Hôm nay,  

Lừa Gạt Thí Sinh

10/03/201000:00:00(Xem: 3334)

Lừa Gạt Thí Sinh

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, năm nay nhiều trường đại học tại VN tiếp tục thông báo tuyển sinh viên  năm thứ nhất vào những ngành mà những trường này đã chính thức hoặc âm thầm đóng cửa vì không đủ sinh viên theo học vào cuối kỳ tuyển sinh năm  vưà qua.  Báo SGGP ghi nhận  về các chiêu thức lừa gạt thí  sinh của một số trường qua bản tin như sau.
Mùa tuyển sinh 2009 vừa hạ màn cũng là lúc Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Văn Hiến TPSG ngậm ngùi thông báo: "Năm học 2009-2010 nhà trường đóng cửa 5 ngành là xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, tiếng Anh kinh thương và ngành điện tử - viễn thông, vì không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp, mỗi ngành nhiều nhất cũng chưa tới chục thí sinh.
Cùng lúc đó, các ngành Trung Quốc học và Trung văn, Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) TPSG lèo tèo vài thí sinh. Ngành tiếng Nhật của Trường ĐHDL Hùng Vương cũng kiếm không đủ chục thí sinh... Các ngành song ngữ Nga-  Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Trường ĐH Sư phạm TPSG thì èo uột khi có chưa tới 20 thí sinh mỗi ngành.


Thật bất ngờ, mùa tuyển sinh năm 2010 các trường nói trên vẫn tiếp tục "đăng ký chỉ tiêu" tuyển sinh cho những ngành này, với hy vọng năm nay may hơn năm trước. Nhưng, nhìn vào cách thông báo tuyển sinh của các trường cũng thấy sự mơ hồ, không rõ chỉ tiêu cho từng ngành. Cụ thể, một số trường như Trường ĐH Huflit, Hùng Vương... thông báo tuyển sinh những ngành nói trên nhưng vẫn bỏ trống chỉ tiêu để mặc thí sinh mò mẫm. Trong khi đó, Trường ĐH Văn Hiến dù trước đó đã tuyên bố đóng cửa 5 ngành (không mở lớp) nhưng cũng vẫn đưa ra từ 60 đến 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Điển hình như ngành Văn hóa học, Xã hội học, Việt Nam học đã hai năm liên tiếp vừa qua không thể mở lớp, nhưng năm nay Trường ĐH Văn Hiến vẫn cố gắng tuyển sinh với mong muốn sẽ gặp may mắn hơn. Như vậy, khi đã không đủ số lượng để mở lớp thì những thí sinh đã đậu vào các ngành học này đành lòng chấp nhận sự "động viên" của nhà trường để cay đắng học một ngành khác mà mình chẳng yêu thích gì.
Vì nguồn thu, hay nói cách khác là lo thiếu người học, là nỗi lo thường trực của các trường vào mỗi mùa tuyển sinh, nên dẫn đến nhiều trường vẫn cố gắng giữ ngành để "đăng ký chỉ tiêu". Giải thích việc tại sao thông báo đóng cửa một số ngành học nhưng rồi lại mở, ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Trường cố duy trì những ngành này với tâm trạng còn tùy vào việc hên xui, biết đâu năm nay lại có nhiều thí sinh ghi danh thi vào.
Bạn,
Báo SGGP phân tích rằng phần lớn các ngành học ở các trường  đại học ngoài công lập chínhyếu là chạy theo phong trào, thiếu định hướng đào tạo, dù giáo trình, giảng viên chưa hoàn chỉnh. Thậm chí, mỗi năm nhiều trường vẫn cứ mở thêm ngành để tuyển sinh viên. Hậu quả là  các trường phải bố trí học ghép lớp, thuê mướn phòng học rải rác nhiều nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khủng bố… Có khủng bố mức độ nhỏ, như bọn thanh niên trong xóm, có khủng bố kiểu du kích chiến tranh, có khủng bố kiểu ám sát chuyên nghiệp, và có khủng bố kiểu trách nhiệm nhà nước…
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.
Hôm 18 tháng 12 là Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day)... Nghe bùi ngùi... có vẻ như di cư đã nằm sẵn trong căn tính dân tộc...
Bản tin Nga Sputnik ghi một tin theo báo Pháp Luật cho biết rằng vào sáng 16-12, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.SG tổ chức mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26-12).
Tuyệt vời. Nhà thơ Bùi Giáng cũng là một mùa xuân của ngôn ngữ Việt, bởi vì hình như và có thể là, họ Bùi là nhà thơ tuyệt vời của những thập niên hậu thế kỷ 20,
Trong khi đó, từ 2 tuần nay, các doanh nhân Sài gòn, Chợ Lớn, hà Nội, Đà Nẵng... đã xôn xao, rủ nhau mua vàng, mua đôla, mua đất... để sẽ né trận mưa bão đổi tiền.
Điều suy nghĩ từ lâu ai cũng có, nhà nước CHXHCNVN nhiều lần đổi tiền, để đánh tư bản, và để giới quan chức và con buôn thân cận trục lợi, không lẽ lần này tránh né chuyện đổi tiền?
Việt kiều là mỏ vàng… Đúng vậy. Không phải lời của các cô gái Sài Gòn hay Hà Nội đâu… Đó là thực tế, chính phủ cũng thấy như thế. Và mùa Tết này, các mỏ vàng biết đi này sẽ rủ nhau về tưng bừng.
Bản tin nói, chuyện đau lòng này xảy ra hôm Chủ Nhật 11/12/2016, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó vào thời gian này, có hai người đàn ông ăn mặc tuyềnh toàng,
Tại Việt Nam, chuyện gì cũng chậm trễ. Có phải bởi vì dân mình ưa nhậu hơn suy nghĩ, ưa chơi cờ tướng hơn là đọc sách, ưa ngồi cà phê thay vì lặn lội tìm mưu cứu nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.