nha nghiêm trang và chuẩn xác, khi định sử dụng một từ ngữ ngoại quốc thay vì tiếng Bồ.

Nói thì nói thế, một ông chủ tiệm vải nói khách hàng của ông ai cũng biết tấm bảng "sale" có nghĩa là hàng hóa đang được bán hạ giá, hoặc "50% off" thì ai cũng hiểu là bớt 50%. Nhìn sang châu Á, người Nhật từ lâu tự hào là con cháu Thái Dương Thần Nữ, chê tiếng Anh, tỉ lệ người biết tiếng Anh thấp hơn Thái Lan, Đài Loan, VN, cuối thế kỷ 20 đã phải nhượng bộ. Vì toàn cầu hóa. Vì Interenet, vì e-commerce. Một thương gia Tokyo trả đến 400đô/ngày để vào "nhà sinh hoạt kiểu Mỹ" - nơi mọi sinh hoat viên hoàn toàn nói tiếng Anh - để thực hành tiếng Anh thường đàm, như người Mỹ. Ở VN, sau ngày Washington bỏ cấm vận, năm 95, Hà Nội đã phát động phong trào học tiếng Anh trong hàng ngũ cán bộ đảng viên phải tiếp xúc với người ngoại quốc. (cước chú : tiếng quan thoại của người Hoa được sử dụng nhiều nhất thế giới - 1 tỉ người, tiếng Anh 514 triệu, tiếng Bồ 194 triệu - hạng 8, tiếng Pháp 129 triệu - hạng 9, tính vào giữa năm 99, theo sách World Almanac).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.