Hôm nay,  

‘chuyên Viên’ Tìm Phế Liệu

13/09/200500:00:00(Xem: 5898)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v... Nhờ máy này, những người nhặt phế liệu có thể tìm kiếm ở mọi địa hình, dưới đất, dưới nước, dưới bùn.
Báo Đồng Nai cho biết: hiện nay, riêng tại thành phố Biên Hòa có không dưới 20 máy dò phế liệu nhưng chúng lại được chế tạo tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cấu trúc máy dò khá đơn giản gồm: 2 cục pin có điện thế cỡ 12 volts, 1 bộ phận cảm ứng từ, 1 cần dò có gắn ở phía đầu cái mâm hay vòng dò và một cặp tai nghe. Khi thao tác, người sử dụng mở dòng điện, cầm cần dò huơ, rà cách mặt đất từ 1-3 tấc. Tín hiệu sẽ phát ra... te...te... liên tục, truyền dẫn qua tai nghe. Nếu tín hiệu ngưng bặt, là có phế liệu, cho dù đó là mảnh kim loại nhỏ bằng cái... nút áo, ở độ sâu cả mét. Cư dân Phạm Văn Thành ngụ phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), có trên 20 năm sống bằng nghề nhặt phế liệu, trong đó có 9 năm sau này nhặt phế liệu bằng máy dò, cho biết thêm: "Máy dò tìm phế liệu xuất hiện từ khoảng năm 1996, tôi tìm mua nó ở tận Đà Nẵng. Giá hiện nay, tùy theo công suất "bắt" được phế liệu sâu hay cạn mà chúng có giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng".

Cũng theo báo ĐN, đi đầu trong việc "hiện đại hóa" công việc nhặt phế liệu có lẽ là một số "dân ve chai" ở các phường Bình Đa, Hố Nai... Ở các khu vực này, từ mờ sáng người thì lọc cọc trên chiếc xe đạp, kẻ thì vun vút trên chiếc xe máy "quá đát". Họ đèo trên xe những chiếc máy dò, cùng xà beng, cuốc, xẻng, búa tạ... Họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong và ngoài TP. Biên Hòa, có nơi xa hàng chục cây số. Địa bàn "làm nghề" của họ là các khu vực nhà cửa, đất đai đang giải tỏa, các bãi xà bần hay men theo các triền sông. Họ ít khi đi theo nhóm mà thường đi riêng lẻ. Cư dân Lê Như Giang, 30 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ ở phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa) một trong những "chuyên viên" dò tìm cho biết: "Cách nhặt phế liệu bọn tôi dò tìm hầu hết đều quen mặt nhau, nhưng chẳng mấy khi đi chung với nhau. Do phế liệu chôn vùi dưới đất ngày càng ít đi, nếu tập trung nhiều người cùng dò thì rất dễ đụng máy, có khi dẫn đến... đụng chạm".
Bạn,
Báo ĐN ghi nhận rằng nhờ máy dò tìm nên việc phát triển phế liệu chôn vùi dưới đất khá dễ dàng. Nhưng có nhiều lúc để lấy được chúng lên từ tay... Thổ địa lại là chuyện có khi phải hì hục cả ngày, nếu gặp phải phế liệu có kích cỡ lớn và nằm sâu dưới đất. Cho nên, việc lôi được "cục, tảng" phế liệu lên mặt đất ngoài "công" phát giác của máy dò còn có "sự góp sức" của xà beng, búa tạ, cuốc, xẻng... là những vật bất ly thân của người nhặt phế liệu..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, một trong những giá trị của vịnh Hạ Long là môi trường nước trong sạch và rạn san hô dày đặc. Nhưng đó chỉ là những giá trị của cách đây 15-20 năm. Còn bây giờ, môi trường nước ở nơi đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, còn san hô thì đã gần như biến mất. Vừa qua, các nhà khoa học về môi trường biển đã tiến hành một
Theo báo quốc nội, trên địa bàn miền Tây Nam phần, chợ nổi Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong những chợ nổi lớn có tiếng ở vùng sông nước Tây Nam bộ, cùng với chợ nổi Cái Bè, Ngã Bảy, Phụng Hiệp... Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn ghe xuồng đã lui tới tấp nập mua bán, trao đổi hàng hoá nông sản. Theo nhịp điệu sóng nước
Theo báo quốc nội, tại VN, cư dân ở một số thôn làng, thị trấn đang đối mặt với hiểm họa của ung thư. Trong khi có những "làng ung thư" ở trong tình trạng báo động với những biến chứng lạ thường mà chưa có được kết luận chính thức của các nhà khoa học, thì tại Hải Phòng lại xuất hiện thêm một "thị trấn ung thư" mới. Nhắc đến "K", ký hiệu
Duy Nam (11 tuổi) là thành viên "kỳ cựu" nhất trong nhóm gần chục trẻ lượm rác tại bến xe miền Tây (TP.SG). Từ vùng biên giới Tân Châu (tỉnh An Giang), hai bà cháu Nam dắt díu nhau lên SG khoảng ba năm nay. Thời gian đầu, bà và cháu cùng đi lượm rác. Đến khi thấy Nam có đôi chút "kinh nghiệm", bà ngoại Nam chuyển sang mua bán ve chai
Theo báo quốc nội, trước năm 1990, du khách xuyên Việt trên đường số 1, ngang qua cầu Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, nhìn về hướng tây sẽ thấy từng khối đen tròn nằm dọc theo bờ bắc sông Trà. "Khối đen tròn" đó chính là bờ xe nước, hay nói gọn như người xứ Quảng là bờ xe. Trước khi có công trình thủy lợi vào năm 1990, dân Quảng
Trong số các làng nghề cổ truyền tại miền Trung, có làng điêu khắc đá Non Nước nằm bên con sông Cổ Cò trên đường từ Đà Nẵng đi Hội An có tuổi đã non 400 năm. Nghề điêu khắc đá từng vinh danh trong quá khứ, và từ ngày làn sóng du lịch tràn qua, nó đã mang lại cho người dân dưới chân năm ngọn Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
Theo báo quốc nội, vào mỗi mùa hè, các hoạt động giải trí của học sinh như đi đá bóng tròn, múa, hát, cắm trại, xem phim... tất cả đều là những khái niệm xa vời đối với trẻ em nông thôn ở Việt Nam. Đã bao nhiêu năm nay, "điệp khúc mùa hè" của các trẻ em này vẫn là bắt ốc, mò cua, chăn bò, giúp gia đình việc đồng áng và kiếm sống
Theo báo quốc nội, tính từ năm 1998 đến nay, thành phố Sài Gòn đã tiến hành giải tỏa nhiều khu cư dân để lấy đất xây dựng các công trình của hơn 700 dự án, làm ảnh hưởng đến hơn 102 ngàn 900 gia đình cư dân. Trong số này, có 17 ngàn 178 gia đình yêu cầu được bố trí tái định cư, nhưng thành phố mới bố trí được hơn 8 ngàn
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, nhiều công trình giao thông mới xây dựng ở thành phố Sài Gòn đã bị lún. Trong khi tiến hành tu sửa, ngành giao thông công chánh đã cho treo tấm bảng "đường lún" hay "đường chờ lún" để báo động cho xe cộ qua lại giảm tốc độ. Hiện trạng này không chỉ xảy ra ở TP.SG, mà hiện nay cả VN
Có cặp vợ chồng lấy nhau đã gần mười năm mà không sinh được mụn con nào. Thế là họ cất công vào tận Sài Gòn, tìm một người phụ nữ khỏe mạnh để "thuê" bà ta sinh cho đứa con. Sau cái đêm định mệnh ấy, người đàn bà đẻ thuê có mang. Suốt quá trình mang thai, bà ta được cặp vợ chồng hiếm muộn chăm sóc 24/24 giờ đề phòng bà
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.