Hôm nay,  

Lừa Gạt Thí Sinh

10/03/201000:00:00(Xem: 3555)

Lừa Gạt Thí Sinh

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, năm nay nhiều trường đại học tại VN tiếp tục thông báo tuyển sinh viên  năm thứ nhất vào những ngành mà những trường này đã chính thức hoặc âm thầm đóng cửa vì không đủ sinh viên theo học vào cuối kỳ tuyển sinh năm  vưà qua.  Báo SGGP ghi nhận  về các chiêu thức lừa gạt thí  sinh của một số trường qua bản tin như sau.
Mùa tuyển sinh 2009 vừa hạ màn cũng là lúc Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Văn Hiến TPSG ngậm ngùi thông báo: "Năm học 2009-2010 nhà trường đóng cửa 5 ngành là xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, tiếng Anh kinh thương và ngành điện tử - viễn thông, vì không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp, mỗi ngành nhiều nhất cũng chưa tới chục thí sinh.
Cùng lúc đó, các ngành Trung Quốc học và Trung văn, Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) TPSG lèo tèo vài thí sinh. Ngành tiếng Nhật của Trường ĐHDL Hùng Vương cũng kiếm không đủ chục thí sinh... Các ngành song ngữ Nga-  Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Trường ĐH Sư phạm TPSG thì èo uột khi có chưa tới 20 thí sinh mỗi ngành.


Thật bất ngờ, mùa tuyển sinh năm 2010 các trường nói trên vẫn tiếp tục "đăng ký chỉ tiêu" tuyển sinh cho những ngành này, với hy vọng năm nay may hơn năm trước. Nhưng, nhìn vào cách thông báo tuyển sinh của các trường cũng thấy sự mơ hồ, không rõ chỉ tiêu cho từng ngành. Cụ thể, một số trường như Trường ĐH Huflit, Hùng Vương... thông báo tuyển sinh những ngành nói trên nhưng vẫn bỏ trống chỉ tiêu để mặc thí sinh mò mẫm. Trong khi đó, Trường ĐH Văn Hiến dù trước đó đã tuyên bố đóng cửa 5 ngành (không mở lớp) nhưng cũng vẫn đưa ra từ 60 đến 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Điển hình như ngành Văn hóa học, Xã hội học, Việt Nam học đã hai năm liên tiếp vừa qua không thể mở lớp, nhưng năm nay Trường ĐH Văn Hiến vẫn cố gắng tuyển sinh với mong muốn sẽ gặp may mắn hơn. Như vậy, khi đã không đủ số lượng để mở lớp thì những thí sinh đã đậu vào các ngành học này đành lòng chấp nhận sự "động viên" của nhà trường để cay đắng học một ngành khác mà mình chẳng yêu thích gì.
Vì nguồn thu, hay nói cách khác là lo thiếu người học, là nỗi lo thường trực của các trường vào mỗi mùa tuyển sinh, nên dẫn đến nhiều trường vẫn cố gắng giữ ngành để "đăng ký chỉ tiêu". Giải thích việc tại sao thông báo đóng cửa một số ngành học nhưng rồi lại mở, ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Trường cố duy trì những ngành này với tâm trạng còn tùy vào việc hên xui, biết đâu năm nay lại có nhiều thí sinh ghi danh thi vào.
Bạn,
Báo SGGP phân tích rằng phần lớn các ngành học ở các trường  đại học ngoài công lập chínhyếu là chạy theo phong trào, thiếu định hướng đào tạo, dù giáo trình, giảng viên chưa hoàn chỉnh. Thậm chí, mỗi năm nhiều trường vẫn cứ mở thêm ngành để tuyển sinh viên. Hậu quả là  các trường phải bố trí học ghép lớp, thuê mướn phòng học rải rác nhiều nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là một giải thưởng về thi ca: Gabo Prize. Đúng ra, tên đầy đủ của giải này là: The Gabo Prize for Literature in Translation & Multi-Lingual Texts [Summer/Fall 2015].
Tổng Thống Barack Obama đón tiếp Tổng Bí Thư CSVN Nguyên Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc. Có lợi gì cho công nhân VN hay không?
“Mới đây nhất, một số người dân lại tiếp tục đập phá nhà máy và gây thương thương tích cho nhân viên của HTX Phúc Lợi (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên).
Học xong đại học là một thành công lớn cho thanh niên... Tuy nhiên, cũng là một nan đề hiện nay, khi tìm việc không còn dễ nữa.
Nhiều phần, im lặng có khi là truyền thống, có khi để giữ thân mình. Chỉ vì, quyền tự do phát biểu không được tôn trọng. Và do vậy, nói nhiều là tự hại thân mình.
Có bao nhiêu dân oan khiếu kiện? Câu trả lời là, có ít nhất 1,000 dân oan về thủ đô khiếu kiện đã bị bắt, đưa về nguyên quán... Đó là con số của chính phủ.
Bây giờ mới đọc thấy chuyện này, trên báo ngày 25/6/2015... trứng gà dỏm ở Hà Nội. Có vẻ như chưa phổ biến, chưa thấy ở diện rộng,
Thôi thì, mình cũng nhắc cho đỡ nhớ, một thời bẵng đi 40 năm, Miền Nam không còn thấy thực sự biểu tình thoải mái... Nghĩa là, có biểu tình không thoải mái, vì cứ mãi bị quay phim, chận bắt, hù dọa.
Nhà ngoại giao Trần Quang Cơ vừa ra đi. Nhưng lời ông cảnh giác về âm mưu Bắc Kinh có vẻ chưa được chính phủ Hà Nội chú ý lắm. Thực sự là đáng quan ngại.
Cho nên, ông bà mình nói, “sơn minh hải thệ,” nghĩa là viện ra cả núi, cả biển -- những gì rất là khổng lồ, để thốt lên lời thề.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.