Hôm nay,  

Lừa Gạt Thí Sinh

10/03/201000:00:00(Xem: 3349)

Lừa Gạt Thí Sinh

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, năm nay nhiều trường đại học tại VN tiếp tục thông báo tuyển sinh viên  năm thứ nhất vào những ngành mà những trường này đã chính thức hoặc âm thầm đóng cửa vì không đủ sinh viên theo học vào cuối kỳ tuyển sinh năm  vưà qua.  Báo SGGP ghi nhận  về các chiêu thức lừa gạt thí  sinh của một số trường qua bản tin như sau.
Mùa tuyển sinh 2009 vừa hạ màn cũng là lúc Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Văn Hiến TPSG ngậm ngùi thông báo: "Năm học 2009-2010 nhà trường đóng cửa 5 ngành là xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, tiếng Anh kinh thương và ngành điện tử - viễn thông, vì không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp, mỗi ngành nhiều nhất cũng chưa tới chục thí sinh.
Cùng lúc đó, các ngành Trung Quốc học và Trung văn, Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) TPSG lèo tèo vài thí sinh. Ngành tiếng Nhật của Trường ĐHDL Hùng Vương cũng kiếm không đủ chục thí sinh... Các ngành song ngữ Nga-  Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Trường ĐH Sư phạm TPSG thì èo uột khi có chưa tới 20 thí sinh mỗi ngành.


Thật bất ngờ, mùa tuyển sinh năm 2010 các trường nói trên vẫn tiếp tục "đăng ký chỉ tiêu" tuyển sinh cho những ngành này, với hy vọng năm nay may hơn năm trước. Nhưng, nhìn vào cách thông báo tuyển sinh của các trường cũng thấy sự mơ hồ, không rõ chỉ tiêu cho từng ngành. Cụ thể, một số trường như Trường ĐH Huflit, Hùng Vương... thông báo tuyển sinh những ngành nói trên nhưng vẫn bỏ trống chỉ tiêu để mặc thí sinh mò mẫm. Trong khi đó, Trường ĐH Văn Hiến dù trước đó đã tuyên bố đóng cửa 5 ngành (không mở lớp) nhưng cũng vẫn đưa ra từ 60 đến 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Điển hình như ngành Văn hóa học, Xã hội học, Việt Nam học đã hai năm liên tiếp vừa qua không thể mở lớp, nhưng năm nay Trường ĐH Văn Hiến vẫn cố gắng tuyển sinh với mong muốn sẽ gặp may mắn hơn. Như vậy, khi đã không đủ số lượng để mở lớp thì những thí sinh đã đậu vào các ngành học này đành lòng chấp nhận sự "động viên" của nhà trường để cay đắng học một ngành khác mà mình chẳng yêu thích gì.
Vì nguồn thu, hay nói cách khác là lo thiếu người học, là nỗi lo thường trực của các trường vào mỗi mùa tuyển sinh, nên dẫn đến nhiều trường vẫn cố gắng giữ ngành để "đăng ký chỉ tiêu". Giải thích việc tại sao thông báo đóng cửa một số ngành học nhưng rồi lại mở, ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Trường cố duy trì những ngành này với tâm trạng còn tùy vào việc hên xui, biết đâu năm nay lại có nhiều thí sinh ghi danh thi vào.
Bạn,
Báo SGGP phân tích rằng phần lớn các ngành học ở các trường  đại học ngoài công lập chínhyếu là chạy theo phong trào, thiếu định hướng đào tạo, dù giáo trình, giảng viên chưa hoàn chỉnh. Thậm chí, mỗi năm nhiều trường vẫn cứ mở thêm ngành để tuyển sinh viên. Hậu quả là  các trường phải bố trí học ghép lớp, thuê mướn phòng học rải rác nhiều nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chưa hết, hãy hình dung rằng Tập Cận Bình sẽ xin lỗi dân tộc Tây Tạng về những tội lỗi chiếm đất Tây Tạng, ra sức tàn bạo xóa sổ và đồng hóa nền văn hóa miền núi độc đáo này…
Trong khi đó, bản tin báo Công Lý đăng bản tin từ báo Công An Nhân Dan tựa đề "Cảnh giác trước các vụ trẻ em bị bắt cóc"...
Học tiếng Anh... là chuyện gian nan. Nhưng thời các cụ xưa, khi thấy cần phải đổi mới đất nước, đã ra sức học tiếng Tây. Học ngày, học đêm, học cả trong tù... vì học là để cứu nước.
Ủng hộ nội dung giám sát về bộ máy hành chính, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, nếu chúng ta muốn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắc phải đặt ra vấn đề này.
Sẽ có Luật này? Thế giới đã có Luật Biểu Tình, dân chúng thế giới (hầu hết, chỉ trừ các nước bạn của Hà Nội) đều được niềm vui biểu tình... nhưng rồi lại bị cấm biểu tình.
Chuyện nghe như là chỉ có trong trí tưởng tượng của một kẻ bại hoại đạo đức và mất lương tri, nhưng lại là chuyện có thật tại Việt Nam.
Dưới thời XHCN người dân hay nghe rêu rao rằng công an là bạn dân. Nếu điều này là đúng thì đã không có chuyện hầu như ngày nào cũng nghe công an đánh đập dân tàn nhẫn lắm khi đến chết!
Học giả Việt Hoàng trong bài viết “Hiện tượng dùng sai từ Hán Việt trên báo chí” ngày 4 tháng 7-2016 trên Infonet cho biết rất nhiều từ Hán Việt đã bị dùng sai.
Bây giờ, sẽ là chuyện khác. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cách khác, nhưng kết quả tương tự: sẽ có tòa án, làm theo luật, trên nguyên tắc. Nhưng là luật có thể co giãn.
Trong khi Báo Tiền Phong kể chuyện một bản đánh giá tác động môi trường viết sơ sài rất mực kinh dị, báo Giáo Dục VN kể chuyện một quan chức Hà Tĩnh nói rằng ai bảo rằng Formosa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.